Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức trong bối cảnh chuyển đổi số

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được sự quan tâm của các cấp. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đối mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với cấp THPT (hiện đang thực hiện ở lớp 10) với mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào đời sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới; thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất và năng lực, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Để đạt được mục tiêu đề ra, chương trình cũng đặt ra những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực. Bên cạnh những năng lực chung cần đạt, năng lực chuyên môn cũng được chú trọng hình thành và phát triển qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. Trong đó, đặt ra yêu cầu về năng lực công nghệ (nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật), năng lực tin học (sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông, ứng xử phù hợp trong môi trường số, giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số) đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục, đặc biệt là môn Ngữ Văn có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”. Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/08/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đều nhấn mạnh chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, toàn diện, mang tính đột phá. Trên tinh thần đó, năm 2022, sở giáo dục đào tạo Nghệ An tiếp tục phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch COVID-19”. Xây dựng hồ sơ học tập trong dạy học môn Ngữ văn là một trong những phương cách khả dụng để tăng cường hoạt động học tập, qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu của chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, qua thực tế chúng tôi thấy việc xây dựng hồ sơ học tập trong bối cảnh chuyển đổi số vẫn chưa được quan tâm nhiều, phần đa vẫn sử dụng hồ sơ học tập mang tính truyền thống. Hồ sơ điện tử mặc dù đã được sử dụng nhưng chưa có tính hệ thống và đồng bộ, chưa khai thác hết ưu thế của nó với tư cách là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học cũng như đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, nên chúng tôi chọn đề tài Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 trong bối cảnh chuyển đổi số làm nội dung nghiên cứu.
pdf 65 trang Thanh Ngân 02/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức trong bối cảnh chuyển đổi số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức trong bối cảnh chuyển đổi số

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hồ sơ học tập môn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức trong bối cảnh chuyển đổi số
 MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 
I. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 
II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 
III.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 
IV. Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 2 
V. Đóng góp đề tài .................................................................................................. 3 
PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................... 4 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 4 
1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 4 
1.1. Hồ sơ học tập. .................................................................................................. 4 
1.1.1 Khái niệm hồ sơ học tập ................................................................................. 4 
1.1.2 Ý nghĩa của hồ sơ học tập .............................................................................. 5 
1.1.3 Các loại hồ sơ học tập .................................................................................... 5 
1.2 Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục ............................................... 6 
1.2.1 Chuyển đổi số ................................................................................................. 6 
1.2.1.1 Khái niệm chuyển đổi số ............................................................................. 6 
1.2.1.2 Lí do cần phải chuyển đổi số....................................................................... 6 
1.2.1.3 Quy trình chuyển đổi số .............................................................................. 6 
1.2.2 Chuyển đổi số trong giáo dục......................................................................... 7 
1.2.2.1 Khái niệm chuyển đổi số trong giáo dục..................................................... 7 
1.2.2.2 Các bước chuyển đổi số trong giáo dục ...................................................... 8 
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 9 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
 - BGD &ĐT : Bộ GD – ĐT 
 - CĐS Chuyển đổi số 
 - GV: Giáo viên 
- HS: Học sinh 
- HSHT: Hồ sơ học tập 
- THPT: Trung học phổ thông 
- UBND: Ủy ban nhân dân 
- GD & ĐT: Giáo dục và đào tạo 
- CNTT-TT: Công nghệ thông tin – truyền thông 
- CNTT: Công nghệ thông tin 
- ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội 
- ĐHQGTPHCM: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 
- BGH: Ban giám hiệu 
- CMT8/1945: Cách mạng tháng 8 năm 1945 
- GDĐT : Giáo dục đào tạo 
 - CSDL: Cơ sở dữ liệu 
- GDTX: Giáo dục thường xuyên 
- GDMN: Giáo dục mầm non 
- GDĐT: Giáo dục đào tạo 
 minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Quyết định số 
749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Phát triển nền tảng 
hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, 
giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài 
nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển 
công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”. Quyết định 131/QĐ-
TTg ngày 25/01/2022 phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi 
số trong GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 09-
NQ/TU ngày 05/08/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số của 
tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đều nhấn mạnh chuyển đổi 
số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, toàn diện, mang tính đột phá. Trên tinh thần 
đó, năm 2022, sở giáo dục đào tạo Nghệ An tiếp tục phát động “Tuần lễ hưởng ứng 
học tập suốt đời” với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời 
sau đại dịch COVID-19”. 
 Xây dựng hồ sơ học tập trong dạy học môn Ngữ văn là một trong những 
phương cách khả dụng để tăng cường hoạt động học tập, qua đó hình thành và phát 
triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu của 
chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, qua thực tế chúng tôi thấy việc xây dựng hồ 
sơ học tập trong bối cảnh chuyển đổi số vẫn chưa được quan tâm nhiều, phần đa 
vẫn sử dụng hồ sơ học tập mang tính truyền thống. Hồ sơ điện tử mặc dù đã được 
sử dụng nhưng chưa có tính hệ thống và đồng bộ, chưa khai thác hết ưu thế của nó 
với tư cách là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học cũng như đánh giá 
sự tiến bộ của học sinh. 
 Xuất phát từ những lý do trên, nên chúng tôi chọn đề tài Xây dựng hồ sơ học 
tập môn Ngữ Văn 10 trong bối cảnh chuyển đổi số làm nội dung nghiên cứu. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Xây dựng hồ sơ học tập trong dạy học môn Ngữ Văn nhằm nâng cao hiệu 
quả dạy học của bộ môn trong bối cảnh chuyển đổi số, góp phần đổi mới phương 
pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 - Phạm vi nghiên cứu: Hồ sơ học tập trong dạy – học môn Ngữ văn 10 
 - Đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT. 
 - Thời gian: 2022- 2023 
 - Địa điểm: Tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. 
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 
 Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp: 
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp 
 - Phương pháp điều tra khảo sát 
 2 PHẦN II: NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 1. Cơ sở lý luận. 
 1.1. Hồ sơ học tập 
 1.1.1 Khái niệm hồ sơ học tập 
 Hồ sơ học tập cho đến nay vẫn còn là một khái niệm mới đối với GV và HS ở 
Việt Nam, nó là gì và có ý nghĩa như thế nào trong qua trình dạy học là một vấn đề 
cần làm sáng tỏ. Có rất nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về hồ sơ học tập. Theo 
định nghĩa của Paulson và Mayer, “là một bộ sưu tập có mục đích các công việc 
của học sinh thể hiện những nỗ lực, tiến bộ và thành tích của học sinh trong một 
hoặc nhiều lĩnh vực, phải bao gồm sự tham gia của học sinh trong việc lựa chọn 
nội dung, tiêu chí lựa chọn, tiêu chí đánh giá sự nỗ lực và bằng chứng về sự tự 
phản hồi của học sinh”. 
 Với Nguyễn Lăng Bình thì “Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến 
bộ của học sinh, trong đó học sinh được đánh giá về bản thân, nêu những điểm 
mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học 
tập của mình trong quá trình học, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt 
ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc 
phục trong thời gian tới...” 
 Birgin quan niệm hồ sơ học tập là “tập tài liệu về kĩ năng của học sinh trong 
một hoặc nhiều lĩnh vực trong một khoảng thời gian nhất định, thu thập thường 
xuyên các nghiên cứu và hiệu suất của học sinh theo các tiêu chí đã định trước”. 
 Đồng tình với ý kiến trên, nhưng Osman Birgin và Adnan Baki nhấn mạnh 
thêm tính hệ thống và tiến trình thực hiện hồ sơ học tập của học sinh. Nhóm tác giả 
này cho rằng: “Hồ sơ học tập là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn một 
cách có chủ đích của người học trong quá trình học tập môn học, được sắp xếp có 
hệ thống và theo một trình tự nhất định”. 
 Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi quan niệm: Hồ sơ học tập là một bộ sưu tập 
có mục đích và có hệ thống các sản phẩm học tập của HS, những kết quả học sinh đạt 
được trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định; phản ánh quá trình tiếp thu kiến thức, 
hình thành phẩm chất và năng lực của người học trong một khoảng thời gian nhất 
định. HSHT là một phương tiện dạy học và là công cụ kiểm tra đánh giá. 
 Những sản phẩm có thể lưu trữ trong HSHT tập gồm: 
 - Các bài làm, bài kiểm tra, bài báo cáo, ghi chép ngắn, phiếu học tập, sơ đồ, 
các sáng chế v.v của cá nhân học sinh. 
 - Các báo cáo, bài tập, nhận xét, bản kế hoạch, tập san, mô hình, kết quả thí 
nghiệm được làm theo nhóm. 
 4 của bản thân; học sinh tự tin và tự hào về bản thân mình, đồng thời xác định được 
hướng phát triển các năng lực tiềm ẩn trong các giai đoạn tiếp theo. 
 Như vậy, trên cơ sở phân loại HSHT, HS là chủ thể của hoạt động thiết kế 
HSHT và GV sử dụng HSHT như một kênh/một phương tiện để dạy học và đánh 
giá năng lực của học sinh. Hình thức thiết kế HSHT phụ thuộc vào điều kiện học 
tập của cá nhân học sinh và cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy 
và học của nhà trường. Mỗi loại HSHT cần phải đa dạng sản phẩm học tập được 
thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau. 
 1.2 Chuyển đổi số và chuyến đổi số trong giáo dục 
 1.2.1 Chuyển đổi số 
 1.2.1.1 Khái niệm chuyển đổi số 
 Chuyển đổi số (Digital Transformation) là cụm từ được nhắc đến bên cạnh 
các khái niệm như điện toán đám mây, big data và được coi như một xu thế tất 
yếu trong thời đại cách mạng số 4.0. Chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều 
tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2015 (World Economic Forum, Davos – Thụy 
Sĩ), được phổ biến tại nhiều nước từ năm 2017, Việt Nam quan tâm từ năm 2018. 
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kí Quyết định số 
749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, 
định hướng đến năm 2030”. 
 Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể 
và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ 
chức. 
 1.2.1.2. Lí do cần phải chuyển đổi số 
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Bác thường nghe nói có 
đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho mình là già cho nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy 
là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học 
thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải 
học, còn phải hoạt động cách mạng” (Trích câu chuyện: Còn sống thì còn phải 
học).Trong bối cảnh thời đại mới, việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số là rất cần 
thiết, bởi vì: 
 - Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất mà còn mở ra không gian phát 
triển, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. 
 - CĐS mở ra cơ hội dành cho tất cả mọi người, các tổ chức và các quốc gia. 
 - CĐS là một sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện: nhà lãnh đạo 
chuyển đổi số, chuyên gia công nghệ số, mọi người đều tham gia chuyển đổi số. 
 1.2.1.3. Quy trình chuyển đổi số 
 Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số. Với một tổ chức, 
nhận thức của lãnh đạo cao nhất là điều kiện tiên quyết, để từ đó truyền nhận thức, 
cảm hứng, khát vọng và quyết tâm thay đổi tới các thành viên. 
 6 1.2.2.2 Các bước chuyển đối số trong giáo dục 
 - Thứ nhất là tạo môi trường giáo dục linh động. Công nghệ số đã mở ra một 
không gian học tập linh động hơn: người học có thể tiếp thu kiến thức một cách 
thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone). Bất cứ 
thời điểm nào, tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến 
thức một cách đa chiều nhất. Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn 
mới. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và 
nâng cao nhận thức, tư duy của người học. 
 - Thứ hai là truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Chuyển đổi số sẽ tạo ra 
kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Học sinh có thể truy cập vào các tài 
nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Hiện nay, người học có thể 
khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn 
bất kể tình trạng kinh tế của họ. Hơn nữa, chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài 
liệu, giáo trình giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm 
thiểu được các chi phí về in ấn. 
 - Thứ ba là tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế. Nhiều người nghĩ rằng 
học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa GV và HS. Nhưng thực tế, 
phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học 
có thể nói chuyện face to face một – một với GV hướng dẫn mà không bị giới hạn 
bởi không gian. Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực 
tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho HS. Công 
nghệ mới giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, 
hứng thú hơn khi học. 
 - Thứ tư là nâng cao chất lượng giáo dục. CĐS ngành giáo dục đã tạo ra kỷ 
nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công 
nghệ. Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không 
gian mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám 
sát học sinh; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ 
giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều 
trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông 
tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch. 
 - Thứ năm là giảm chi phí đào tạo. Kỷ nguyên học tập trực tuyến sẽ mở ra cơ 
hội học tập với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với trước đây các do trường học sẽ phải 
tốn ít chi phí hơn để chi trả cho các vấn đề liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, 
thiết bị. Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì 
đến các trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ 
hơn nhiều lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp 
với bản thân và những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ho_so_hoc_tap_mon_ngu_van_10.pdf