Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án nhằm phát triển năng lực hóa học cho học sinh miền núi THPT Con Cuông
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT). Chương trình nêu rõ: “Xây dựng định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết…”. Từ năm học 2022-2023, chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới cấp Trung học phổ thông bắt đầu áp dụng với lớp 10. Việc thay đổi mục tiêu chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) đồng nghĩa với việc thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá ở các môn học. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ - TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với mục tiêu: “…lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò; Thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phải dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh được quy định trong chương trình; phối hợp đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục: Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh…”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án nhằm phát triển năng lực hóa học cho học sinh miền núi THPT Con Cuông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án nhằm phát triển năng lực hóa học cho học sinh miền núi THPT Con Cuông

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CON CUÔNG ********** Tên đề tài: “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC DỰ ÁN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HÓA HỌC CHO HỌC SINH MIỀN NÚI THPT CON CUÔNG” Lĩnh vực: Hóa học Tác giả: Lương Thị Thùy Linh & Đào Thị Huệ Đơn vị: Trường THPT Con Cuông Số điện thoại liên hệ : 0848011227- 0919569906 Năm học: 2022 -2023 2.3. Các nguyên tắc quan trọng trong xây dựng và sử dụng hệ thống các tiêu 24 chí đánh giá trong dạy học dự án.. 3. Xây dựng và sử dụng tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án môn Hóa học 25 tại trường THPT Con Cuông............................................................................ 3.1. Cấu trúc dự án dạy học ....................... 25 3.1.1. Người học............................................................................................... 25 3.1.2. Giáo viên................................................................................................ 25 3.1.3. Nội dung dạy học................................................................................... 26 3.1.3. Phương pháp dạy học.............................................................................. 26 3.1.3. Phương tiện dạy học............................................................................... 26 3. 1.6. Môi trường và thời gian thực hiện dự án. 26 3. 2. Áp dụng tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án........................... 26 3.2.1. Dự án “Rượu – An toàn về rượu trong cuộc sống – Hóa học 11.......... 26 3.2.2. Dự án “Tào phớ – món ăn dinh dưỡng giàu Protein từ đậu nành”........ 37 4. Khảo sát tính khả thi của giải pháp............................................................. 48 4.1. Khảo sát tính khả thi của việc áp dụng bộ tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án đối với GV. 4.1.1. Mục đích khảo sát 48 4.1.2. Đối tượng khảo sát 48 4.1.3. Nội dung và kết quả khảo sát.................................................................. 49 4.2. Khảo sát tính hiệu quả của việc áp dụng bộ tiêu chí đánh giá trong DHDA 50 đối việc học tập của HS... 4.2.1. Mục đích khảo sát 50 4.2.2. Đối tượng khảo sát 50 4.2.3. Nội dung và kết quả khảo sát.................................................................. 50 PHẦN III. KẾT LUẬN 51 1. Kết quả đạt được việc ứng dụng sáng kiến, ý nghĩa của đề tài 51 1.1. Đối với nhóm tác giả.................................................................................. 51 1.2. Đối với HS................................................................................................. 51 1.3. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn và đơn vị thực hiện..................................... 51 1.4. Đối với các đồng nghiệp trong ngành........................................................ 51 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài...................... 52 3. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................ 52 3.1 Đề xuất phạm vi áp dụng............................................................................ 52 3.2. Một số kiến nghị........................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.............................................................. 53 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong bối cảnh thay đổi Chương trình Giáo dục phổ thông Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT). Chương trình nêu rõ: “Xây dựng định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết”. Từ năm học 2022-2023, chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới cấp Trung học phổ thông bắt đầu áp dụng với lớp 10. Việc thay đổi mục tiêu chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) đồng nghĩa với việc thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá ở các môn học. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ - TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với mục tiêu: “lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò; Thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phải dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh được quy định trong chương trình; phối hợp đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục: Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh”. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các phương pháp dạy học (PPDH) nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho người học đang được nhiều giáo viên (GV) ứng dụng vào quá trình dạy học. Thực tế rất nhiều PPDH hiện đại được GV triển khai áp dụng ở cấp THPT đang dần 1 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học trong trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu : Các kiến thức về dạy học dự án và các tiêu chí công cụ đánh giá trong dạy học dự án. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phân tích, tổng hợp các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, thăm dò, lấy ý kiến của giáo viên và nhận thức của học sinh về dạy học dự án, về bộ tiêu chí và công cụ đánh giá trong dạy học dự án. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất. 5.3. Xử lí thông tin Xử lí kết quả thực nghiệm bằng Excel. 6. Giả thiết khoa học Trong quá trình dạy học hóa học, nếu sử dụng phương pháp dạy học dự án và có bộ tiêu chí, các công cụ đánh giá kết quả học tập khoa học, phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tăng hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cũng như cũng như hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn trong dạy học dự án và sử dụng bộ tiêu chí, các công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT nói chung và học sinh THPT miền núi nói riêng. - Điều tra đánh giá thực trạng việc thiết kế và sử dụng dạy học dự án trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Đề xuất được các tính năng mới của bộ tiêu chí, các công cụ đánh giá học tập góp phần phát triển năng lực hóa học cho học sinh và tạo hứng thú học tập hóa học cho học sinh. 3 c. Lịch sử của phương pháp DHDA Ý tưởng tổ chức dạy học thông qua một DA ra đời cùng với sự xuất hiện của các trường dạy nghề trong các cơ sở công nghiệp từ nhiều thế kỉ trước. Nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX thì phương pháp này mới được áp dụng trong các trường học tích cực ở châu Âu và Bắc Mĩ và người ta mới bắt đầu nghiên cứu những điều kiện cần thiết cho sự hiệu quả của nó. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là các nhà giáo dục Giôn Đi-uây (John Deway, 1859-1952), Uyli êm Kin-pa-trích (William Kilpatrick, 1871-1965) ở Mĩ, An-tôn Xê-mi-ôn-nô-vích Ma-caren- cô (1888-1939) ở Liên Xô và Xê-lét-tin Phe-nê (Célestin Freinet, 1896-1966) ở Pháp. Ngày nay, DHDA đã mang tính toàn cầu và ngày còn phát triển hơn nữa với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại mà đặc biệt là sự bùng nổ của mạng xã hội. Nhiều trường học ở Đức hàng năm đều giành riêng một tuần cuối năm học cho việc DHDA và gọi đó là tuần lễ DA cuối năm học. Trong tuần học này, GV các môn hoặc tự HS đề xuất những DA liên quan quan đến những kiến thức đã học. HS tự đăng kí tham gia vào những DA mà họ ưa thích. Tổ chức Trinh sát và Hướng đạo Pháp (Les Scouts et Guides de France) đã tiến hành cho trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới, không phân biệt quốc tịch; sắc tộc; văn hoá; tôn giáo và hoàn cảnh xã hội, cùng thực hiện những DA học tập với các mục đích giáo dục về nhân cách; giới tính; lối sống cộng đồng và sự tôn trọng thiên nhiên... Phương pháp DHDA du nhập vào nước ta từ năm 2003. Chương trình “dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm DHDA tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, DHDA là một phương pháp được nhiều GV chọn lựa nhằm tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo định hướng phát triển năng lực. d. Tiến trình tổ chức DHDA * Giai đoạn tiền dự án: Trong giai đoạn này GV chuẩn bị cho việc tổ chức DA. GV cần xác định được các mục tiêu cần đạt của DA, dự kiến khoảng thời gian tiến hành DA, lên kế hoạch tổ chức DA. GV cũng cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức DHDA: nội dung dạy học, địa điểm dạy học, trang thiết bị, thí nghiệm, các công cụ đánh giá, kinh phí, .... Việc dự kiến trước được những khó khăn của HS trong quá trình thực hiện DA cũng là cần thiết. Pha tiền DA dù diễn ra trong thời gian ngắn hay dài nhưng việc thực hiện tốt nó sẽ có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công DA. * Giai đoạn chuẩn bị: DA học tập có thể nảy sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong nhiều bối cảnh khác nhau như đã nói ở trên. Nhưng tất cả HS đều phải có cơ hội để thảo luận về các chủ đề DA. Việc đề xuất và lựa chọn các chủ đề DA có thể thực hiện thông qua phương pháp hiến kế tập thể (brainstorming), sơ đồ tư duy, phiếu học tập, kĩ thuật CATKON (Cái gì?; Ai?; Tại sao?; Khi nào?; Ở đâu?; Như thế nào?), .... Tiếp đó, HS 5 trưởng, GV điều khiển và định hướng các hoạt động học tập của HS để đảm bảo DA đi đến thành công. Dưới sự hỗ trợ của GV, HS tham gia tích cực và chủ động vào rất nhiều hoạt động học tập khác nhau trong suốt quá trình DA. HS tự đề xuất các vấn đề nghiên cứu, tự tổ chức công việc và các hoạt động học tập, như: tìm kiếm thông tin; khai thác các công cụ; làm sản phẩm, tự đánh giá bản thân và tham gia đánh giá các bạn trong DA, .... và qua đó tự xây dựng cho mình các kiến thức, phẩm chất và năng lực cần thiết. Trong DHDA, HS không còn là những con rối hoạt động thụ động theo sự điều khiển của GV mà thực sự trở thành tác giả của việc học tập của họ. 1.1.2. Giới thiệu chung về đổi mới PPDH và KTĐG trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ đánh giá là các mục tiêu/ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng cả hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì ở cơ sở/ đơn vị giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của HS ở từng năm học và trong cả quá trình. Đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của HS, giúp HS nhận ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu của môn học đã đề ra. - Đánh giá phải đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy, có nghĩa là định lượng chính xác, khách quan kết quả học tập, chỉ ra được HS đạt được ở mức nào so với mục tiêu của chuẩn đã đề ra. - Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt. Các hình thức KTĐG phải đa dạng và diễn ra trong suốt quá trình dạy học, phải tạo ra sự phát triển và góp phần nâng cao năng lực cho người học. Thông qua hoạt động đánh giá của GV, HS từng bước phát triển năng lực đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân. 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_bo_tieu_chi_danh_g.pdf