SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho HS qua dạy học Bài 2﹕ Vẻ đẹp của thơ ca﹕ Đọc hiểu văn bản Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử trong CT Ngữ văn 10 THPT (Bộ sách Kết nối tri thức)

1.1. Chương trình giáo dục phổ thông 2006 theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 đã được triển khai trong toàn quốc từ 2002 đến nay (năm học 2022-2023 vẫn đang áp dụng cho chương trình lớp 11, 12). Mặc dù chương trình hiện hành có nhiều ưu điểm so với những lần cải cách giáo dục trước đó, nhưng trước yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục, trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình hiện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Quyết định số 404/QQĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông mới thay thế cho Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành. Ngày 26/12/2018, Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới CT, SGK GDPT như Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404 đều xác định mục tiêu đổi mới CT GDPT là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Năm học 2022 - 2023, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai từ lớp 10 THPT trên cả nước. Đây là một bước ngoặt lớn cũng là một thách thức đối với cả người dạy và người học.
1.2. Đổi mới giáo dục phải tiến hành đồng bộ từ chương trình, mục tiêu, phương pháp đến việc kiểm tra, đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng. Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ rõ: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Đặc biệt, với việc nội dung dạy học là những yêu cầu cần đạt ở dạng khái quát, chương trình đòi hỏi người dạy phải rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp.
1.3. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được xác định là một trong ba năng lực chung thiết yếu đối với người học. Đây cũng là năng lực cơ bản để mỗi người có thể tồn tại và phát triển ở mọi thời đại.
1.4. Trong chương trình Ngữ Văn 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử là một bài thơ đặc sắc, là một bức tranh xuân đẹp, tràn đầy sức sống... Làm thế nào để phát huy năng lực của học sinh mà vẫn đúng đặc trưng thể loại đồng thời thể hiện được nét riêng của “một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng” là một trăn trở, một thách thức đối với giáo viên.
Với những lí do trên, chúng tôi xin chọn đề tài “Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca: Đọc hiểu văn bản Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử trong chương trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca: Đọc hiểu văn bản Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử môn Ngữ văn 10 Trung học phổ thông bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực; năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tao; Các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực; khảo sát việc dạy học; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo trong quá trình dạy học tác phẩm Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử ở 2 trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, Nghệ An.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn, cụ thể: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp; Phương pháp điều tra, khảo sát ; Phương pháp quan sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp thực nghiệm sư phạm
pdf 83 trang Thanh Ngân 02/12/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho HS qua dạy học Bài 2﹕ Vẻ đẹp của thơ ca﹕ Đọc hiểu văn bản Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử trong CT Ngữ văn 10 THPT (Bộ sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho HS qua dạy học Bài 2﹕ Vẻ đẹp của thơ ca﹕ Đọc hiểu văn bản Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử trong CT Ngữ văn 10 THPT (Bộ sách Kết nối tri thức)

SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho HS qua dạy học Bài 2﹕ Vẻ đẹp của thơ ca﹕ Đọc hiểu văn bản Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử trong CT Ngữ văn 10 THPT (Bộ sách Kết nối tri thức)
 MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3 
 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 3 
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 
 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 5 
 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................ 5 
 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực .................................................... 5 
 1.2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực ... 6 
 1.3. Những năng lực cần đạt trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình 2018
 .................................................................................................................................... 17 
 1.4. Năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo.............................................. 18 
 2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 19 
 2.1. Thực trạng dạy .................................................................................................... 20 
 2.2. Thực trạng học .................................................................................................... 20 
 3. Giải pháp thực hiện .................................................................................................. 21 
 3.1. Phương pháp dạy học dự án kết hợp với kĩ thuật động não ............................. 21 
 3.2. Phương pháp dạy học hợp tác ............................................................................ 25 
 3.3. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ............................................................ 28 
 3.4. Phương pháp tổ chức trò chơi ........................................................................... 30 
 3.5. Phương pháp trực quan ..................................................................................... 32 
 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................... 32 
 4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 32 
 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................... 32 
 4.3. Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 33 
 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 33 
 5. Kế hoạch bài dạy minh họa .................................................................................. 36 
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 53 
 1. Quá trình nghiên cứu ............................................................................................... 53 
 2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 53 
 4. Kiến nghị đề xuất ..................................................................................................... 55 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 56 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 57 
 1 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lí do chọn đề tài 
 1.1. Chương trình giáo dục phổ thông 2006 theo Nghị quyết số 
40/2000/QH10 đã được triển khai trong toàn quốc từ 2002 đến nay (năm học 2022-
2023 vẫn đang áp dụng cho chương trình lớp 11, 12). Mặc dù chương trình hiện 
hành có nhiều ưu điểm so với những lần cải cách giáo dục trước đó, nhưng trước 
yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công 
nghiệp hoá, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học 
giáo dục, trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình hiện hành khó đáp 
ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đã 
trở thành một nhu cầu cấp thiết. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 
28/11/2014, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Quyết 
định số 404/QQĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông mới thay thế cho 
Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành. Ngày 26/12/2018, Chương trình Giáo 
dục phổ thông mới đã được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi 
mới CT, SGK GDPT như Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404 đều 
xác định mục tiêu đổi mới CT GDPT là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về 
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực 
của người học. Năm học 2022 - 2023, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã 
được triển khai từ lớp 10 THPT trên cả nước. Đây là một bước ngoặt lớn cũng là 
một thách thức đối với cả người dạy và người học. 
 1.2. Đổi mới giáo dục phải tiến hành đồng bộ từ chương trình, mục tiêu, 
phương pháp đến việc kiểm tra, đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học 
đóng vai trò quan trọng. Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ rõ: đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, 
tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. 
Đặc biệt, với việc nội dung dạy học là những yêu cầu cần đạt ở dạng khái quát, 
chương trình đòi hỏi người dạy phải rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch 
dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. 
 1.3. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành 
và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và năng lực 
đặc thù. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được xác định là một trong ba năng 
lực chung thiết yếu đối với người học. Đây cũng là năng lực cơ bản để mỗi người 
có thể tồn tại và phát triển ở mọi thời đại. 
 1.4. Trong chương trình Ngữ Văn 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, 
Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử là một bài thơ đặc sắc, là một bức tranh xuân đẹp, 
tràn đầy sức sống... Làm thế nào để phát huy năng lực của học sinh mà vẫn đúng 
 3 
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 1. Cơ sở lí luận 
 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
 Đổi mới phương giáo dục là một trong những vấn đề cơ bản của nước ta 
trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Chương 
trình giáo dục của nước ta đang chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học 
tiếp cận năng lực. Vậy hiểu thế nào là về khái niệm năng lực? Về nguồn gốc, khái 
niệm năng lực (Tiếng Anh: Competency) bắt nguồn từ tiếng La tinh 
“competencia”. Trên thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều các quan điểm về năng 
lực. Nhưng tựu chung lại, năng lực có thể được hiểu là thuộc tính cá nhân được 
hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép 
con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân 
khác như hứng thú, niềm tin, ý chíthực hiện đạt kết quả các hoạt động trong 
những điều kiện cụ thể. 
 Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục 
tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ 
chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ 
chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có 
thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa 
là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ 
năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến 
thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí) trong một môn học hay bối cảnh nhất 
định, theo tốc độ của riêng mình. 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới đã xác định mục tiêu hình thành và 
phát triển cho HS các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và năng lực đặc 
thù. 
 Hiện nay, đang có những xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy 
học phát triển phẩm chất, năng lực. Xu hướng hiện đại về phương pháp, KTDH 
phát triển phẩm chất, năng lực được xem là chiều hướng lựa chọn và sử dụng các 
phương pháp, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực. Xu 
hướng trên bao gồm các chiều hướng sau: 
Chiều hướng thứ nhất: Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, KTDH rèn luyện 
phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi 
dưỡng hứng thú và lòng say mê học tập cho học sinh như dạy học bằng sơ đồ tư 
duy, dạy học dựa trên dự án 
 Chiều hướng thứ hai: Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, KTDH phát 
huy tính tích cực, độc lập nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh như dạy 
học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi 
 5 
 thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết 
cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. 
 Thứ năm dạy học dự án phát huy tính tự lực của người học. Trong dạy học 
dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các quá trình dạy học. Điều đó 
đòi hỏi tính trách nhiệm, sự sáng tạo của HS. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, 
hướng dẫn, giúp đỡ HS. 
 Thứ sáu: Dạy học dự án đòi hỏi tính cộng tác làm việc. Các dự án thường 
được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công 
việc của các thành viên trong nhóm. Dạy học dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn 
sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm. 
 Đặc điểm thứ bảy đó là tính định hướng sản phẩm. Trong quá trình thực hiện 
dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí 
thuyết, mà đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của 
hoạt động thực tiễn, thực hành 
 Dạy học dự án cần được tiến hành theo 3 giai đoạn: 
 Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án 
 Giai đoạn này gồm những bước sau: 
 Bước 1: Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án. 
 Bước 2: Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ 
cho các nhóm HS. 
 Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện dự án 
 Giai đoạn 2: Thực hiện dự án 
 Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện 
nhiệm vụ được giao với các hoạt động: đề xuất các phương án giải quyết và kiểm 
tra, nghiên cứu tài liệu, trao đổi hợp tác với các thành viên trong nhóm. Trong dự 
án, GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho 
HS trao đổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin, khuyến khích HS tạo ra một sản 
phẩm học tập có chất lượng. 
 Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án 
 HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. Sau đó, GV và HS tiến 
hành đánh giá. HS có thể tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản 
phẩm nhóm mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện 
dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp 
theo. 
 *Dạy học hợp tác 
 Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học trong đó, HS làm việc nhóm 
để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra. 
 7 
 Thứ hai: HS không những được học nội dung học tập mà còn được học con 
đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Nói cách khác, HS học được 
cách phát hiện và giải quyết vấn đề. 
 Để tiến hành dạy học giải quyết vấn đề, chúng ta thực hiện theo 4 bước. 
 Bước 1: Nhận biết vấn đề. GV đưa người học vào tình huống có vấn đề. 
Phát biểu vấn đề dưới dạng “mâu thuẫn nhận thức”, đó là mâu thuẫn giữa những 
cái đã biết với những cái chưa biết và HS muốn tìm tòi để giải quyết vấn đề mâu 
thuẫn đó. 
 Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. 
 Bước 3: Thực hiện kế hoạch 
 Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, kết luận. GV tổ chức cho HS rút ra kết luận về 
cách giải quyết vấn đề trong tình huống đã được đặt ra, từ đó, HS lĩnh hội tri thức, 
kĩ năng của bài học hoặc vận dụng được những kiến thức, kĩ năng trong môn học 
để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 
 Dạy học giải quyết vấn đề có thể phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét 
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy 
động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với 
bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất 
 Để áp dụng dạy học giải quyết có vấn đề, GV cần lưu ý: GV cần tạo ra tình 
huống có vấn đề phù hợp, thu hút HS vào quá trình tìm tòi để phát hiện và giải 
quyết vấn đề. Tuy nhiên, không phải nội dung dạy học nào cũng có thể phù hợp để 
xây dựng thành tình huống có vấn đề cho HS; Nếu giải quyết vấn đề được sử dụng 
cho các nhóm, vấn đề cần đủ phức tạp để đảm bảo rằng tất cả các HS là thành viên 
trong nhóm đều phải làm việc cùng nhau để giải quyết; Việc tổ chức tiết học hoặc 
một phần của tiết học theo PPDH này đòi hỏi phải có thời gian phù hợp; Trong 
một số trường hợp, cần có thiết bị dạy học và các điều kiện phù hợp để thực hiện 
hiệu quả phương pháp giải quyết vấn đề ví dụ như các phương tiện tra cứu, khảo 
sát và thu thập thông tin.. 
 Dạy học giải quyết vấn đề có ưu thế hình thành các năng lực chung như sau: 
Năng lực tự chủ và tự học (tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá 
về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề); Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
(Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề 
phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất). 
 * Phƣơng pháp đàm thoại, gợi mở 
 Phương pháp đàm thoại gợi mở là “cách thức GV đặt ra một hệ thống câu 
hỏi, tổ chức cho HS trả lời, có thể trao đổi qua lại, tranh luận với nhau và với GV, 
qua đó, HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng.” 
 9 

File đính kèm:

  • pdfskkn_gop_phan_hinh_thanh_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_nang.pdf