Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11- Công nghệ 10 (thiết kế và công nghệ) theo bộ sách KNTT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
Năm học 2022-2023 tại trường THPT nơi chúng tôi công tác, có hai lớp lựa chọn học môn công nghệ 10 - thiết kế và công nghệ. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện dạy và học chương trình 2018 ở khối 10 cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống từ đó phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Trong chương trình bộ môn, phần vẽ kĩ thuật được đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn cao nhưng người học lại cảm thấy khó tiếp thu, kiến thức vừa cụ thể với những con số chỉ kích thước, vừa mang tính trừu tượng với các hình vẽ, yêu cầu người học phải có kiến thức về hình học không gian, có năng lực giải quyết vấn đề, khi gặp phải vướng mắc không ỷ lại người khác mà phải bền bỉ tìm cách để tháo gở vướng mắc. Vì vậy chúng tôi luôn trăn trở phải làm sao để học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích môn học này và truyền cảm hứng tới các giáo viên dạy môn Công nghệ. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, giáo viên đã mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học STEM vào một số bài học/chủ đề và nhận thấy có sự chuyển biến tích cực trong thái độ, ý thức học tập cũng như phát huy, phát triển được các năng lực và phẩm chất của học sinh. Đây chính là động lực thôi thúc chúng tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11-công nghệ 10 ( thiết kế và công nghệ ) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, để làm đề tài nghiên cứu.
Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11-công nghệ 10 ( thiết kế và công nghệ ) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, để làm đề tài nghiên cứu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11- Công nghệ 10 (thiết kế và công nghệ) theo bộ sách KNTT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11- Công nghệ 10 (thiết kế và công nghệ) theo bộ sách KNTT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO” CỦA BÀI 11 - CÔNG NGHỆ 10 (THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Phương pháp dạy học công nghệ 10 thiết kế và công nghệ Đồng tác giả: Nguyễn Văn Trì – Trường THPT Diễn Châu 4 Đặng Trọng Hảo – Trường THPT Diễn Châu 4 NĂM HỌC: 2022 - 2023 0 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 2 6. Đóng góp mới của đềtài....................................................................... 3 7. Kế hoạch thựchiện ............................................................................................ 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................. 4 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học Stem trong dạy học môn công nghệ ở trường THPT ................... 4 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................. 4 1.1. Tổng quan về giáodục ....................................................................... 4 1.1.1.Khái niệm giáo dục STEM.............................................................. 4 1.1.2. Vai trò của dạy học STEM............................................................. 5 1.1.3.Các hình thức tổ chức giáo dụcSTEM............................................ 5 1.1.4. Tầm quan trọng của phương pháp dạy học STEM đối với môn công nghệ................................................................................................. 6 1.2. Tổng quan về năng lực giải quyết vấn đề vàtạo sáng ......................... 7 1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề và tạosáng ........................................... 7 1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề vàtạo sáng ........................ 8 1.2.3. Một số biện pháp phát triển NL GQVĐ và ST trong bộ môn công nghệ................................................................................................. 8 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................ 9 2.1. Thực trạng việc giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở trường trênTHPT địa bàn......................................... 9 2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng mô hình STEM vào dạy học nhằm phát triển NL GQVĐ và ST.............................................. 13 3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................... 14 Chương 2. Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11-công nghệ 10(thiết kế và công nghệ) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 15 2.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học STEM trong môn công nghệ.... 15 2.2. Tiêu chí xây dựng chủ đề STEM...................................................... 15 2.3. Quy trình thiết kế chủ đề STEM dạy học STEM trong môn công nghệ ......................................................................................................... 17 2.4. Ví dụ minh họa................................................................................. 19 2.5. Giáo án thực nghiệm......................................................................... 26 2.6. khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi củacác giải pháp đề xuất 37 2.6.1. Mục đích khảo sát 38 2.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 38 ii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khoa học và công nghệ tác ộđ ng tích cực tới tất các các lĩnh vực của đất nước kể cả nền giáo dục. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, học sinh phải thay đổi cách học, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Trong dạy học, môn Công Nghệ được đánh giá là môn học thiết thực, giúp học sinh hình thành những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng, thiết kế, kiểm tra và đánh giá được các sản phẩm công nghệ xung quanh mình. Đây là nền tảng ban đầu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho các ngành nghề trong cuộc cách mạng công nghệ số. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách vàờ đ i sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Để thực hiện tốt được các mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng sáng tạo và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực vào từng bài dạy, chủ đề bài học cụ thể mới mang lại hiệu quả cao đápứ ng yêu cầu đổi mới về cách tiếp cận trong dạy học. Phương pháp dạy học STEM đã đápứ ng được yêu cầu đổi mới đó, hiện nay phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Mới đây nhất, thực hiện công văn số 6389/BGDĐT – GDTrH ngày 05/12/2022 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về hỗ trợ tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THPT tổ chức hoạt động giáo dục STEM, hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 STEM là phương thức giáo dục trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thường được ứng dụng với các bộ môn thuộc khối khoa học tự nhiên, trong đó có môn công nghệ. Đây là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy giáo dục STEM khi môn học này thể hiện được hai lĩnh vực (công nghệ, kĩ thuật) trong bốn lĩnh vực thuộc STEM. Năm học 2022-2023 tại trường THPT nơi chúng tôi công tác, có hai lớp lựa chọn học môn công nghệ 10 - thiết kế và công nghệ. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện dạy và học chương trình 2018 ở khối 10 cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và ờđ i sống từ đó phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Trong chương trình bộ môn, phần vẽ kĩ thuật được đánh giá có tínhứ ng dụng thực tiễn cao nhưng người học lại cảm thấy khó tiếp thu, kiến thức vừa cụ thể với những con số chỉ kích thước, vừa mang tính trừu tượng với các hình vẽ, yêu cầu người học phải có kiến thức về hình học không gian, có năng lực giải quyết vấn đề, khi gặp phải vướng mắc không ỷ lại người khác mà phải bền bỉ tìm cách để tháo gở vướng 1 - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó khẳng định hiệu quả của việc áp dụng đề tài. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. - Triển khai và vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Phương pháp hoạt động nhóm; Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; Kĩ thuật phòng tranh; Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật KWL kết hợp với kĩ thuật phân tích phim;... - Sáng kiến góp phần hệ thống hóa, xây dựng được quy trình thiết kế chủ đề dạy học “Hình chiếu trục đo” theo định hướng giáo dục Stem góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng vận dụng giáo dục Stem vào dạy học. - Thông qua việc thực hiện đề tài này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các chủ đề khác theo định hướng giáo dục Stem đối với bộ môn công nghệ 10 - thiết kế và công nghệ. - Xây dựng được các công cụ rèn luyện, đánh giá năng lực học sinh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh - Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá Stem tạo cho người học một phong cách học tập mới, người học đóng vai trò là nhà sáng chế. 7. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN. TT Thời gian Nội dung công việc 1 Tháng - Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài,viết đề cương nghiên cứu 8/2022 Tháng 9/2022 - Nghiên cứu phần lí luận của đề tài bao gồm: vai trò, hình thức tổ chức dạy học stem 2 - Khảo sát thựctrạng dạy học stem đối với bộ môn, tổng hợp số liệu. -Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng kiến kinh nghiệm Tháng - Viết sơ lược sáng kiến 3 10;11 /2022 - Xin ý kiếncủa đồng nghiệp Tháng - Tiến hành thực nghiệm 4 12/2022; - Hoàn thành sáng kiến 1/2023 Tháng -Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp 5 2;3/2023 trường 3 vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Những kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày. 1.1.2. Vai trò của dạy học STEM. Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là. - Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. - Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương. - Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 1.1.3. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM. Tuỳ thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt ba hình thức tổ chức giáo dục STEM, cụ thể như sau: - Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM. Đây là hình thức tổ chức GD STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này các bài học, hoạt động GD STEM được triển khai ngay trong quá trình DH các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức GD STEM này 5
File đính kèm:
- thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_stem_thong_qua_chu_de_hinh_chieu.pdf