SKKN Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống)
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH Trung ương khóa XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã khẳng định phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong những năm vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới bao gồm đổi mới về chương trình, về sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá…trong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc vận dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất.
Quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT là một quá trình tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, hình thức tổ chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường học tập, kiểm tra đánh giá… Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau theo quan hệ hai chiều. Mỗi yếu tố luôn có vị trí, vai trò nhất định trong quá trình dạy học. Chất lượng dạy học của môn học ở cấp THPT chỉ có thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó một cách đồng bộ theo hướng tích cực.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 cũng đã xác định rõ: Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và và phát triển năng lực Lịch sử, đồng thời góp phần hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử còn hình thành, phát triển cho học sinh tư duy Lịch sử, tư duy hệ thống, kỹ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ và hiện tại. Để thực hiện được những nhiệm vụ, mục tiêu đó, trong quá trình dạy học, đối với mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử giáo viên phải giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ những thông tin cơ bản cũng như bản chất của sự kiện. Để đạt được điều đó, cần phải rèn luyện cho học có tư duy rõ ràng, hệ thống thông qua việc trả lời được các câu hỏi: Sự kiện đó diễn ra ở đâu? Diễn ra khi nào? Kết quả, ý nghĩa như thế nào? Vì sao xẩy ra sự kiện đó?...
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nêu trên, những năm gần đây, việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp, kỹ thuật dạy học đã được đẩy mạnh. Nhiều kỹ thuật dạy học tích cực đã áp dụng vào dạy học như: kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật 5W1H, kỹ thuật KWL…Trong đó, kỹ thuật 5W1H tương đối mới mẻ và sử dụng khá hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nam Đàn 2, bản thân tôi và các giáo viên trong nhóm Lịch sử đã áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có kỹ thuật 5W1H. Từ thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật 5W1H có nhiều ưu điểm và phù hợp đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình phổ thông 2018 đối với lớp 10. Trong đó, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 10 được xây dựng theo các chủ đề, có những chủ đề chiếm thời lượng lớn, có những chủ đề hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách hệ thống, logic, tư duy mạch lạc. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một trong những lựa chọn phù hợp mang lại hiệu quả tốt trong quá trình dạy học chương trình môn Lịch sử lớp 10.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài SKKN “Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống) với hy vọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong những năm vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới bao gồm đổi mới về chương trình, về sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá…trong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc vận dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất.
Quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT là một quá trình tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, hình thức tổ chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường học tập, kiểm tra đánh giá… Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau theo quan hệ hai chiều. Mỗi yếu tố luôn có vị trí, vai trò nhất định trong quá trình dạy học. Chất lượng dạy học của môn học ở cấp THPT chỉ có thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó một cách đồng bộ theo hướng tích cực.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 cũng đã xác định rõ: Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và và phát triển năng lực Lịch sử, đồng thời góp phần hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử còn hình thành, phát triển cho học sinh tư duy Lịch sử, tư duy hệ thống, kỹ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ và hiện tại. Để thực hiện được những nhiệm vụ, mục tiêu đó, trong quá trình dạy học, đối với mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử giáo viên phải giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ những thông tin cơ bản cũng như bản chất của sự kiện. Để đạt được điều đó, cần phải rèn luyện cho học có tư duy rõ ràng, hệ thống thông qua việc trả lời được các câu hỏi: Sự kiện đó diễn ra ở đâu? Diễn ra khi nào? Kết quả, ý nghĩa như thế nào? Vì sao xẩy ra sự kiện đó?...
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nêu trên, những năm gần đây, việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp, kỹ thuật dạy học đã được đẩy mạnh. Nhiều kỹ thuật dạy học tích cực đã áp dụng vào dạy học như: kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật 5W1H, kỹ thuật KWL…Trong đó, kỹ thuật 5W1H tương đối mới mẻ và sử dụng khá hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nam Đàn 2, bản thân tôi và các giáo viên trong nhóm Lịch sử đã áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có kỹ thuật 5W1H. Từ thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật 5W1H có nhiều ưu điểm và phù hợp đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình phổ thông 2018 đối với lớp 10. Trong đó, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 10 được xây dựng theo các chủ đề, có những chủ đề chiếm thời lượng lớn, có những chủ đề hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách hệ thống, logic, tư duy mạch lạc. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một trong những lựa chọn phù hợp mang lại hiệu quả tốt trong quá trình dạy học chương trình môn Lịch sử lớp 10.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài SKKN “Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống) với hy vọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống)
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 2 2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3 VII. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 5W1H ........................................................................... 4 1.1.2. Ưu điểm, hạn chế của Kỹ thuật 5W1H ..................................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 5 1.2.1. Thực trạng việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong trường THPT hiện nay ...... 5 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên ............................................................................... 7 1.2.3. Những vấn đề đặt ra................................................................................................... 7 CHƯƠNG II. SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” ........................................................................................................................ 8 2.1. Những yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT .. 8 2.2. Quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ................. 8 2.3. Vị trí và cấu trúc của Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) . 9 2.4. Những năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh thông qua Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” ............................................. 9 2.5. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) ............................................................................................... 11 2.5.1. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Khởi động ................................ 11 2.5.2. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Hình thành kiến thức mới ........ 15 2.5.3. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Luyện tập ................................. 26 2.5.4. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Vận dụng ................................. 27 2.5.5. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hướng dẫn học sinh tự học. ...................... 29 2.5.6. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong tiết thực hành lịch sử của chủ đề .............. 29 2.5.7. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong kiểm tra, đánh giá. .................................... 38 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - THPT: Trung học phổ thông - GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo - BGH: Ban giám hiệu - BCH: Ban chấp hành - NQ: Nghị quyết - GV: Giáo viên - HS: Học sinh - THCS: Trung học cơ sở - THPT: Trung học phổ thông có kỹ thuật 5W1H. Từ thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật 5W1H có nhiều ưu điểm và phù hợp đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình phổ thông 2018 đối với lớp 10. Trong đó, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 10 được xây dựng theo các chủ đề, có những chủ đề chiếm thời lượng lớn, có những chủ đề hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách hệ thống, logic, tư duy mạch lạc. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một trong những lựa chọn phù hợp mang lại hiệu quả tốt trong quá trình dạy học chương trình môn Lịch sử lớp 10. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài SKKN “Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống) với hy vọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm các mục đích: - Giúp học sinh hiểu nguyên tắc tư duy sử học từ đó biết cách học bài Lịch sử phù hợp, hiệu quả. - Cụ thể hoá bài học thành hệ thống câu hỏi theo công thức 5W1H giúp học sinh dễ dễ học, dễ nhớ, nhớ lâu. - Hiểu logíc giữa các yếu tố trong một sự kiện, vấn đề lịch sử; hiểu được mối liên hệ giữa các vấn đề, sự kiện. - Biết phân tích để hiểu bản chất, đánh giá đúng về sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Nhờ đó các em có đủ năng lực trả lời câu hỏi ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực của bản thân. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Với đề tài này, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là kỹ thuật 5W1H và các biện pháp sử dụng kỹ thuật đó vào dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống). - Đối tượng chúng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh lớp 10 trường THPT Nam Đàn 2. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi trường THPT Nam Đàn 2 trong năm học 2022 – 2023. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và kỹ thuật 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 5W1H Kỹ thuật dạy học 5W1H là kỹ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu hỏi viết tắt bằng tiếng Anh (Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở đâu – Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?). Có thể nói, kỹ thuật tư duy 5W1H là dạng Sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử. Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là Sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thông minh. Trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu hỏi theo sơ đồ trên đây, coi như đã gần như hoàn thành được yêu cầu kiến thức. Khi vận dụng vào tư duy vấn đề lịch sử, 6 từ để hỏi trên cho ta các dạng câu hỏi sau: - WHERE? Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào? Địa bàn phân bố? - WHEN? Sự kiện lịch sử này xảy ra khi nào? - WHO? Sự kiện này gắn với vai trò của ai? Do ai thực hiện? chống lại ai? - WHAT? Bài này học về vấn đề gì? Sự kiện này có tên gọi là gì? What else? Còn vấn đề gì nữa trong bài? Kế tiếp sự kiện này là sự kiện gì khác xảy ra? - WHY? Tại sao sự kiện đó xảy ra? Tại sao thất bại? Tại sao thắng lợi? - HOW? + How many? Sự kiện đó diễn ra với bao nhiêu hoạt động? + How do you +V? Sự kiện diễn ra bằng cách nào? + How can + S + Vo? Sự kiện đó đạt được mức độ nào? + How +Adj + tobe? Tính chất, ý nghĩa của sự kiện, vấn đề đó như thế nào? 4 Kết quả trển cho thấy đa số giáo viên ở trường THPT Nam Đàn 2 nói chung và các giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng đều ra sức tìm tòi các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, đối với kỹ thuật dạy học 5W1H, các giáo viên vẫn còn thấy lạ lẫm. Có thể trong quá trình dạy học, các giáo viên đã đặt câu hỏi thuộc một trong số các câu hỏi của 5W1H nhưng để sử dụng đầy đủ các câu hỏi của 5W1H thì còn đang rất hạn chế. Vì vậy, việc dạy học đôi khi còn gặp khó khăn trong việc định hướng cho học sinh cách tư duy tự đặt và trả lời các câu hỏi dạng 5W1H. * Về phía học sinh Để nắm được thông tin về thực trạng sử dụng kỹ thuật 5W1H trong học tập từ phía HS, chúng tôi đã làm cuộc khảo sát về khả năng và mức độ sử dụng kỹ thuật 5W1H bằng công cụ google form. Nội dung câu hỏi như sau: Câu 1. Khả năng sử dụng kỹ thuật tư duy 5W1H trong học tập của em như thế nào? A. Sử dụng thành thạo. B. Biết sử dụng tương đối. C. Chưa biết cách sử dụng. Câu 2. Mức độ sử dụng kỹ thuật 5W1H trong quá trình học tập của em như thế nào? A. thường xuyên. B. thỉnh thoảng. C. chưa từng sử dụng. Link khảo sát: https://forms.gle/RvXcJP2UBp4AcVu39 Kết quả khảo sát 6 CHƯƠNG II. SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” 2.1. Những yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Để áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy học đạt được hiệu quả cần phải lưu ý những yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một trong những kỹ thuật mới, có tính tư duy, logic, tính hệ thống khá cao. Khi sử dụng kỹ thuật này vào quá trình dạy học, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Đảm bảo tính khoa học Tính khoa học của kỹ thuật 5W1H thể hiện ở việc phải lựa chọn nội dung phù hợp, đặt câu hỏi phải thể hiện rõ ràng yêu cầu theo 5 What và 1 How. Các câu hỏi thành phần trong công thức 5W1H phải rõ ràng, tường minh, diễn đạt đúng từ cần hỏi gắn với các “Wh” và “How”. * Đảm bảo tính hệ thống. Câu hỏi trong công thức 5W1H được nêu ra theo trình tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Thông thường các câu hỏi như: Where, Who, When được đưa lên trước. Còn các câu hỏi như Why, What, How mức độ tư duy cao hơn nên thường để phía sau và có thể cho HS thảo luận nhóm hoặc cặp đôi. * Đảm bảo tính thẫm mỹ. Sử dụng kỹ thuật 5W1H cần có tính thẩm mỹ để tạo thêm hấp dẫn hứng thú trong học tập. Tính thẫm mỹ thể hiện ở việc HS vẽ sơ đồ tư duy 5W1H đa dạng về hình dạng, nổi bật về màu sắc và thể hiện được sự công phu, đầu tư và phản ánh được năng lực thẩm mỹ của các em. * Đảm bảo yêu cầu cần đạt Việc sử dụng kỹ thuật 5W1H nói riêng và các phướng pháp, kỹ thuật dạy học nói chung cần lưu ý hướng tới yêu cầu cần đạt của bài học. Vì vậy, lựa chọn vấn đề thực hiện kỹ thuật 5WH hay cách nêu câu hỏi, nhiệm vụ đưa ra cho học sinh, sản phẩn cần đạtphải thể hiện được nó đang thực hiện nội dung nào trong yêu cầu cần đạt của bài học. 2.2. Quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Kỹ thuật dạy học 5W1H có thể áp dụng một cách linh hoạt trong các bước khác nhau và ở những dạng nội dung bài học khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng để khởi động, hình thành kiến thức mới hay luyện tập và sử dụng linh hoạt bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H có thể tóm tắt thành các bước như sau: Bước 1: Xác định mục đích của việc sử dụng kỹ thuật 5W1H đối với từng loại 8 - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Biết cách sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam. + Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Cham pa và Phù Nam. + Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, tổ chức Nhà nước. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu sưu tầm, quan sát các hình trong SGK học sinh. phân tích được ý nghĩa của những thành tựu của văn minh cổ, so sánh được điểm giống và khác nhau giữa ba nền văn minh cổ - Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. * Phẩm chất Giáo dục phẩm chất yêu nước qua việc tự hào, ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. Bài 12. Văn minh Đại Việt * Năng lực - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Trình bày được khái niệm văn minh Đại Việt. + Trình bày được cơ sở hình thành, tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt -+ Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt. Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: phân tích được các cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt, ý nghĩa của những thành tựu của văn minh Đại Việt. - Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và 10
File đính kèm:
- skkn_su_dung_ky_thuat_5w1h_trong_day_hoc_chu_de_6_mot_so_nen.pdf