SKKN Một số giải pháp giúp học sinh miền núi phát huy sự tự tin và tự chủ trong học tập nghiên cứu khoa học qua Chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”, Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức
Hiện nay, đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh không chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc thường xuyên trong công tác giảng dạy. Đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được thể hiện rõ trong các hoạt động học của bài dạy. Mục tiêu cơ bản của bài học là giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống một cách hiệu quả và hình thành các kĩ năng cần thiết, mà trước hết là sự tự tin, mạnh dạn và tích cực chủ động. Chính vì lẽ đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, khám phá ra các giải pháp giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Môn ngữ văn ở trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn ngữ văn còn giúp học sinh có nhiều hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất một môn học công cụ, môn ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Những chức năng này được thực hiện thông qua quá trình hình thành các năng lực: đọc, viết, nói, nghe.
Trong chương trình ngữ văn 10, chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian” chiếm một vị trí rất quan trọng. Chuyên đề được đưa vào tìm hiểu trong chương trình có giá trị giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất sâu sắc, có sự gắn kết, liên hệ thực tế cao. Khi dạy chuyên đề này, nhiều vấn đề mà học sinh lựa chọn khai thác, vận dụng vào đời sống sẽ có điều kiện phát huy được các năng lực, kĩ năng sống. Để chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian” phát huy được hết được giá trị to lớn của mình thì giáo viên cần tổ chức tốt các hoạt động để học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo và sự mạnh dạn, tự tin, hình thành và phát triển năng lực tự học.
Tuy nhiên, việc vận dụng các giải pháp, kĩ thuật dạy học mới trong môn ngữ văn để phát huy được tính tích cực chủ động và sự tự tin, mạnh dạn của học sinh không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh,...Vì vậy, với một số giáo viên dạy ngữ văn ở các địa phương miền núi thì các giải pháp dạy học tích cực còn mang tính hình thức, việc áp dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên. Vì thế chưa trau dồi được các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy người học.
Địa bàn huyện Tương Dương chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Thái, Khơ mú, Hmông. Đa phần gia đình các em cư trú tập trung tại vùng cao, thuộc các bản đặc biệt khó khăn. Do thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, các em học sinh dân tộc thiểu số trước giờ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, ít giao tiếp bằng tiếng Việt, nên khả năng diễn đạt, tự chủ còn hạn chế, nhất là phải đi sâu nghiên cứu một vấn đề và trình bày trước tập thể. Thêm vào đó là chương trình Ngữ văn 10 mới, với cách học mới nhưng tư tưởng lối mòn của cách học cũ làm các em thường xuyên bị động trong quá trình học tập. Khoảng trống kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh khi thực hiện nội dung bài học theo phương pháp mới đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy sự tự tin và tự chủ của người học cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp các em phát huy được khả năng tự tin và tích cực chủ động trong học tập cũng như cuộc sống, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm trên địa bàn huyện miền núi, tôi luôn trăn trở làm thế nào và sử dụng biện pháp gì để giúp các em xóa bỏ tư tưởng thiếu tự tin, dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại, bước đầu biết tự lập trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, trong bài viết này chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất: Một số giải pháp giúp học sinh miền núi phát huy sự tự tin và tự chủ trong học tập nghiên cứu khoa học qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”, Ngữ văn 10. Các giải pháp này chúng tôi đã vận dụng vào giảng dạy ở lớp mình phụ trách và thấy hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở trường THPT Tương Dương 1.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp học sinh miền núi phát huy sự tự tin và tự chủ trong học tập nghiên cứu khoa học qua Chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”, Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 THPT Trung học phổ thông 4 VHGD Văn học dân gian 5 SGK Sách giáo khoa Địa bàn huyện Tương Dương chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Thái, Khơ mú, Hmông. Đa phần gia đình các em cư trú tập trung tại vùng cao, thuộc các bản đặc biệt khó khăn. Do thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, các em học sinh dân tộc thiểu số trước giờ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, ít giao tiếp bằng tiếng Việt, nên khả năng diễn đạt, tự chủ còn hạn chế, nhất là phải đi sâu nghiên cứu một vấn đề và trình bày trước tập thể. Thêm vào đó là chương trình Ngữ văn 10 mới, với cách học mới nhưng tư tưởng lối mòn của cách học cũ làm các em thường xuyên bị động trong quá trình học tập. Khoảng trống kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh khi thực hiện nội dung bài học theo phương pháp mới đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy sự tự tin và tự chủ của người học cũng như nâng cao chất lượng dạy học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp các em phát huy được khả năng tự tin và tích cực chủ động trong học tập cũng như cuộc sống, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm trên địa bàn huyện miền núi, tôi luôn trăn trở làm thế nào và sử dụng biện pháp gì để giúp các em xóa bỏ tư tưởng thiếu tự tin, dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại, bước đầu biết tự lập trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, trong bài viết này chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất: Một số giải pháp giúp học sinh miền núi phát huy sự tự tin và tự chủ trong học tập nghiên cứu khoa học qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”, Ngữ văn 10. Các giải pháp này chúng tôi đã vận dụng vào giảng dạy ở lớp mình phụ trách và thấy hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở trường THPT Tương Dương 1. II. Mục đích nghiên cứu - Đề tài được lựa chọn thực hiện nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, từ đó phát triển khả năng tự tin và tự chủ ở các em. - Tăng liên kết tư duy nhóm, tăng sự gắn kết với cộng đồng, khả năng nhìn nhận, đánh giá nhanh nhạy, chính xác, khách quan để các em có thể chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học nói riêng và các vấn đề trong cuộc sống nói chung. Từ đó giúp học sinh chủ động, độc lập, tự tin và cảm thấy hứng thú với môn học, đem lại hiệu quả học tập cao hơn. - Giúp học sinh niềm núi khắc phục được hạn chế sự rụt rè, tự ti, thói quen học tập và làm việc thụ động. Từ đó rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc khoa học, trang bị cho các em vốn sống cần thiết làm hành trang bước vào đời. - Nghiên cứu khoa học không những củng cố, nâng cao vốn hiểu biết về kiến thức lý luận, kiến thức xã hội mà còn góp phần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng dành cho học sinh như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy độc lập hay kỹ năng thuyết trình,.. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 - Nghiên cứu tầm quan trọng của sự tự tin và tự chủ trong hoạt động học tập nghiên cứu khoa học đối với học sinh lớp 10. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phân tích thực tiễn tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề phát huy khả năng tự tin và tự chủ của học sinh miền núi trong môn Ngữ văn 10 ở các trường THPT Tương Dương 1, THPT Tương Dương 2 và THPT Kì Sơn. - Cơ sở áp dụng các giải pháp phát huy năng lực tự tin và tự chủ của học sinh trong giảng dạy chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”, Ngữ văn 10 ở trường THPT Tương Dương 1. 3. Phương pháp tham vấn chuyên gia - Tham vấn ý kiến của Cán bộ quản lí, giáo viên bộ môn Ngữ văn, của đồng nghiệp và một số giáo viên khác. 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên một số lớp khối 10, trường THPT Tương Dương 1. 5. Phương pháp thống kê toán học: - Trao đổi bằng bảng hỏi trên phần mềm goole forms. - Xử lí số liệu trên phần mềm Excel. 6. Phương pháp phân tích tổng hợp - Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. VI. Tính mới của đề tài - Giúp HS miền núi có khả năng tự chủ trong quá trình tiếp cận và triển khai một bài nghiên cứu khoa học, từ đó áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả. - Tăng khả năng hoạt động nhóm, giúp HS tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi. - Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc khoa học một cách có hiệu quả, từ đó khắc phục thói quen thụ động, tự ti của học sinh miền núi. - Kiến thức chuyên đề gắn bó với đời sống; Hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt; Tương tác đa chiều, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là chính; Kiểm tra, đánh giá nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện của HS. - Đề xuất hướng đi trong phương pháp dạy học chuyên đề Ngữ văn theo hướng tiếp cận NL, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Văn miền núi. 4 quan trọng của bản thân, tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, không rụt rè, dựa dẫm. Luôn chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, kiên trì, bền bỉ theo đuổi đam mê. - Sự tự tin giúp học sinh THPT trở thành người có cảm xúc, chính kiến và tư duy phản biện, có thể phát huy tiềm năng để tạo đà phát triển cho tương lai, để các em bước những bước tiến xa hơn sau khi ra trường. - Sự tự tin làm cho học sinh thấy thoải mái hơn với chính mình và có nhiều điều thú vị muốn chia sẻ. Sự tự tin giúp các em tương tác với nhiều người xung quanh, với bạn bè và dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ mới, điều này cực kì quan trong thế giới hiện đại, khi mà sự hợp tác, gắn bó không chỉ bó gọn trong khuôn khổ một tỉnh hay một quốc gia. c. Năng lực tự chủ - Là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc, cảm xúc, thái độ,... của bản thân. - Ở lứa tuổi THPT, năng lực tự chủ được các em khẳng định qua tất cả các hoạt động. Trong học tập, đó là khả năng người học chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, bao gồm cả việc xác định mục tiêu, xác định nội dung và tiến trình, lựa chọn phương pháp học, giám sát và đánh giá quá trình học. - Năng lực tự chủ xuất phát từ sự nhận thức của các em: mình là ai, mình cần làm gì và hướng tới những giá trị gì? Khi đã nhận định được những điều đó, các em sẽ ý thức được mình cần phải làm gì là đúng đắn. Các em sẽ xác định được mục tiêu, ước mong của mình. - Các em biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân, biết định hướng nghề nghiệp. Có khả năng tự học, tự hoàn thiện bản thân. Đây sẽ là động cơ cực kì lớn để em chịu được kỉ luật, sẵn sàng điều chỉnh bản thân để đạt được điều mình mong muốn. 1.1.3. Đặc điểm về tâm lý lứa tuổi và năng lực tự tin, tự chủ của học sinh THPT miền núi - Học sinh miền núi có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quí thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Nhưng các nét tâm lí và năng lực như sự chủ động, tự giác, ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật,... của học sinh miền núi chưa được chuẩn bị chu đáo. - Tính tự ti và lòng tự trọng cao là đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh miền núi. Tính tự ti tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng trong giao tiếp, các em thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ. Đa số các em thiếu sự tự tin, thiếu những hoài bão ước mơ cần thiết. Đồng thời các em thường có lòng tự trọng cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc bị dư luận bạn bè chê cười,... các em dễ 6 tiêu bài học, học sinh cần phải nhận thức được vai trò thiết thực của hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó, có ý thức tự giác, nghiêm túc và kiên trì theo đuổi thực hiện thành công những đề tài nghiên cứu mà mình đã lựa chọn. Mục tiêu dạy học là tổ chức cho học sinh tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp học sinh không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. Mục tiêu của tính tự chủ là mang đến cho các em cơ hội tự quyết định và khuyến khích các em hợp tác, làm việc theo nhóm. Toàn bộ quá trình học tập không chỉ là “những gì học sinh đã học” mà còn là “các em đã học như thế nào?” và “có hoàn thành mục tiêu đã đặt ra hay không?” Thực tiễn dạy học cho thấy càng học lên cao thì sự tự chủ, tự tin càng cần được coi trọng, nâng cao. Năng lực tự chủ, tự tin là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Bởi vì học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng kết nối tri thức nhà trường với nghề nghiệp, cuộc sống. Vì thế, giáo viên cần hỗ trợ các em hình thành thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thói quen ấy thì không thể không thông qua con đường tự chủ trong học tập. 2.2.2. Bồi dưỡng khả năng tự tin và tự chủ là phương cách tốt để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập nghiên cứu khoa học của học sinh Ở bậc trung học việc học tập thiếu động lực, mục đích rõ ràng cũng là vấn đề khá phổ biến đối với học sinh miền núi. Học sinh miền núi ở cấp này, việc hình thành động cơ, thái độ học tập chưa được sự quan tâm, chú ý của gia đình cũng như bản thân học sinh. Do thiếu động lực đúng đắn trong học tập, các em dễ bị chùn bước, buông xuôi trước các khó khăn trong quá trình học tập, không xây dựng được kế hoạch, cách học khoa học, hệ quả là người học khó đạt được mục tiêu học tập của mình. Khi giảng dạy chuyên đề nghiên cứu khoa học, giáo viên có thể sử dụng phương pháp để người học tự điều chỉnh việc học hoặc học theo hướng riêng của các em để tạo nguồn cảm hứng. Đồng thời định hướng cho người học tự mình trả lời các câu hỏi về học tập như: Học để làm gì? (mục đích); Học vì cái gì? (Động cơ học tập); Tại sao phải học? (nhu cầu) và Học như thế nào? (thái độ)... Các câu trả lời của học sinh sẽ cho chúng ta một bức tranh về xây dựng, hình thành động lực học tập của mỗi em như thế nào. Trao quyền cho người học để họ giữ vai trò tích cực hơn trong quá trình học tập nghiên cứu khoa học và giúp thúc đẩy sự tự chủ của họ. Nếu phát triển được sự tự tin, tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học, nhờ đó chất lượng học tập nghiên cứu khoa học của học sinh sẽ ngày càng được nâng cao. Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nhận thức đúng thì hành động mới đúng, vì thế ngay từ đầu người học phải xác định rõ ràng là học để hình thành và 8 các gia đình còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trường đã đón nhận các em học sinh trong và ngoài địa bàn đến học, trong đó tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên trên 70% học sinh toàn trường (THPT Tương Dương 1: 875/987HS; THPT Tương Dương 2: 383/546 HS, THPT Kì Sơn: 1431/1514 HS). Cơ sở và trang thiết bị phục vụ cho dạy học đã được đầu tư song vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay. - Về phía giáo viên: + Khi tổ chức dạy học chuyên đề, nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng, còn ảnh hưởng của phương pháp cũ một phần, mặt khác là chưa quen dạy chuyên đề và đang trên đà đổi mới dần nên còn không ít giáo viên chưa thành công trong việc thể hiện vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình, chưa phát huy được sự chủ động, tự tin ở học sinh. + Do áp lực về thời gian, giới hạn chương trình nên các giờ học giáo viên thường ưu tiên tập trung khai thác, tìm mọi cách cố gắng giúp đỡ, phụ đạo các em theo tiêu chí của mình mà bỏ quên mất việc phát huy năng lực sẵn có ở học sinh. Giáo viên chưa chú trọng tổ chức bài học gắn liền với thực tiễn. Làm cho văn học còn mang tính hàn lâm sách vở mà chưa thực sự đi vào đời sống. + Trong chương trình phổ thông mới, việc tự học của học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, giáo viên lại chưa tạo được động lực và cách thức tự học tập cho học sinh. Thông thường, lâu nay nhiệm vụ học tập của học sinh là để cô kiểm tra. Nhiều giáo viên chưa chú trọng bước này, chưa đưa ra được các yêu cầu phù hợp với chuyên đề, từng đối tượng học sinh. Cho nên học sinh với thái độ học bắt buộc, học để tránh bị cô nhắc nhở và nhiều em học sinh không thích học, thậm chí là không học nên hiệu quả học tập không thể cao. - Về phía học sinh + Như đã nói ở trên, học sinh ở trường chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Do vốn ngôn ngữ diễn đạt, trình bày, giao tiếp bằng tiếng phổ thông của các em bị hạn chế. Nên các e còn rụt rè, kém tự tin, không tích cực tham gia các hoạt động, các em luôn cảm thấy tự ti so với các bạn. - Phần lớn học sinh chưa có kĩ năng nghiên cứu khoa học, nhất là đối với học sinh lớp 10 học chương trình mới, vì các em vẫn quen với cách học tập của chương trình cũ. Các em chưa biết lập và xác định vấn đề cho bài tập nghiên cứu, xử lí các tài liệu, lập đề cương đến cách trình bày bài tập nghiên cứu. + Quá trình nghiên cứu về một chuyên đề văn học đòi hỏi hoạt động nhóm, vẫn còn một số em vẫn ỉ lại cho bạn, không chủ động trong công việc, thậm chí bê trễ nhiệm vụ. Bên cạnh lại có những em có kiến thức lí thuyết tốt nhưng chưa biết cách vận dụng vào thực tế, không tự tin thể hiện vai trò trước nhóm tập thể. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_mien_nui_phat_huy_su_tu.pdf