Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm
Người xưa có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Cái “khôn” chính là sự hiểu biết về kiến thứ, thấu cảm về những điều thiêng liêng quý giá để hiểu được dân tộc mình, yêu đất nước mình và chủ động hội nhập quốc tế. Đó là những thu thập không thể có nếu chỉ nghe nói và nhìn qua phim ảnh. Các trường theo xu hướng tiến bộ đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới thúc đẩy chất lượng học tập để đào tạo nên những con người năng động. Song nếu chỉ dừng ở tính thực tế của “giờ học thực tế” thì chưa đủ. Trải nghiệm sáng tạo khác với trải nghiệm đơn thuần vì trong đó cần hiệu quả sáng tạo của việc tổ chức đi và thu kết quả khi về. Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm qua hình thức tham quan tìm hiểu các di sản lịch sử văn hoá, tìm hiểu phong tuc tập quán bản sắc văn hoá dân tộc, trải nghiệm qua giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần, ngoại khoá…là một trong những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục góp phần quan trọng trong việc tạo hứng thú, tính tích cực, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Từ đó góp phần đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm còn giúp giảm lối mòn nhàm chán kiểu dạy kiến thức hàn lâm đơn thuần trong các tiết dạy trên lớp, làm thay đổi quan niệm giảng dạy cũ, thúc đẩy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Trường THPT Tương Dương 1 nằm trên địa bàn miền núi vùng cao huyện Tương Dương với phần đa học sinh là con em các dân tộc thiểu số Thái, Khơ Mú, Mông, Ơ du, Tày Poọng... Các em chủ yếu là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, bố mẹ làm nông nên điều kiện kinh tế khó khăn. Hành trang bước vào cuộc sống xa gia đình người thân của các em còn quá ít, nhận thức về xã hội ,kỹ năng sống còn nhiều hạn chế, hầu hết các em đều ngoan nhưng do học yếu, bị hổng kiến thức cơ bản nên khó tiếp thu bài dẫn đến thái độ chán nản khi phải đến lớp, phải tiếp nhận lượng kiến thức lớn với mức độ khó hơn ở bậc THPT, vì vậy việc học sinh lười học, ể oải, học đối phó chưa xác định được mục tiêu của việc học , bỏ học giữa chừng là hiện trạng phổ biến hiện nay ở trường . Đây chính là bài toán khó giải, là nỗi niềm mà mỗi cá nhân giáo viên và Ban giám hiệu trường THPT Tương Dương 1 luôn trăn trở. Làm sao đảm bảo được yêu cầu chất lượng giáo dục chung với trình độ đầu vào của học sinh thấp như thế. Làm sao để học sinh thay đổi được thái độ học tập, ý thức được tầm quan trọng của việc học, có niềm say mê với việc học. Làm sao để tìm ra phương pháp hữu hiệu tạo được sự hứng thú tìm hiểu khoa học, xây dựng được ý thức học tập tích cực cho học sinh. Làm sao để tạo cho các em môi trường học tập thân thiện gần gũi và gắn kết, giúp giảm áp lực trong những giờ học và học sinh được hoà mình trong không gian học tập mới ở ngoài lớp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường có hạn, làm thế nào để tạo ra sự “đổi gió” đáp ứng nhu cầu chính đáng “Trăm nghe không bằng một thấy” của học sinh. Làm sao để học sinh thụ hưởng triết lý giáo dục: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”… Chỉ khi học sinh thích đến lớp đến trường thì các em mới tự giác học tập và rèn luyện hay nói cách khác, khi các em nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của viêc học và rèn luyện thì các em mới có động lực có ý thức học tập tích cực. Và với việc giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm được xem như là một luồng gió mới cùng với nhiều biện pháp khác thu hút học sinh đến trường dươc xem như là một trong những chìa khoá xây dựng ý thức học tập tích cực giúp học sinh tự giác nỗ lực học tập để đạt kết quả cao như chúng ta mong muốn. Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm” để viết sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội, giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là “Đào tạo nguồn nhân lực” và “Rèn luyện kỹ năng sống” cho học sinh giúp các em làm chủ bản thân, có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Trường học hiện nay vì thế mà không những là nơi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho các em những kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Mục 2.5 Chỉ thị 26/CT-UBND ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh về triển khai nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đề cập về môi trường giáo dục toàn diện có ghi rõ: “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, tăng cường giáo dục đạo dức lối sống, hình thành phẩm chất con người việt nam trong thời đại mới, tiếp tục phát huy quảng bá những giá trị tốt đẹp của con người quê hương xứ nghệ ra trường quốc tế.” “Chú trọng giáo dục mô hình giáo dục trải nghiệm, phát triển năng lực người học thông qua liên kết thực hành, tổ chức cho người học có nhiều cơ hội tham gia hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng, từ thiện nhân đạo, sáng tạo”. Luật GD, điều 28.2 cũng đã ghi “Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập”. Trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin với xu thế hội nhập thế giới, các trường học hiện nay đang đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức là làm sao truyền thụ tri thức cho học sinh để các em thích nghi với sự phát triển của xã hội vừa hướng cho học sinh lối sống có văn hoá, tích cực, lành mạnh không nhận thức lệch lạc, không suy thoái niềm tin theo những mặt trái của xã hội. Đó chính là nỗi niềm trăn trở mà mỗi giáo viên và nhà quản lí giáo dục luôn thường trực. Dạy chữ - dạy người là 2 nhiệm vụ quan trọng song song, lâu dài, mang tính chiến lược trong việc phát triển giáo dục và phát triển đất nước bởi không chỉ bồi dưỡng nhận thức về các chuẩn mực xã hội mà còn góp phần định hình, phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người có ích cho bản thân, gia đình, tổ quốc và cho xã hội. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng, nền giáo dục nước nhà cũng đang từng bước cải cách đổi mới phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Ai cũng hiểu 1 lượng kiến thức lớn với mức độ khó hơn ở bậc THPT, vì vậy việc học sinh lười học, ể oải, học đối phó chưa xác định được mục tiêu của việc học , bỏ học giữa chừng là hiện trạng phổ biến hiện nay ở trường . Đây chính là bài toán khó giải, là nỗi niềm mà mỗi cá nhân giáo viên và Ban giám hiệu trường THPT Tương Dương 1 luôn trăn trở. Làm sao đảm bảo được yêu cầu chất lượng giáo dục chung với trình độ đầu vào của học sinh thấp như thế. Làm sao để học sinh thay đổi được thái độ học tập, ý thức được tầm quan trọng của việc học, có niềm say mê với việc học. Làm sao để tìm ra phương pháp hữu hiệu tạo được sự hứng thú tìm hiểu khoa học, xây dựng được ý thức học tập tích cực cho học sinh. Làm sao để tạo cho các em môi trường học tập thân thiện gần gũi và gắn kết, giúp giảm áp lực trong những giờ học và học sinh được hoà mình trong không gian học tập mới ở ngoài lớp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường có hạn, làm thế nào để tạo ra sự “đổi gió” đáp ứng nhu cầu chính đáng “Trăm nghe không bằng một thấy” của học sinh. Làm sao để học sinh thụ hưởng triết lý giáo dục: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Chỉ khi học sinh thích đến lớp đến trường thì các em mới tự giác học tập và rèn luyện hay nói cách khác, khi các em nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của viêc học và rèn luyện thì các em mới có động lực có ý thức học tập tích cực. Và với việc giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm được xem như là một luồng gió mới cùng với nhiều biện pháp khác thu hút học sinh đến trường dươc xem như là một trong những chìa khoá xây dựng ý thức học tập tích cực giúp học sinh tự giác nỗ lực học tập để đạt kết quả cao như chúng ta mong muốn. Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1 thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm” để viết sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tương Dương 1 và hi vọng đề tài này cũng có thể áp dụng cho các trường khác. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận chung về xây dựng ý thức học tập tích cực, phân tích đánh giá thái độ học tập của học sinh và trên cơ sở kế hoach dạy học của nhóm, chúng tôi thực hiện các biện pháp thông qua một số chủ đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh. Qua quá trình thực hiện sẽ đúc rút được các biện pháp hiệu quả nhất về việc xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh. Giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học, nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân, thúc đẩy tinh thần tự học tự nghiên cứu và chủ động lĩnh hội Kiến thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giúp cho việc xây dựng mục tiêu “một ngày đến trường là một ngày vui, trường học thân thiện học sinh tích cực” thành hiện thực. Nâng cao chất lượng giáo 3 Đề tài đề xuất các giải pháp tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống, thái độ học tập tích cực cho học sinh bằng các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá ở trườngTHPT nhằm mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh. Giúp học sinh luôn nêu cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong các hoạt động giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phát huy được vai trò cố vấn cho học sinh, phát huy được khả năng sáng tạo, có ý thức tự giác của học sinh trong học tập cũng như trong hoạt động. Luôn lễ phép với thầy cô giáo, biết vâng lời cha mẹ, ông bà, Đề tài giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên với học sinh, giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, phát triển kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trở thành con người mới, biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và không ngừng phấn đấu, cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước. Vì thế chúng tôi khẳng định tính mới của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu cách làm mới từ các đồng nghiệp và từ thực tế cách tổ chức dạy học của thành viên trong nhóm trong các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt lớp Mỗi giải pháp trình bày đều có ý nghĩa riêng và cách làm cụ thể chi tiết phù hợp và dễ áp dụng không chỉ trong trường mà là các trường THPT. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận. 1. Tổng quan về hình thành ý thức học tập tích cực. Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý thức học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp, trong xã hội. Ý thức học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đề ra. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Ý thức tự giác học tập và rèn luyện là yếu tố bên trong, là cơ sở để các yếu tố khác phát huy tác dụng. Mọi tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài như môi trường học tập, đội ngũ giáo viên đều phải được thông qua yếu tố chủ quan bên trong là ý thức tự giác học tập và rèn luyện mới tạo ra được sức mạnh thúc đẩy tinh thần hăng say học tập, rèn luyện. Do vậy, xây dựng ý thức học tập tích cực và rèn luyện cho học sinh là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì, cho dù việc dạy học có hay, có tốt đến đâu nhưng nếu học sinh không tập trung, không tích cực, không tự giác học tập và rèn luyện thì không thể có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Do đó, xây dựng ý thức tự giác học tập và rèn luyện cho học sinh chính là nâng cao kết quả học tập, nhằm phát triển phẩm chất nhân cách cho người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. 5 - Ý thức và động cơ tự học của học sinh - Vốn tri thức hiện có của các em - Năng lực trí tuệ và tư duy - Phương pháp tự học của học sinh. Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh không chỉ làm thay đổi cách dạy của GV mà còn làm thay đổi cách học của các em. Mọi sự đổi mới trong giáo dục có thành công hay không đều phụ thuộc vào người học. Bản thân học sinh cũng phải nhận thức được rằng, việc học tập không phải chỉ để thi mà để phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình. 3. Hoạt động trải nghiệm. 3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mà người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. 3.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm . HĐTN là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường. HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về SH, HĐTN còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội... HĐTN có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động 3.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông, có nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, trong đó hoạt động trải nghiệm là một trong những hình thức mang lại hiệu quả giáo dục cao. 7 sinh. Để có cơ sở cho việc đề xuất một số kinh nghiệm trong đề tài, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế và lấy ý kiến tham khảo của 50 giáo viên từ các trường THPT huyện Tương Dương. Phiếu khảo sát giáo viên về công tác giáo dục, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh. ( Tổng số giáo viên: 50 người) TT Nội dung trao đổi SL % 1 Thầy (cô) hãy cho biết công tác giáo dục, xây dựng ý thức học tập cho học sinh trong trường THPT hiện nay có cần thiết không? a. Không cần thiết 0 0 b. Cần thiết 10 20% c. Rất cần thiết 40 80% 2 Thực trạng về giáo dục đạo đức, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh trong các trường THPT như thế nào? a. Chưa hiệu quả 30 60% b. Hiệu quả 18 36% c. Rất hiệu quả 2 4% 3 Công tác giáo dục, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có được tiến hành không? a. Có tổ chức 33 66% b. Tổ chức không thường xuyên 12 24% c. Thường xuyên 5 10% 4 Theo thầy cô hình thức nào dưới đây hiệu quả nhất nhằm xây dựng lối sống tích cực cho học sinh THPT hiện nay. a. Chủ yếu qua phát thanh tuyên truyền 5 10% b. Qua môn học, tiết chủ nhiệm lớp 5 10% c. Đa dạng, qua ngoại khoá, trải nghiệm 40 80% 5 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học, đạo đức xuống cấp của một bộ phận học sinh a. Gia đình không quan tâm 15 30% b. Chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường hiệu 15 30% quả mang lại chưa cao. c. Cả hai ý trên 20 40% Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức, xây dựng ý thức học tập tích cực cho học sinh là rất quan trọng. Nhà trường đã triển khai giáo dục vấn đề này cho học sinh, song chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa đa dạng, chủ yếu mang tính lý thuyết, giáo huấn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến đạo đức xuống cấp của một bộ 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_y_thuc_hoc_tap_tich_cuc_cho_h.pdf