Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ theo bộ sách Kết nối tri thức

Theo tinh thần của Nghị Quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đó là “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”.
Trong các môn học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,...
Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Đặc biệt qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, phát huy các năng lực vốn có và hình thành phát triển các năng lực mới. Hơn thế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) đưa học sinh đến những miền tri thức mới mà ở đó học sinh là chủ thể của các kiến thức, học sinh không chỉ hiểu mà còn biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống bằng chính các năng lực của bản thân và năng lực tập thể, năng lực nhóm khi các em có điều kiện hợp tác với nhau. Thế giới thật rộng lớn và ngày càng đa dạng. Nhưng nếu người học chỉ đọc, nghe và nói thì mới chỉ đang nhìn ngắm thế giới mà chưa phải là một phần của thế giới. Trải nghiệm bằng nhiều giác quan, ở nhiều góc độ, bằng cách hóa thân, bằng cách sống thử trong các phần khác nhau của thế giới dù chỉ là trong không gian tạo dựng thì vẫn mang lại cho người học những cảm xúc thực và lắng đọng. Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Với diện tích vùng lõi rộng gần 95.000 ha và vùng đệm rộng 86.000 ha. Nơi đây có hơn 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật sinh sống. Trong đó có những loài đặc trưng như Chào Vao, Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Vượn má vàng, Voọc xám, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài, hổ Đông Dương…Vườn quốc gia Pù Mát còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như thác Khe Kèm; đập Phà Lài; khu hành chính, cứu hộ cứu nạn động vật hoang dã.
Trường THPT Mường Quạ đứng chân trên địa bàn xã Môn Sơn và tuyển sinh học sinh của hai xã Môn Sơn và Lục Dạ. Đây là hai xã thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát. Việc giáo dục học sinh nhà trường cùng với các cơ quan chức năng cùng nhau bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi đây có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái của rừng. Vì lí do đó, nhóm chúng tôi đưa ra sáng kiến: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ
pdf 59 trang Thanh Ngân 13/11/2024 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ theo bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ theo bộ sách Kết nối tri thức

Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ theo bộ sách Kết nối tri thức
 MỤC LỤC 
 Trang 
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lí do chọn đề tài 1 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 
4. Tính mới và ưu điểm nổi bật của đề tài 2 
5. Đóng góp của đề tài 2 
PHẦN 2: NỘI DUNG 2 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ 2 
CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH 
1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát 2 
triển phẩm chất, năng lực 
1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm 2 
1.1.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm 5 
1.1.3. Vai trò của giáo viên trong dạy học hoạt động trải nghiệm 5 
1.1.4. Hệ thống các phẩm chất và năng lực có thể phát triển cho học 6 
sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm 
1.1.5. Một số hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm 6 
trong dạy học ở nhà trường phổ thông 
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 8 
1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí và năng lực hoạt động của học sinh THPT 8 
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở một 9 
số trường THPT tỉnh Nghệ An 
1.2.3. Thực trạng vấn đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương 10 
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG 12 
TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “BẢO TỒN CẢNH 
QUAN THIÊN NHIÊN” GẮN VỚI VƯỜN 
2.1. Nguyên tắc của thiết kế hoạt động trải nghiệm 12 
2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trảinghiệm. 13 
 1 
 BẢNG VIẾT TẮT, KÝ HIỆU 
 Nội dung Viết tắt 
Hoạt động trải nghiệm HĐTN 
Trải nghiệm TN 
Trung học phổ thông THPT 
Học sinh HS 
Năng lực NL 
Kĩ năng KN 
Giáo dục trải nghiệm GDTN 
Đánh giá ĐG 
Giáo viên GV 
Hoạt động HĐ 
Vườn quốc gia VQG 
Đa dạng sinh học ĐDSH 
Bộ đội biên phòng BĐBP 
Kinh tế - xã hội KT - XH 
Môi trường MT 
 3 
trực tiếp đến hệ sinh thái của rừng. Vì lí do đó, nhóm chúng tôi đưa ra sáng kiến: 
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Bảo tồn cảnh quan thiên 
nhiên” gắn với thực tiễn rừng quốc gia Pù Mát nhằm phát triển phẩm chất và 
năng lực học sinh trường THPT Mường Quạ 
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
 Tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn giáo dục học sinh từ nhận 
thức đến hành vi trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của rừng quốc gia Pù 
mát, qua đó tuyên truyền đến người thân, dân bản của vùng đệm thuộc hai xã Môn 
Sơn và Lục Dạ cùng nhau góp sức bảo vệ tài nguyên rừng, nói không với các sản 
phẩm từ động vật hoang dã. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh 
 - Phạm vi nghiên cứu: 
 + Nội dung: Nghiên cứu tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh 
lớp 10 Trường THPT Mường Quạ 
 + Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 - tháng 5 năm 2023. 
 4. Tính mới và ưu điểm nổi bật của đề tài 
 Đề tài vừa thể hiện được việc sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học 
của giáo viên, phù hợp với cách tiếp cận nội dung chương trình giáo dục phổ thông 
2018. Đặc biệt đề tài hướng đến sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông 
qua các hoạt động thực tế (Trải nghiệm). 
 5. Đóng góp của đề tài 
 Bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ tài nguyên rừng quốc gia Pù mát nói riêng 
hiện nay đang là vấn đề cần sự vào cuộc của tất cả mọi người dân, nhất là nhân dân 
thuộc vùng đệm. Đề tài nhằm giáo dục đến nhận thức của học sinh về vai trò, tầm 
quan trọng của rừng quốc gia Pù mát, từ đó sẽ có sự tuyên truyền sâu rộng trong 
khắp các bản làng để cùng nhau bảo vệ rừng và bảo tồn cảnh quan rừng Pù mát, qua 
đó phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng góp phát triển kinh tế, 
nâng cao chất lượng cuộc sống. 
 PHẦN 2: NỘI DUNG 
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH 
 1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển 
phẩm chất, năng lực 
 1.1.1. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm 
 a) Khái niệm hoạt động trải nghiệm 
 2 
sử dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề, ra quyết định. Vận dụng chu trình của Kolb, 
có thể thiết kế hoạt động học tập cho học sinh trải qua 4 giai đoạn trải nghiệm. Việc 
bắt đầu từ giai đoạn nào cho phù hợp và có hiệu quả sẽ tùy vào nội dung đặc điểm 
của người học (phong cách học) hoặc mục tiêu dạy học. 
 c) Đặc điểm hoạt động trải nghiệm 
 - Nội dung hoạt HĐTN mang tính tích hợp và phân hóa cao. 
 - Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. 
 - HĐTN được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. 
 - HĐTN đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài 
nhà trường. 
 - HĐTN giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không 
thực hiện được. 
 d) Đánh giá HĐTN 
 - Khái niệm đánh giá (ĐG) trong HĐTN là ĐG năng lực của HS trong quá trình 
tham gia HĐTN do GV tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và năng lực của 
HS. ĐG trong HĐTN phải kết hợp các hình thức ĐG khác nhau, ĐG tại nhiều thời 
điểm khác nhau và được kết hợp giữa ĐG của GV và ĐG của HS. 
 - Nội dung đánh giá Đánh giá HĐTN đòi hỏi đánh giá các thành phần: năng 
lực, kiến thức, kĩ năng. Các thành phần này có mối quan hệ với nhau, phụ thuộc vào 
nhau, nên rất khó đánh giá một cách riêng rẽ. Mặc khác, HS thường có xu hướng 
đánh giá kết quả của mình cao hơn với kết quả của các nhóm khác nên bên cạnh 
bảng kiểm đánh giá (sử dụng cho đánh giá GV và HS), cần sử dụng phiếu quan sát 
(sử dụng cho đánh giá của GV). 
 Bảng 1.1.Bộ công cụ đánh giá HĐTN 
 Bộ công cụ Chức năng 
 Bảng kiểm Ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến HĐ học tập của HS trong quá 
 quan sát trình tham gia HĐTN, nhằm mô tả, phân tích, nhận định và đánh giá 
 về sự tương tác HS-HS, HS-GV. Quan sát được thực hiện thông qua 
 bảng kiểm/phiếu quan sát và được sử dụng trong các tình huống học 
 tập liên quan đến HS như: làm việc nhóm, điều tra phỏng vấn, trình 
 bày vấn đề,... 
 Sổ theo dõi Là một hình thức của hồ sơ học tập. Nó là bằng chứng cho kết quả 
 HĐ của từng cá nhân trong nhóm. Sổ theo dõi được sử dụng trong 
 tất cả các giai đoạn của HĐTN. 
 Bảng kiểm Là một công cụ căn cứ liệt kê danh sách các tiêu chí đánh giá một 
 đánh giá sản phẩm của HĐTN . 
 4 
 1.1.4. Hệ thống các phẩm chất và năng lực có thể phát triển cho học sinh 
qua tổ chức hoạt động trải nghiệm 
 - Phẩm chất 
 + Yêu quê hương, đất nước: Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp, 
người thân trong gia đình, vận động người dân người dân nâng cao ý thức bảo vệ 
rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 
 + Nhân ái: Cảm thông, chia sẻ với những người lao động vất vả;Chia sẻ công 
việc gia đình với bố mẹ, giúp đỡ người thân và những người xung quanh. 
 + Trách nhiệm: Giáo dục ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ cảnh quan thiên 
nhiên, nhắc nhở mọi người sống thân thiện với thiên nhiên. 
 - Năng lực: 
 + Năng lực tự chủ và tự học: Tự đọc sách giáo khoa, đọc tài liệu và thu thập 
thông tin về hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của tổ chức cá nhân và 
các hoạt động tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; Xây dựng và thực hiện kế 
hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên 
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ 
trong nhóm. Phát triển năng lực giao tiếp thông qua thực hiện các nhiệm vụ tuyên 
truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên 
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế nội dung, bảng biểu đề trình 
bày về nội dung được phân công và Poster tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh 
quan thiên nhiên. 
 + Năng lực Tin học: Xây dựng kế hoạch và trình bày các nội dung tuyên truyền 
bằng powerpoint, thiết kế video và khai thác các thông tin qua mạng internet. 
 + Năng lực thẩm mỹ: Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nói chung và của rừng 
quốc gia Pù mát nói riêng. 
 1.1.5. Một số hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong 
dạy học ở nhà trường phổ thông 
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều khác nhau như hoạt 
động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, 
các hội thi, các hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt 
động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa như: Kịch, thơ, 
hát, múa rối, tiểu phẩm, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội Sau đây là một số 
hình thức tổ chức có điều kiện triển khai và phù hợp với dạy học: 
 Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức 
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi". 
Trò chơi còn là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều 
bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học 
sinh nói riêng. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của 
 6 
có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi tiểu phẩm, 
thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô 
chữ, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, 
hội thi học sinh thanh lịch... có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Chính vì 
vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà 
trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN. 
 Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành kĩ năng ứng xử, bày tỏ thái 
độ trong những tình huống tạo dựng, giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý 
nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà HS hoặc 
GV tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ 
sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan 
sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà 
là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó. Mục đích của phương pháp 
trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu 
cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải 
thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì 
chẳng có gì để thảo luận. Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát 
triển các KN giao tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành 
những KN ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành 
trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi 
thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó về 
mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt hơn 
vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép HS 
thích ứng với cuộc sống tốt hơn. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
 1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí và năng lực hoạt động của học sinh THPT 
 Lứa tuổi này, các em đạt đến mức trưởng thành về cơ thể. Còn về tâm lí, các 
em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn 
cứ một cách độc lập. Các em có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, 
biết đánh giá nhân cách của mình. 
 Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhất là sau những năm dịch covid 19, khi 
các giá trị xã hội có nhiều biến động, không ít thanh niên chưa xác định được ý 
nghĩa của cuộc sống, chưa xác định được mục tiêu cho tương lai dẫn đến sao nhãng 
việc học, chạy theo và đua đòi về vật chất. Không có hứng thú học tập, không quan 
tâm tham gia các hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn dẫn đến thiếu các kỹ năng 
trong cuộc sống. Qua khảo sát 162 em học sinh lớp 10 trường THPT Mường Quạ 
(Phiếu khảo sát số 1 ở phụ lục 1) trong đó 10A: 40 em, 10B: 40 em, 10C 39 em, 
10D: 43 em và thu được kết quả như sau: 
Bảng 1. Kết qủa điều tra hứng thú học tập của học sinh 
 8 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_va_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_chu_de_bao_ton_can.pdf