SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 (Kết nối tri thức) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 10 nói riêng và cấp trung học phổ thông (THPT) nói chung được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc. Với những yêu cầu mới này, ngành giáo dục, các nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường THPT xác định rõ trách nhiệm tích cực đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó, cơ bản nhất là thay đổi nhanh, có chất lượng về phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của các phương pháp cũng như các kỹ thuật dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với GV, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều GV sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ GV sử dụng mà quan trọng hơn là HS: HS là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; GV là người định hướng, tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Với mong muốn sử dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua đó phát triển năng lực cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục” để thực hiện.

docx 81 trang Thanh Ngân 08/01/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 (Kết nối tri thức) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 (Kết nối tri thức) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục

SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - Hóa học 10 (Kết nối tri thức) theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
 ----------  ---------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 VẬN DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC 
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - 
HÓA HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
 HỌC SINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
 LĨNH VỰC: HÓA HỌC
 Nhóm người thực hiện:
 Phạm Lâm Tùng - SĐT: 0941 545 115
 Trần Thị Vân - SĐT: 0972 083 218
 Nguyễn Thị Thắm - SĐT: 0965 274 286
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 4.2. Mức độ hiểu bài của học sinh...........................................................................44
4.3. Kết quả vận dụng năng lực số và kỹ năng số của học sinh ..............................45
4.4. Kết quả học tập của học sinh............................................................................45
V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ...................................................................................................46
5.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................46
5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát..................................................................46
5.3. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi .....................................................................47
5.4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề 
xuất..........................................................................................................................48
VI. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CỦA ĐỀ TÀI........................................................49
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................50
I. KẾT LUẬN..........................................................................................................50
II. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài 
 Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 10 nói riêng và 
cấp trung học phổ thông (THPT) nói chung được xây dựng theo định hướng phát 
triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học 
tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc. Với những yêu cầu mới này, ngành 
giáo dục, các nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường THPT xác định 
rõ trách nhiệm tích cực đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó, cơ bản nhất là thay 
đổi nhanh, có chất lượng về phương pháp dạy học.
 Đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là những yếu tố quan trọng 
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. 
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng 
cao hiệu quả của các phương pháp cũng như các kỹ thuật dạy học nhằm đáp ứng 
các yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng 
công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, 
đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng 
quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện 
tại là rất mới lạ đối với GV, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều 
GV sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ 
GV sử dụng mà quan trọng hơn là HS: HS là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp 
các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm 
số để thực hiện nhiệm vụ học tập; GV là người định hướng, tổ chức cho HS thực 
hiện nhiệm vụ học tập.
 Với mong muốn sử dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực, thông 
qua đó phát triển năng lực cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học 
ở trường trung học phổ thông và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì 
vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và 
tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng - hóa học 10 theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của 
ngành giáo dục” để thực hiện.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Làm rõ cơ sở lý luận về một số nội dung chính liên quan đến dạy học định 
hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
 - Điều tra thực trạng của GV bộ môn Hóa học trong đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
 - Thiết kế hoàn chỉnh KHBD chủ đề “Tốc độ phản ứng” – Hóa học 10 Sách “Kết 
nối tri thức với cuộc sống” theo hướng phát triển năng lực vận dụng công nghệ số.
 1 NỘI DUNG
 I - CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 1. Một số vấn đề chung về dạy học định hướng phát triển năng lực
 1.1. Khái niệm dạy học định hướng phát triển năng lực
 Dạy học định hướng phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối 
hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá 
trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế 
nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.
 Trong dạy học đinh hướng phát triển năng lực việc lựa chọn phương pháp dạy 
học và kỹ thuật dạy học là vô cùng quan trọng.
 1.2. Phương pháp dạy học (PPDH)
 Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô 
hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của GV và HS 
nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và 
điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho 
nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền 
thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số 
phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học 
nhóm, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp trò chơi, phương pháp dạy 
học dự án
 1.3. Kỹ thuật dạy học (KTDH)
 Là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình 
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các 
KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có 
thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ 
thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ 
thuật KWL. 
 1.4. Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học
 Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học nói chung bao gồm: 
tích hợp, trải nghiệm, phát huy tính tính cực, khai thác sử dụng thiết bị dạy 
học. Riêng đối với môn Hóa học, định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật 
dạy học, GV phải:
 - Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, bồi dưỡng 
năng lực tự chủ và tự học.
 3 a. Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh 
kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
 b. Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của HS làm việc với 
sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm 
lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt 
động 1.
 c. Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực 
hiện nhiệm vụ học tập mà HS cần viết ra, trình bày được.
 d. Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết 
quả thực hiện hoạt động của HS.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a. Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển 
các kĩ năng vận dụng kiến thức cho HS.
 b. Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực 
hành, thí nghiệm giao cho HS thực hiện.
 c. Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí 
nghiệm do HS thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
 d. Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho HS; hướng dẫn hỗ 
trợ HS thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
 a. Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của HS thông qua nhiệm 
vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài 
có nội dung phù hợp).
 b. Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu HS phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống 
trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải 
quyết.
 c. Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và 
giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
 d. Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp 
báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch 
giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của GV.
 IV. KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
 GV cần phải mô tả ngắn gọn kỹ năng chuyển đổi số cho HS thông qua mẫu 
bảng sau:
 5 tương lai của trẻ, cha mẹ là người có thể hạn chế được rủi ro của Internet và các 
hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, vì phương thức giáo dục chủ yếu là 
trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà”
 Nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số 
cho HS: Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để 
nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi 
cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia 
đình.
 Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng 
được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ giúp trao 
quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng xóa mù công nghệ số hiệu quả 
và các cơ chế an toàn, cũng như về khả năng hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy 
mạnh xóa mù công nghệ số.
 Môn Tin học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số 
cho HS: Khác với môn học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT-TT 
và Khoa học máy tính (CS) không những góp phần phát triển NLS nói riêng mà 
còn phát triển NL tin học nói chung. Một cách cụ thể hơn, các chủ đề Tin học 
vừa cung cấp nội dung vừa cung cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương 
tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và phần mềm tin học (online và offline, độc 
lập, rời rạc hoặc tạo thành hệ thống) để hỗ trợ học tập, làm việc và các hoạt 
động tương tác trong xã hội số.
 2.3. Mục tiêu năng lực số
 - Nhằm định hướng phát triển NLS cho HS phổ thông. Thông qua đó góp 
phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 - Làm cơ sở để GV, cán bộ quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông 
xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho HS, GV; Cụ thể hóa năng lực CNTT 
của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 - Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội 
cùng với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học 
phổ thông.
 2.4. Tầm quan trọng của phát triển số trong xã hội hiện đại
 Trong XH hiện đại sự phát triển NLS là vô cùng quan trọng. Gia đình, xã 
hội, các tổ chức giáo dục và các thầy cô giáo sẽ giúp các em HS:
 - Tiếp cận công nghệ, biết sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ 
thông tin và truyền thông để khai thác thông tin, tài liệu phục vụ học tập, phục vụ 
cuộc sống; Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
 7 Áp dụng dạy học theo định hướng 
 GV năng lực
 được 
Thứ Một số Dạy học 
 khảo Các tiết 
tự Môn Tất cả Phần ít tiết truyền 
 sát dạy thao 
GV các tiết lớn các học thống
 theo số giảng, thi 
 học tiết học trong 
 thứ tự GVG
 KHGD
14 Sinh học 1 X
15 2 X
16 3 X
17 4 X
18 Văn 1 X
19 2 X
20 3 X
21 4 X
22 Lịch sử 1 X
23 2 X
24 3 X
25 Địa lý 1 X
26 2 X
27 Công nghệ 1 X
28 2 X
29 3 X
30 4 X
31 Ngoại ngữ 1 X
32 2 X
33 3 X
34 X
 9

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_chuyen_doi_so_de_thiet_ke_va_to_chuc_cac_hoat.docx