SKKN Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề “Dòng điện xoay chiều“ môn Vật lí 9 để phát triển năng lực, học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh tại trường THCS Mỹ Phước

Khi nước ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt thì mục tiêu của giáo dục ở nước ta có nhiều đổi mới. Trong chương trình GDPT 2018 với mục tiêu: Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Với mục tiêu đổi mới như vậy dẫn đến đòi hỏi phải có phương pháp dạy học mới: Học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức).

Thực hiện PPDH tích cực: tích cực hóa hoạt động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh; thực hiện phương châm “Học qua làm”. Tôi nhận thức rằng một trong những mục đích của việc dạy học là làm cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học một cách tự giác, tích cực, sáng tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động thì các phẩm chất và năng lực càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng, mỗi loại tiết học: tiếp nhận kiến thức mới, bài tập, thực hành, ôn tập tổng kết.... đều có đặc thù riêng nhưng cuối cùng đều phải đạt được mục đích như đã nói ở trên. Môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Việc có thí nghiệm và việc khai thác vốn sống của học sinh, kiến thức thực tế trong đời sống sẽ giúp học sinh có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy để tiếp nhận tri thức mới, hiểu kiến thức mới một cách năng động sâu sắc. Để có một giờ dạy lí thuyết vật lí tạo được hứng thú, hiểu bài sâu sắc, hình thành được tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh người giáo viên vật lí phải hết sức nỗ lực. Từ việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm chu đáo, coi trọng tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức cần truyền đạt, soạn bài tỉ mỉ với hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ, câu hỏi dẫn dắt, gợi mở một cách logic từ kiến thức cũ sang kiến thức mới, từ bài này sang bài sau. Giáo viên trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh thấy được, hiểu được và biết áp dụng những cái mình đã học vào cuộc sống thường ngày. Muốn vậy, giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, cách thức truyền đạt từng nội dung, từng bài sao cho đơn giản để người học lĩnh hội được các kiến thức nhanh và bền vững. Đồng thời, người dạy dễ xử lý các tình huống trong quá trình giảng dạy.

Qua nhiều năm đảm nhận công tác giảng dạy môn vật lý 9 bản thân tôi nhận thấy phần chủ đề dòng điện xoay chiều kiến thức khá trừu tượng học sinh khó tiếp nhận kiến thức, học sinh rất ngán khi học chủ đề này là do giáo viên chưa chủ động và giành nhiều thời gian để nghiên cứu thiết kế bài dạy nên việc tiếp nhận kiến thức học sinh còn khó thì làm sao phát triển được năng lực học tập tích cực, sáng tạo và vận dụng thực tiễn của học sinh. Do đó để dạy tốt phần chủ đề dòng điện xoay chiều bản thân giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với từng nồi dung của chủ đề để xây dựng và thiết kế, kế hoạch bài dạy một cách cụ thể, rõ ràng và đặc biệt là giáo viên phải thay đổi cách hình thức và cách tổ chức các phương pháp và kĩ thuật dạy học để làm sao giúp học sinh học tập tích cực, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề Dòng Điện Xoay Chiều môn vật lí 9 để giúp học sinh phát triển năng lực học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh lớp 9A3 tại trường THCS Mỹ Phước”. Chủ đề Dòng điện xoay chiều gồm các bài: Bài 33-Dòng điện xoay chiều, bài 34-Máy phát điện xoay chiều.

docx 33 trang Thanh Ngân 22/02/2025 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề “Dòng điện xoay chiều“ môn Vật lí 9 để phát triển năng lực, học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh tại trường THCS Mỹ Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề “Dòng điện xoay chiều“ môn Vật lí 9 để phát triển năng lực, học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh tại trường THCS Mỹ Phước

SKKN Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề “Dòng điện xoay chiều“ môn Vật lí 9 để phát triển năng lực, học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh tại trường THCS Mỹ Phước
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 3
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................3
II. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
III. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4
IV. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................4
V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................... 5
B. NỘI DUNG ...................................................................................................5
I. Cơ sở lí luận ..................................................................................................5
II. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................20
III. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 20
C. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................27
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 31 một cách logic từ kiến thức cũ sang kiến thức mới, từ bài này sang bài sau. Giáo viên 
trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh thấy được, hiểu được và biết áp dụng 
những cái mình đã học vào cuộc sống thường ngày. Muốn vậy, giáo viên phải tìm ra 
phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, cách thức truyền đạt từng 
nội dung, từng bài sao cho đơn giản để người học lĩnh hội được các kiến thức nhanh và 
bền vững. Đồng thời, người dạy dễ xử lý các tình huống trong quá trình giảng dạy.
 Qua nhiều năm đảm nhận công tác giảng dạy môn vật lý 9 bản thân tôi nhận thấy 
phần chủ đề dòng điện xoay chiều kiến thức khá trừu tượng học sinh khó tiếp nhận kiến 
thức, học sinh rất ngán khi học chủ đề này là do giáo viên chưa chủ động và giành nhiều 
thời gian để nghiên cứu thiết kế bài dạy nên việc tiếp nhận kiến thức học sinh còn khó 
thì làm sao phát triển được năng lực học tập tích cực, sáng tạo và vận dụng thực tiễn 
của học sinh. Do đó để dạy tốt phần chủ đề dòng điện xoay chiều bản thân giáo viên 
phải nghiên cứu tìm tòi lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp 
với từng nồi dung của chủ đề để xây dựng và thiết kế, kế hoạch bài dạy một cách cụ 
thể, rõ ràng và đặc biệt là giáo viên phải thay đổi cách hình thức và cách tổ chức các 
phương pháp và kĩ thuật dạy học để làm sao giúp học sinh học tập tích cực, vận dụng 
kiến thức để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ 
Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề 
Dòng Điện Xoay Chiều môn vật lí 9 để giúp học sinh phát triển năng lực học tập 
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của học sinh lớp 9A3 tại trường 
THCS Mỹ Phước”. Chủ đề Dòng điện xoay chiều gồm các bài: Bài 33-Dòng điện xoay 
chiều, bài 34-Máy phát điện xoay chiều.
 II. Mục đích nghiên cứu
 - Xây dựng kế hoạch bài dạy với các phương pháp và kĩ thuật dạy học đặc thù củ
a môn học Vật lý để phát triển các năng lực học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu chu
ẩn kĩ năng kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông 2018..
 III. Đối tượng nghiên cứu
 - Các phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực.
 - Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong các bài 31,32,33,34 của 
môn Vật lí 9.
 - Học sinh lớp 9A3 trường THCS Mỹ Phước. + Được sự quan tâm và ủng hộ của PHHS và BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo.
 2. Khó khăn:
 + Một số gia đình PHHS chưa có nhiều thời gian để theo sát việc học của học 
sinh.
 + Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn.
 II. Cơ sở lí luận
 1. Định hướng chung
 Phương pháp dạy học, giáo dục môn Khoa học tự nhiên (bao gồm các phân môn 
Lý-Hóa-Sinh) được thực hiện theo các định hướng chung sau đây:
 - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, 
ghi nhớ máy móc; bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, 
mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để phát hiện và giải 
quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải 
nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, 
khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng.
 - Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với 
mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Tùy theo yêu cầu cần 
đạt, GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các 
Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, ...) được sử dụng theo 
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Tăng cường sử dụng các phương pháp 
dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của HS (dạy học giải quyết vấn đề, dạy 
học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá, ... cùng 
những kĩ thuật dạy học phù hợp).
 - Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các 
hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,... Đẩy mạnh 
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khoa học tự nhiên. Coi 
trọng sử dụng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học 
được trang bị; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông 
trong dạy học, tăng cường sử dụng các học liệu điện tử (như video về các thí nghiệm, 
thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,...). học phổ thông và được hiện thực hóa thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm với 
các mức độ khác nhau.
 Muốn hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, đòi hỏi giáo 
viên phải tổ chức hoạt động học để các em được nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và 
khám phá thế giới tự nhiên và được vận dụng kiến thức vật lí vào giải quyết các vấn đề 
thực tiễn.
 Trong chương trình môn vật lí, mỗi thành tố của các năng lực chung cũng như 
năng lực chuyên môn nói trên được đưa vào từng chủ đề, từng mạch nội dung dạy học, 
dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ khác nhau. Muốn hình thành và phát 
triển các năng lực năng lực chuyên môn khác được quy định trong chương trình giáo 
dục phổ thông đồi hỏi giáo viên phải nhìn nhận vấn đề trong một quá trình dạy học tổng 
thể tích hợp như dạy học gắn liền với thực tiễn, giáo dục STEM... Không những góp 
phần hình thành và phát triển các năng lực chung, môn vật lí còn có ưu thế trong việc 
góp phần hình thành các năng lực chuyên môn như: Năng lực toán học, Năng lực tin 
học vì toán học là một ngôn ngữ để mô tả vật lí, tin học là công cụ rất hiệu quả cho vật 
lí và nhiều lĩnh vực khác.
 Để dạy học một cách hiệu quả trong tổ chức hoạt động học môn vật lí theo định 
hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học cần thiết kế bài học/chủ đề dạy học 
theo chuỗi các hoạt động học: Tình huống xuất phát/ nhiệm vụ mở đầu - Hình thành 
kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập - Vận dụng - Tìm tòi mở rộng.
 3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực học sinh trong 
dạy học môn KHTN.
 3.1 Một số kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trung 
học cơ sở trong môn khoa học tự nhiên
 3.1.2. Kĩ thuật Động não – Công não (Brainstorming)
 Động não- Công não là một kĩ thuật dạy học nhằm huy động những tư tưởng mới 
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ 
vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các 
ý tưởng).
 Quy tắc thực hiện
 − Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng các thành viên; Hình 1.1. Minh họa sự sắp xếp học sinh hoạt động trong kĩ thuật “ các mảnh ghép” 
b.
3.1.3. Kĩ thuật khăn trai bàn
 Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, 
kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến 
cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải 
bàn.
 Hình 1.2. “Khăn trải bàn” dành cho 4 người
a. Cách tiên hành
 - Bước 1: HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có 
một tờ giấy khổ lớn.
 - Bước 2: HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các 
phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm.
 - Bước 3: Mỗi thành viên phụ trách vị trí tương ứng với phần xung quanh. Mỗi Bước 1: Nhận nhiệm vụ từ giáo viên, học sinh viết tên chủ đề ở trung tâm hay vẽ 
một hình ảnh phản ánh chủ đề.
 Bước 2: Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một 
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khóa và viết bằng 
chữ in hoa, có thể sử dụng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khóa nhằm gây hiệu 
ứng chú ý và ghi nhớ.
 Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp nội dung thuộc nhánh 
chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ thường.
 Bước 4: Tiếp tục như vậy cho các tầng phụ tiếp theo cho đến hết.
 3.1.5. Kĩ thuật KWL và KWLH
 Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong 
đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn 
biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả 
lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng.
 Ví dụ bảng KWL
 K W L
 Liệt kê những điều em đã Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em đã 
 biết về... muốn biết thêm về. học được về.
 Nếu GV có chủ ý cho HS tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thêm những vấn đề liên 
quan đến chủ đề/bài học đã học, thì GV phát triển kĩ thuật KWL than kĩ thuật KWLH, 
với cột H là những dự định tiếp tục nghiên cứu về những nội dung liên quan đến chủ 
đề/bài học vừa học.
 Ví dụ bảng KWLH
 K W L H
 Liệt kê những điều Liệt kê những điều Liệt kê những Các em sẽ tiếp tục 
 em đã biết về. em muốn biết điều em đã học tìm hiểu như thế 
 thêm về. được về. nào? học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói 
cách khác, HS được học cách phát hiện và GQVĐ.
 -Phù hợp với khả năng của HS: Vấn đề được GV nêu ra để giải quyết cần vừa sức 
và gợi được nhu cầu nhận thức ở HS.
 Những cách thức xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học
 Cách thứ nhất: Tình huống nghịch lí - bế tắc
 Có thể coi đây là một dạng tình huống có vấn đề với đặc điểm hoặc tách ra kiểu 
tình huống nhỏ là nghịch lí và bế tắc:
 Tình huổng nghịch li: GV đưa ra vấn đề mà mới nhìn thấy dường như rất vô lí, 
trái ngược với những nguyên lí chung đã được công nhận.
 Tình huổng bế tắc: Cũng là tình huống (lí thuyết hoặc thực nghiệm) mà khi xem 
xét thì có mâu thuẫn và nếu dùng lí thuyết đã biết để giải thích thì gặp bế tắc. Khi đó 
phải vận dụng lí thuyết hoặc quy luật khác để giải thích.
 Cách thứ hai: Tình huống lựa chọn
 Là tình huống có vấn đề được tạo ra khi HS phải lựa chọn giữa hay nhiều phương 
án giải quyết, và chỉ lựa chọn được một phương án duy nhất để đảm bảo việc giải quyết 
nhiệm vụ đặt ra. Đây là tình huống lựa chọn hoặc tình huống bác bỏ.
 Cách thứ ba: Tình huống “tại sao?”
 Là tình huống có vấn đề xuất hiện khi yêu cầu phải tìm kiếm nguyên nhân của một 
kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao?”.
 b. Cách tiến hành
 Bước 1: Đặt vẩn đề
 - GV đưa người học vào tình huống có vấn đề hoặc GV có thể gợi ý người học tự 
tạo ra tình huống có vấn đề.
 - Phát biểu vấn đề dưới dạng “mâu thuẫn nhận thức”, đó là mâu thuẫn giữa những 
cái đã biết với những cái chưa biết và HS muốn tìm tòi để GQVĐ mâu thuẫn đó.
 - HS đề xuất giả thuyết GQVĐ, đưa ra các phương án.
 Bước 2 : Lập kế hoạch nghiên cứu
 - HS lập kế hoạch để GQVĐ theo giả thuyết đã đặt ra.
 Bước 3: Thực hiện kế hoạch
 - Thực hiện kế hoạch GQVĐ. kĩ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho người học.
 - Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học dự án, người học cần tự lực và 
tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và 
khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư 
vấn, hướng dẫn và trợ giúp người học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với năng 
lực, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập.
 - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong 
đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. 
Dạy học dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các 
thành viên tham gia, giữa người học, với GV cũng như với các lực lượng xã hội khác 
tham gia trong dự án học tập. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
 - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập, các sản phẩm 
học tập của các nhóm sẽ được tạo ra. Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi 
là những bài thu hoạch thiên về lí thuyết, mà trong đa số trường hợp, các dự án học tập 
tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. Những sản phẩm của các 
dự án học tập này có thể được sử dụng, công bố, giới thiệu, ...
 a. Cách tiến hành
 Các bước day học theo dự án
 Các bước thực hiện Mô tả
 Bước 1: Giới thiệu dự án GV giới thiệu dự án
 + Lí do thực hiện dự án
 + Mục tiêu thực hiện dự án
 + Nhiệm vụ dự án
 + Sản phẩm HS phải thực hiện, tiêu chí chấm điểm sản 
 phẩm. + Kênh thông tin liên lạc (Group facebook: Thực 
 phẩm sạch) hoặc GV có thể lập lớp học trên ứng dụng 
 khác nhau.
 Bước 2: Lập kế hoạch HS dưới sự hướng dẫn của GV sẽ tổ chức hình thành các 
 thực hiện dự án. nhóm học tập của mình theo cách thức phù hợp với dự án 
 và tâm lí học sinh.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_trong_k.docx
  • pdfSKKN Thiết kế một số phương pháp và kĩ thuật dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề “Dòng điện xoay c.pdf