SKKN Vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào dạy học Toán 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Trong “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI” của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế,...” và “Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.”
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành học sinh tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Hơn nữa, theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định thì một trong những mục tiêu cần đạt về môn Toán là hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán;… Giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống.
1.2. Xuất phát từ xu thế phát triển tất yếu của mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning)
Trong những thập kỷ qua, thế giới đã thay đổi bởi sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong giáo dục, điều đó đã đưa đến cơ hội cho sự phát triển và mở rộng của hình thức dạy học trực tuyến (E-learning). Sự phát triển của công nghệ là điều kiện thuận lợi để sử dụng lớp học trực tuyến, lớp học điện tử. Tuy nhiên khi tham gia các lớp học này, học sinh không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người dạy và người học với nhau. Khắc phục được những hạn chế đó thì mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) được hình thành. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) là phương pháp kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và E-learning. Bằng cách kết hợp các ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và E-learning, các phương pháp dạy học kết hợp giúp nâng cao hiệu suất phòng học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nâng cao năng lực tự học của học sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra các lý do để áp dụng mô hình dạy học kết hợp là: Tính phong phú của sư phạm; Tiếp cận với sự hiểu biết; Sự tương tác xã hội; Hướng tới cá nhân; Chi phí hiệu quả; Dễ dàng sửa đổi. Như vậy mô hình dạy học kết hợp cũng đã và đang là một xu hướng mới của giáo dục trên toàn thế giới.
1.3. Xuất phát từ nghiên cứu chương trình và thực tế giảng dạy môn Toán 10 kết nối tri thức với cuộc sống
Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy môn Toán 10 (theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), chúng tôi thấy rằng kiến thức môn Toán 10 rất đa dạng và phong phú với nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Nội dung thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Đối với 1 tiết học thì nội dung, kiến thức quá khó, quá dài, trong 1 tiết khó có thể dạy hết để các em nắm toàn bộ kiến thức của tiết đó. Vì vậy, học sinh phải thay đổi cách học và giáo viên phải thay đổi cách dạy. Học sinh phải tự học, tự nghiên cứu, tự đào sâu và tự tìm tòi kiến thức ở nhà trên nền tảng công nghệ số mà giáo viên cung cấp để có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả học tập. Do đó, bước đầu sử dụng mô hình dạy học kết hợp sẽ thuận lợi hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài sáng kiến: “Vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào dạy học Toán 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên”
pdf 67 trang Thanh Ngân 13/11/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào dạy học Toán 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào dạy học Toán 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

SKKN Vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào dạy học Toán 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
 MỤC LỤC 
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 
 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 
 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 
 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 
 5. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 3 
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4 
 1.1. Hình thức tổ chức dạy học ............................................................................ 4 
 1.1.1 Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học ................................................... 4 
 1.1.2. Phân loại hình thức tổ chức dạy học ......................................................... 4 
 1.1.3. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học .......................................................... 4 
 1.1.4. Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông
 ............................................................................................................................. 5 
 1.2. Cơ sở lý luận của dạy học kết hợp ................................................................ 6 
 1.2.1. Khái niệm về dạy học kết hợp ................................................................ 6 
 1.2.2. Đặc điểm của dạy học kết hợp ............................................................... 6 
 1.2.3. Các cấp độ của mô hình dạy học kết hợp ............................................... 6 
 1.2.4. Các mô hình dạy học kết hợp ................................................................. 7 
 1.2.5. Các mức độ sử dụng mô hình dạy học kết hợp ...................................... 8 
 1.2.6. Các phương án tổ chức dạy học kết hợp ................................................ 8 
 1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học kết hợp ........................................... 9 
 1.2.8. Các công cụ hỗ trợ dạy học theo mô hình dạy học kết hợp ................. 10 
 1.2.9. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học kết hợp ..................................... 10 
 1.3. Năng lực tự học trực tuyến ......................................................................... 11 
 1.3.1. Khái niệm về năng lực.......................................................................... 11 
 1.3.2. Khái niệm tự học .................................................................................. 11 
 1.3.3. Khái niệm năng lực tự học ................................................................... 11 
 1.3.4. Khái niệm và cấu trúc năng lực tự học trực tuyến ............................... 11 
 1.4. Thực trạng việc sử dụng dạy học kết hợp trong dạy học Toán THPT để 
 nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến 
 cho học sinh .......................................................................................................... 13 
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 42 
 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 42 
 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................................. 42 
 3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 42 
 3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................................... 43 
 3.5. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 43 
 3.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................. 43 
 3.6. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 44 
 3.6.1. Kết quả định lượng ................................................................................. 44 
 3.6.2. Phân tích định tính .................................................................................. 47 
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 48 
 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 48 
 3.2. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 48 
 3.3. Phạm vi áp dụng ............................................................................................ 49 
 3.4. Kiến nghị ....................................................................................................... 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài 
 1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện 
 nay 
 Trong “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI” của Đảng Cộng sản 
Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, 
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, 
dân chủ hóa, hội nhập quốc tế,...” và “Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt 
là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi 
mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý 
giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người 
học.” 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng theo định hướng 
phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện 
giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành học sinh tích cực, 
tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và 
kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Hơn nữa, theo 
thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định thì một trong những mục tiêu cần đạt về 
môn Toán là hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi 
sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực 
giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, 
phương tiện học toán; Giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng các phương 
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, 
phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử 
dụng các phương tiện truyền thống. 
 1.2. Xuất phát từ xu thế phát triển tất yếu của mô hình dạy học kết hợp (Blended 
Learning) 
 Trong những thập kỷ qua, thế giới đã thay đổi bởi sự phát triển mạnh mẽ của 
Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh giúp mọi 
người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. 
Trong giáo dục, điều đó đã đưa đến cơ hội cho sự phát triển và mở rộng của hình 
thức dạy học trực tuyến (E-learning). Sự phát triển của công nghệ là điều kiện thuận 
lợi để sử dụng lớp học trực tuyến, lớp học điện tử. Tuy nhiên khi tham gia các lớp 
học này, học sinh không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người dạy và người học với 
nhau. Khắc phục được những hạn chế đó thì mô hình dạy học kết hợp (Blended 
learning) được hình thành. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) là phương 
pháp kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và E-learning. Bằng cách kết hợp các ưu 
điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và E-learning, các phương pháp dạy 
học kết hợp giúp nâng cao hiệu suất phòng học, ứng dụng công nghệ thông tin trong 
 1 
- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mô hình dạy học kết hợp để vận dụng 
vào giảng dạy môn Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống. 
- Nghiên cứu và phân tích cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 10 
(theo bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 
dạy học theo mô hình dạy học kết hợp. 
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Thực trạng hiểu biết về mô hình dạy học kết hợp của GV ở trường THPT. 
- Thực trạng sử dụng mô hình dạy học kết hợp ở trường THPT để nâng cao chất 
lượng dạy học và góp phần phát triển năng lực tự học trực tuyến. 
4.3. Phương pháp điều tra - quan sát 
- Điều tra về thực trạng giảng dạy và học tập môn Toán 10 (theo bộ sách kết nối tri 
thức với cuộc sống) 
- Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, thăm dò ý kiến của học sinh 
về các phương pháp mà thầy cô đã sử dụng để dạy học. 
- Khảo sát điều tra về thực trạng dạy học và hiểu biết về mô hình dạy học kết hợp 
trên đối tượng GV và HS. 
- Khảo sát năng lực tự học trực tuyến của HS trước và sau thực nghiệm. 
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của quy trình xây dựng và sử dụng mô 
hình DHKH trong dạy học môn Toán 10 (kết nối tri thức với cuộc sống). 
- Lớp TN: là lớp được tiến hành giảng dạy theo mô hình dạy học kết hợp. 
- Lớp ĐC: là lớp được tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống. 
5. Những đóng góp của đề tài 
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học kết hợp. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học 
kết hợp ở trường phổ thông. 
- Đề xuất các nguyên tắc xây dựng và sử dụng mô hình dạy học kết hợp để nâng cao 
chất lượng dạy học và góp phần phát triển NLTHTT cho HS 
- Đề xuất xây dựng quy trình dạy học trong dạy học Toán 10 dựa theo mô hình dạy 
học kết hợp 
- Thiết kế tiến trình dạy học trong dạy học Toán 10 dựa theo mô hình dạy học kết 
hợp để nâng cao chất lượng dạy học và phát triển NLTHTT cho học sinh THPT. 
- Thiết kế được thang đo và xây dựng công cụ đánh giá NLTHTT cho học sinh 
THPT.. 
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Toán học ở trường trung học phổ thông. 
 3 
Đó là HTTCDH trực tuyến (E – learning). Nó không chỉ là phương tiện hỗ trợ quá 
trình dạy học mà còn thay đổi cả HTTCDH truyền thống, một HTTCDH phổ biến 
từ trước đến nay. 
 Có thể thấy, HTTCDH trực tuyến có rất nhiều các ưu điểm nổi bật so với 
HTTCDH truyền thống. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số hạn chế như: Đòi hỏi 
người học phải biết tự định hướng và lập kế hoạch học tập, có khả năng làm việc 
độc lập với ý thức tự giác cao độ; hạn chế trong việc đưa ra nội dung quá đối tượng, 
phức tạp; hạn chế về kĩ năng công nghệ của người học sẽ giảm đáng kể hiệu quả, 
chất lượng dạy học;  
Như vậy, HTTCDH trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn HTTCDH truyền thống. 
Từ những nhận định trên có một HTTCDH mới ra đời đó là hình thức tổ chức dạy 
học kết hợp, tức là kết hợp giữa dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến gọi là 
Blended - Learning. HTTCDH kết hợp không chỉ phát huy được ưu điểm của cả hai 
HTTCDH truyền thống và trực tuyến, mà sự kết hợp hữu cơ đó còn làm xuất hiện 
thêm những đặc điểm nổi trội mà hai HTTCDH đó không có được, như vậy 
HTTCDH kết hợp đang và sẽ là xu thế tất yếu cần được nghiên cứu và phát triển 
nhằm tối ưu hóa quá trình học tập của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. 
1.1.4. Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông 
 Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất 
lượng học tập cho HS, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ 
không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, HS được khuyến 
khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học 
tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 
 Để tìm hiểu về việc tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và 
truyền thông, chúng tôi thực hiện cuộc điều tra khảo sát về hệ thống cơ sở vật chất 
tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên như sau: 
 Bảng 1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trường THPT Nguyễn Trường Tộ 
 - Hưng Nguyên 
 Số Hiện Mức độ sử 
 STT Tên thiết bị 
 lượng trạng dụng 
 1 Phòng học có máy chiếu (Ti vi) 21 Tốt Thường xuyên 
 2 Phòng máy tính 02 Tốt Thường xuyên 
 3 Máy tính bàn kết nối internet 45 Tốt Thường xuyên 
 4 Máy chiếu, ti vi 22 Tốt Thường xuyên 
 5 Bộ phát sóng wifi 03 Tốt Thường xuyên 
 5 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_mo_hinh_day_hoc_ket_hop_vao_day_hoc_toan_10_ke.pdf