Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang ngày một đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục” để có thể đào tạo những con người toàn diện phục vụ cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghệ. Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký thông tư 32/2018/TT-BGDĐT chính thức ban hành chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Như vậy, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 tất cả các môn học đều có sự đổi mới về mặt nội dung, cấu trúc, phương pháp dạy học … so với bản hiện hành. Bộ giáo dục với chủ trương: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...đã tổ chức các cuộc tập huấn hội thảo với quy mô toàn quốc để triển khai định hướng đổi mới giáo dục phổ thông thông qua đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh với tất cả các môn học trong đó có bộ môn hóa học.
Riêng đối với môn Hoá học, đặc biệt có thêm sự đổi mới về việc sử dụng thuật ngữ và danh pháp hoá học bằng tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu quốc tế và hội nhập; điều này gây không ít bỡ ngỡ cho đội ngũ giáo viên trong thời gian đầu thực hiện chương trình.
Hoà chung với những thay đổi đó của giáo dục, là những giáo viên đầu tiên tham gia giảng dạy chương trình lớp 10 mới, chúng tôi liên tục chủ động cập nhật, trang bị thêm những kiến thức mới, phương pháp mới, chẳng hạn nghiên cứu kĩ chương trình tổng thể và chương trình môn học thông qua việc tập huấn các Modul, áp dụng thuật ngữ và danh pháp hoá học theo chuẩn Quốc tế và từng bước lên kịch bản giảng dạy cho các chủ đề dạy học.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, do đó thí nghiệm hoá học có vai trò rất quan trọng trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên và môn Hoá học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hoá học là phương tiện quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh, đặc biệt để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Song song với việc tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia thực hành thí nghiệm thì hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị cũng là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hoá học. Việc sử dụng tốt các bài tập có hình vẽ để tổ chức hoạt động học tập sẽ giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nhiều hơn. Bên cạnh đó trong các kì thi học sinh giỏi khối THCS, tuyển sinh Đại học- Cao đẳng và các kỳ thi đánh giá năng lực của các trường những năm gần đây đã xuất hiện những câu hỏi, bài tập liên quan đến hình vẽ, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực thực hành, giải quyết các bài tập giải quyết vấn đề trong thực tiễn và đi sát với cuộc sống, đưa môn Hóa học về đúng với vai trò đúng nghĩa của nó và kích thích khơi gợi niềm đam mê bộ môn Hóa trong học sinh, giúp học sinh định hướng đúng đắn nghề nghiệp trong tương lai.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng một số bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP SỬ DỤNG HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TRI THỨC VÀO THỰC TIỄN Lĩnh vực: Hóa học Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Phương Dung - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Tổ KHTN - Điện thoại: 0977 571 672 2. Trần Thị Thanh Hải - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Tổ KHTN - Điện thoại: 0962957281 Năm học: 2022 - 2023 2 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 III. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3 IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU3 V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU3 VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3 VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4 VIII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU4 PHẦN II. NỘI DUNG 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 I.1. Điểm mới của chương trình môn Hoá học theo chương trình giáo dục phổ thông mới5 I.1.1. Điểm mới nổi bật nhất của chương trình môn Hoá học5 I.1.2. Thuật ngữ và danh pháp Hoá học trong Chương trình môn Hoá học mới5 I.2. Bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm phát triển năng vận dụng tri thức vào thực tiễn6 I. 2.1. Khái niệm bài tập có hình vẽ thí nghiệm Hóa học6 I.2.2. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn cho học sinh 6 I.2.3. Phân loại bài tập sử dụng HVTN theo định hướng NLVDTT vào thực tiễn7 I.2.4. Xây dựng bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm phát triển NLVDTT vào thực tiễn8 I.2.5. Vai trò của bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn 9 1 V.2. Tổ chức thực nghiệm 36 V.2.1. Kết quả định tính 36 V.2.2. Kết quả định lượng 37 V.2.3. Kết luận về thực nghiệm 37 PHẦN III. KẾT LUẬN 38 I. KẾT LUẬN 38 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 38 III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 40 3 rất quan trọng trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên và môn Hoá học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hoá học là phương tiện quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh, đặc biệt để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Song song với việc tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia thực hành thí nghiệm thì hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị cũng là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hoá học. Việc sử dụng tốt các bài tập có hình vẽ để tổ chức hoạt động học tập sẽ giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nhiều hơn. Bên cạnh đó trong các kì thi học sinh giỏi khối THCS, tuyển sinh Đại học- Cao đẳng và các kỳ thi đánh giá năng lực của các trường những năm gần đây đã xuất hiện những câu hỏi, bài tập liên quan đến hình vẽ, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực thực hành, giải quyết các bài tập giải quyết vấn đề trong thực tiễn và đi sát với cuộc sống, đưa môn Hóa học về đúng với vai trò đúng nghĩa của nó và kích thích khơi gợi niềm đam mê bộ môn Hóa trong học sinh, giúp học sinh định hướng đúng đắn nghề nghiệp trong tương lai. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng một số bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020 thì việc mỗi cá nhân giáo viên tự bồi dưỡng, thực hành để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, nhất là khi Việt Nam hội nhập WTO. Vì vậy, tiếng Anh học thuật là phương tiện cơ bản để tiếp cận với nền khoa học thế giới. Thông thạo tiếng Anh, nhất là tiếng Anh học thuật sẽ rất thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu và ứng dụng chất lượng cao, nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp, trau dồi chuyên môn từ sự hội nhập toàn cầu. Việc luyện tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiếng Anh 2 tri thức vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học nói riêng; phát triển năng lực của học sinh để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích ứng trong thế giới tương lai. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thuật ngữ và danh pháp hoá học theo chuẩn quốc tế bằng tiếng Anh. Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của HS. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: + Áp dụng nội dung, phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 vào giảng dạy bằng cách khai thác bài tập có hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10. + Thuật ngữ và danh pháp hoá học theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry). - Phạm vi nghiên cứu: + Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, khai thác bài tập có hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10. Danh pháp hoá học sử dụng bằng tiếng Anh ở mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của HS. + Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Học sinh THPT của một số trường trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu sử dụng các bài tập có hình vẽ thí nghiệm Hoá học 10 theo hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn của học sinh. - Sử dụng các bài tập có hình vẽ thí nghiệm nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Từ đó có thể rèn luyện trí thông minh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh giúp mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn. - Giúp các em HS giải quyết các bài tập có liên quan đến hình vẽ thí nghiệm trong các kỳ thi đồng thời có thể giải quyết sáng tạo các vấn đề nảy sinh trong cuộc 4 PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I.1. Điểm mới của chương trình môn Hoá học theo chương trình giáo dục phổ thông mới I.1.1. Điểm mới nổi bật nhất của chương trình môn Hoá học Nền giáo dục nước ta đang bước sang giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện, mục tiêu giáo dục chuyển trọng tâm từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí thông tư 32/2018/TT-BGDĐT chính thức ban hành chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Đây là chương trình phổ thông cấp quốc gia của nước ta lần đầu tiên được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thay vì chú trọng nội dung như các chương trình trước đây. Theo đó, môn Hoá học nằm trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/ lớp/ năm), trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề (35 tiết/ lớp/ năm). Mục tiêu của các chuyên đề này là nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, mở rộng nâng cao kiến thức; Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời. Như vậy, điểm mới quan trọng nhất trong chương trình môn Hóa học là đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và 6 nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai trò quan trọng. Theo tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong trường THPT của vụ THPT thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo: Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau: - Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài tập đóng. - Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống. - Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn. - Quá ít ôn tập, thường xuyên bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn đề mới. - Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ Còn đối với việc tiếp cận năng lực, đặc biệt là năng lực vận dụng tri thức vao thực tiễn có những ưu điểm nổi bật là: - Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. - Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. - So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng năng lực định hướng mạnh hơn đến HS. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực. Các bài tập trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assesment -PISA) là ví dụ điển hình cho xu hướng xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá theo năng lực. Trong các bài tập này, người ta chú trọng sự vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. PISA không kiểm tra trí thức riêng lẻ của 8 của học sinh. Câu hỏi của loại bài tập này thường là: “Làm thế nào để xác đinh được chấtvới các thiết bị?”; “Hãy tìm cách nhận biết với các thiết bị, dụng cụ, hóa chất cho sẵn?” ; “Nêu phương án tính hàm lượng chấtvới các dụng cụ, hóa chất”. I.2.3.2. Bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm định lượng Hóa học Bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm định lượng có nội dung yêu cầu học sinh: - Tính hàm lượng các chất Hóa học với các thiết bị nào đó. - Tìm quy luật về mối liên hệ phụ thuộc giữa chất các chất (với các thiết bị nhất định). Dựa vào tính chất khó khăn, phức tạp của bài tập, cho thiết bị, hóa chất thí nghiệm hoặc tự lựa chọn, tìm kiếm thiết bị, hóa chất; kiểu định hướng hành động giải bài tập, có thể chia bài tập có hình vẽ TN định lượng thành ba mức độ (từ thấp đến cao): Mức độ 1 (MĐ1): Cho dụng cụ, hóa chất, thiết bị cần thiết. Cho biết các bước tiến hành làm thí nghiệm. Yêu cầu: Học sinh dự đoán các hiện tượng thí nghiệm theo để xác định đại lượng các chất hoặc tìm ra chất hay các quy luật trong Hóa học. Mức độ 2 (MĐ2): Cho dụng cụ, hóa chất, thiết bị cần thiết. Yêu cầu: Học sinh thiết kế phương án thí nghiệm (PATN); lắp ráp thí nghiệm bằng HVTN; Yêu cầu nêu các bước thực hiện thí nghiệm để tìm ra chất hay tính toán xác định hóa chất cần tìm từ đó có thể rút ra quy luật để giải quyết các bài toán Hóa học trong cuộc sống. Mức độ 3 (MĐ3). Yêu cầu học sinh: - Tự lựa chọn dụng cụ, hóa chất, thiết bị cần thiết. - Thiết kế PATN bằng hình vẽ trực quan. – Nêu các bước tiến hành thí nghiệm với hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm. – Dự đoán các phản ứng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm để đạt được yêu cầu định lượng đo đạc xác định hàm lượng các chất, xử lí số liệu thí nghiệm, xây dựng quy tắc, quy luật Hóa học, kiểm nghiệm quy luật Hóa học đã biết từ đó áp dụng trong các bài toán thực tiễn. I.2.4. Xây dựng bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm phát triển NLVDTT vào thực tiễn 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_bai_tap_su_dung_hinh_v.docx