SKKN Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ (Địa lý 10 – KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Mặc dù các trường phổ thông đã thực hiện định hướng nghề nghiệp thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh không xác định được mục tiêu trong quá trình học tập. Thậm chí học lớp 12 các em còn loay hoay trước sự lựa chọn quan trọng, mang tính quyết định cho tương lai đó là đi làm hay học tiếp; Nếu đi học tiếp thì học gì? Nếu đi làm thì làm gì? Do đó các em học sinh rất cần đến định hướng nghề nghiệp(ĐHNN) để giúp các em trả lời câu hỏi này. GDHN là một trong những hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông Việt Nam. GDHN giúp học sinh hiểu vê bản thân, hiểu về thế giới nghề nghiệp, hiểu về nhu cầu lao động của địa phương và đất nước.Qua đó, giúp học sinh có những quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với gia đình và với sự phát triển của xã hội. Đứng trước thực trang đó, tôi đã sử dụng môn mình giảng dạy là môn Địa Lý để vừa hình thành năng lực số vừa định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Trong chương trình lớp 10, tôi lựa chọn phần kiến thức thuộc lĩnh vực ngành kinh tế dịch vụ làm đề tài nghiên cứu của mình. Vì Địa lý ngành dịch vụ tạo điều kiện cho các em tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, địa bàn sinh sống của học sinh của trường THPT Nghi Lộc3 có ở huyện Nghi Lộc, một số thì sống ở cửa Lò và TP Vinh nên rất thuận lợi cho HS đi trải nghiệm thực tế tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và các nhân tố hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Thông qua hoạt động trải nghiệm đó một mặt tôi hoàn thành kiến thưc, năng lực và phẩm chất của nội dung bài học mà sách giáo khoa yêu cầu, mặt khác tôi tích hợp giáo dục hướng nghiệp và hình thành năng lực số cho học sinh. Với cách làm này đã gây được sự hứng thú trong học tập, phát huy được khả năng tự học, sự sáng tạo và niềm đam mê khi học môn Địa Lý. Để có thể chia sẻ cùng quý thầy cô và các đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, tôi xin được trình bày đề tài: “Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ( địa lý 10 – KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ (Địa lý 10 – KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng dạy học trải nghiệm qua bài cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ (Địa lý 10 – KNTT) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA BÀI CƠ CẤU, VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ( ĐỊA LÝ 10 – KNTT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Địa Lí Tác giả: Hoàng Thị Xinh Đơn vị: THPT Nghi Lộc3 Số ĐT: 0912 13 14 35 Năm học: 2022- 2023 sinh 1. Tìm kiếm và hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu 14 2. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động học 14 3. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng công nghệ số 16 III. Những nguyên tắc dạy học trải nghiệm và phương pháp tích hợp 16 định hướng nghề nghiệp vào môn Địa Lý. 1. Nguyên tắc dạy học trải nghiệm 16 2. Phương pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh 16 IV. Các bước xây dựng kế hoạch tích hợp định hướng nghiệp vào bài cơ 17 câu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ Chương III. Thực nghiệm, khả năng ứng dụng và hướng phát triển 21 đề tài. I. Giáo án thực nghiệm: Vận dụng dạy học trải nghiệm trong bài cơ 21 câu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ( địa lý 10 – kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh II. Kiểm tra thực nghiệm đề tài. 29 1. Hoạt động kiểm tra. 29 2. Kết quả kiểm tra 37 III. Khả năng ứng dụng và hướng phát triển của đề tài. 39 1. Khả năng ứng dụng của đề tài. 39 2. Hướng phát triển của đề tài. 40 Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận khoa học. 41 2. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm. 41 3. Một số đề xuất 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LUC 44 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ- TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Do vậy,việc phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi cho học sinh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục và chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia là việc làm cần thiết. Vì vậy, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy – học. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Thông tư 31/TT hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP, mục 2 thông tư quy định các hình thức GDHN trong nhà trường phổ thông: “ Hướng nghiệp qua các môn học, hướng nghiệp qua các hoạt động lao động sản xuất, hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề, hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa”. Đứng trước chủ trương đó thì sở GD& ĐT tỉnh Nghệ An, tỉnh đoàn Nghệ An đã phối hợp với các trường đại học và tổng cục hướng nghiệp đã thực hiện “ chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp” thực hiện vào ngày 18/02/ 2023; cục hướng nghiệp tổ trực tuyến( đường linh: https://us06web.zoom.us/j/7976608753 - ngày 25/02/2023) với chủ đề “ khám phá bản thân”. Mặc dù các trường phổ thông đã thực hiện định hướng nghề nghiệp thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh không xác định được mục tiêu trong quá trình học tập. Thậm chí học lớp 12 các em còn loay hoay trước sự lựa chọn quan trọng, mang tính quyết định cho tương lai đó là đi làm hay học tiếp; Nếu đi học tiếp thì học gì? Nếu đi làm thì làm gì? Do đó các em học sinh rất cần đến định hướng nghề nghiệp(ĐHNN) để giúp các em trả lời câu hỏi này. GDHN là một trong những hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông Việt Nam. GDHN giúp học sinh hiểu vê bản thân, hiểu về thế giới nghề nghiệp, hiểu về nhu cầu lao động của địa phương và đất nước.Qua đó, giúp học sinh có những quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với gia đình và với sự phát triển của xã hội. Đứng trước thực trang đó, tôi đã sử dụng môn mình giảng dạy là môn Địa Lý để vừa hình thành năng lực số vừa định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Trong chương trình lớp 10, tôi lựa chọn phần kiến thức thuộc lĩnh vực ngành kinh tế dịch vụ làm đề tài nghiên cứu của mình. Vì Địa lý ngành dịch vụ tạo điều kiện cho các 1 Tạo hứng khởi trong quá trình học tập nên tôi đã lồng ghép kiến thức giáo dục hướng nghiệp và hình thành năng lực số vào trong từng nội dung mà học sinh tìm hiểu qua thực tế . Tôi mong muốn nhân rộng phương pháp dạy học này đến tất cả các môn học để trang bị cho học sinh đầy đủ những kiến thức hướng nghiệp như một môn học văn hóa trong chương trình phổ thông. 2. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài này trong chương trình lớp 10, chỉ áp dụng thay cho bài cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ( bài 33) ở chương trình cơ bản( sgk kết nối tri thức). Tôi thực hiện áp dụng đề tài ở một số lớp: 10C, 10C1, 10D, 10D2 năm học 2022 – 2023 Trường THPT Nghi Lộc3 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài này tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp giáo dục chung. - Tích cực hóa các hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự học. - Tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học lý thuyết với thực tiễn địa phương; vận dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương từ đó phát triển nhận thức, năng lực đặc thù và năng lực chung. - Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới từ các hoạt động thực tiễn ở địa phương. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kỷ năng xử lý và trình bày thông tin địa lý. - Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu 3.2. Phương pháp quan sát. Quan sát trực tiếp sự hoạt động các ngành kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ ở địa phương mình sinh sống để hình thành kiến thức và năng lực mới dưới sự định hướng của giáo viên. 3.3. Phương pháp điều tra khảo sát. Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn GV và HS trong trường THPT để có kết luận chính xác về nội dung nghiên cứu. 3.4. Phương pháp thực nghiệm. Tôi thực hiện áp dụng đề tài ở một số lớp: 10C1, 10D2(TN) năm học 2022 – 2023, Dùng kết quả (học sinh nắm được kiến, phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết và kiến thức hướng nghiệp) so sánh với lớp 10C, 10D tôi dạy theo tuần tự SGK và không hình thành năng lực số cũng như không tích hợp phần giáo dục hướng nghiệp( ĐC). Ghi chép giờ dạy TN cùng với kết quả phân tích phiếu khảo sát ở lớp ĐC làm cơ sở để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 3.5. Phương pháp thống kê toán học. Để xử lí các số liệu đã thu thập được , định lượng các kết quả thực nghiệm và lớp đối chứng làm cơ sở để minh chứng cho tính hiệu quả của đề tài. 3 PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học trải nghiệm vào dạy học để hình thành năng lực số và định hướng nghề nghiệp cho học sinh I. Cơ sở lý luận viết SKKN 1. Mục tiêu của dạy học hiện nay Theo quan điểm dạy học hiện đại: Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức, kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó các em phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động( đặc biệt là năng lực số mà ngành giáo dục mới đề cập để đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới và xu thế chung của thời đại), ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích. Theo đó vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, còn học sinh có vai trò chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức mới. Để làm tốt được điều này thì khâu xác định phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học là rất quan trọng nhất. 2. Mục tiêu của giáo dục trải nghiệm, hướng định hướng nghề nghiệp và hình thành năng lực số Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai. Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong nhiệm vụ dạy và học là một trong những nhiệm vụ thực hiện hiệu quả các hương pháp và hình thức dạy học. Xây dựng kho học liệu điện tử; đẩy mạnh sử dụng các thiết bị, phần mềm hộ trợ, khai thác các kho học liệu điện tử để thiết kế và tổ chức các bài giảng; Xây dựng các bài học điện tử để giao cho học sinh thực hiện hoạt động phù hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung học sinh có thể tự làm. Từ đó hình thành và phát triển năng lực số trong quá trình dạy học – một trong những năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra trong mục tiêu hình thành và phát triển cho người học. 3.Khái niệm. 3.1. Khái niệm về năng lực số. Có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số, mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp với mục tiêu cụ thể, phổ biến là các khái niệm sau: 5 Theo UNESCO học trải nghiệm là quá trình khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy. 3.3. Khái niệm về định hướng nghề nghiệp. a, Hướng nghiệp là giúp con người định hướng đến một nghề hay một số nghề nhất định đảm bảo sự phù hợp giữa hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường, của cá nhân với yêu cầu nhân lực của các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. b, Định hướng nghề nghiệp là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội . II. Cơ sở thực tiễn viết SKKN 1.Vai trò của hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh. Hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh đã mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy. Công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy. Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Bởi số hóa đã mở ra hướng tiếp cận kiến thức mới cho cả giáo viên và học sinh khi kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên. Có năng lực số tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực số và các phẩm chất có liên quan. Nhờ NLS, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình, kích thích hứng thú học tập của HS, khuyến khích HS tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn. NLS hỗ trợ HS phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của HS. Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa, hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-Learning hay học theo phương 7
File đính kèm:
- skkn_van_dung_day_hoc_trai_nghiem_qua_bai_co_cau_vai_tro_dac.pdf