Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy các bài học môn Tin học 10 (Kết nối tri thức) nhằm phát huy tính năng động, hứng thú học tập cho học sinh
William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói “Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng. Giảng giải là thầy giáo tốt. Minh họa biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ đại”. Điều đó cho thấy việc gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học vô cùng quan trọng. Vậy nên nếu như giờ học không có sự thu hút đối với các em thì chắc chắn tiết học sẽ trở nên nhàm chán, khô khan. “ Học mà chơi, chơi mà học” thì ai giáo viên nào cũng biết nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh học- chơi, chơi - học thì không nhiều giáo viên làm được.
Cùng với các môn học khác trong nhà trường, Tin học là môn ứng dụng và khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là lý thuyết gắn với thực hành. Vì vậy trong giờ dạy Tin học nếu GV không tìm cách tổ chức hay minh họa một giờ dạy học sao cho hợp lý, sinh động, hấp dẫn thì rất khó lôi cuốn học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, khô khan.
Để giờ dạy - học Tin học đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, GV cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức/ giới thiệu các trò chơi trong giờ dạy Tin học Từ những lý do trên chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy các bài học môn Tin học 10 nhằm phát huy tính năng động, hứng thú học tập cho học sinh” Mong muốn trình bày một số giải pháp trò chơi trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10, một khi đã có hứng thú kết hợp với phương pháp, công cụ học tập khác chắc chắn các em sẽ yêu thích và học tốt môn này.
Cùng với các môn học khác trong nhà trường, Tin học là môn ứng dụng và khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là lý thuyết gắn với thực hành. Vì vậy trong giờ dạy Tin học nếu GV không tìm cách tổ chức hay minh họa một giờ dạy học sao cho hợp lý, sinh động, hấp dẫn thì rất khó lôi cuốn học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, khô khan.
Để giờ dạy - học Tin học đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, GV cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức/ giới thiệu các trò chơi trong giờ dạy Tin học Từ những lý do trên chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy các bài học môn Tin học 10 nhằm phát huy tính năng động, hứng thú học tập cho học sinh” Mong muốn trình bày một số giải pháp trò chơi trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học 10, một khi đã có hứng thú kết hợp với phương pháp, công cụ học tập khác chắc chắn các em sẽ yêu thích và học tốt môn này.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy các bài học môn Tin học 10 (Kết nối tri thức) nhằm phát huy tính năng động, hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy các bài học môn Tin học 10 (Kết nối tri thức) nhằm phát huy tính năng động, hứng thú học tập cho học sinh
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG --------------- -------------- Đề tài: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY CÁC BÀI HỌC MÔN TIN HỌC 10 NHẰM PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG, HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH” LĨNH VỰC: TIN HỌC Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Khuyên Lê Thị Thương Tổ: Toán - Tin Đơn vị: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Điện thoại : 0915.670.708 - 097.282.0345 Năm học 2022 – 2023 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học NL Năng lực SKKN Sáng kiến kinh nghiệm KT Kiểm tra HĐ Hoạt động 4 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Giáo viên hoàn thành nội dung đề tài, cho học sinh thực hiện đề tài trong quá trình dạy học Giáo viên trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để cùng bổ sung những thiếu sót của đề tài. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nghiêm túc tham gia thực hiện đề tài. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và ít hứng thú với giờ học Tin học qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở cho việc xác lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học bằng cách vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tin học ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các biểu hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong giờ học của học sinh. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tin học theo quy trình được xác định trong đề tài. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp chứng minh, minh họa, so sánh... 6. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 ở lớp 10 nên việc dạy học còn nhiều bỡ ngỡ với chương trình mới và nhiều kiến thức mới. Chúng tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm khơi gợi hứng thú của học sinh, từ đó học sinh có động lực để bước tiếp trên con đường tiếp thu và vận dụng tri thức vào cuộc sống. Sáng kiến góp phần giải quyết vấn đề thiếu ý tưởng trong việc sử dụng phương pháp trò chơi để dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh môn Tin học lớp 10 nói riêng và các môn học khác nói chung. Trò chơi được thiết kế ở chủ đề 2, nhấn mạnh vào những bài có nội dung nhiều lý thuyết, với các trò chơi khác nhau, giúp học sinh có những trải nghiệm tích cực hơn trong quá trình học tập. Những trò chơi mà chúng tôi tổ chức bên cạnh phương pháp truyền thống powerpoint và thủ công còn có sử dụng công nghệ số trong dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin bằng trang web tạo trò chơi trực tuyến https://wordwall.net và trang web https://flippity.net với các thiết bị công nghệ (máy tính, tivi, điện thoại, mạng Internet,..). Do đó chúng có thể được áp dụng linh hoạt khi dạy học trực tuyến và cả trực tiếp. 2 thẳng thần kinh ở các em. Trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc học tập cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Trong quá trình chơi, học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thông tin. Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức, nhiều khái niệm. Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi. Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh nhẹn không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả các lĩnh vực của cuộc sốngTrên cơ sở đó trò chơi dạy học có thể định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. 1.4. Hứng thú Hứng thú: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” (Nguyễn Quang Uẩn, 2005). Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. 2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với hoạt động học Hứng thú học tập có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chiếm lĩnh tri thức. Nếu người học có hứng thú với môn học nào đó, nghĩa là người học rất mong muốn nắm vững tri thức môn học, cho dù có sự mệt mỏi về cơ bắp người học cũng sẽ hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đó. Hứng thú học tập làm nảy sinh tính tích cực học tập của học sinh. Những học sinh có hứng thú học tập thực sự thường học tập một cách tích cực và chủ động sáng tạo hơn. Học sinh không chỉ chú ý nghe giảng trên lớp, mà còn tiến hành nhiều hình thức học tập khác như: học bài và làm bài tập đầy đủ, tìm đọc các tài liệu tham khảo và chú ý tìm tòi ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Như vậy, hứng thú trong học tập có vai trò quan trọng và làm tăng hiệu quả của các quá trình nhận thức đối với học sinh. Khi hứng thú học tập được củng cố và phát triển một cách có hệ thống, sẽ trở thành cơ sở của thái độ tích cự đối với học tập, là một trong những động cơ mạnh mẽ quan trọng nhất của việc học. Ngược lại, không có hứng thú học tập, người học sẽ ở vào một trạng thái rất bất lợi cho việc tiếp thu kiến thức và làm cho hiện tượng mệt mỏi đến sớm hơn. 4 - 70% GV không biết đến trang web https://wordwall.net - 90% GV không biết đến trang web https://flippity.net - 46,7 % GV tổ chức trò chơi “kết hợp cả thủ công và trên máy” trong dạy học ở trường THPT. - Gần 100% số GV cho rằng việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học ở trường THPT là rất cần thiết hoặc cần thiết. 6 10.060% Phát biểu nhiều 41.570% Có phát biểu nhưng 48.370% không nhiều Không phát biểu Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu ít chiếm không quá 50%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao 41.57%, còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể chỉ 10.06%. Cũng với 7 lớp trên với câu hỏi “Em có hứng thú khi đến giờ học môn Tin hay không?”, kết quả thu được như sau: Hứng thú với Không hứng thú Lớp khảo sát Sĩ số giờ học với giờ học 10A1 48 20 28 10A2 50 21 29 10A3 49 19 30 10A4 50 22 28 10E2 37 15 22 10E3 36 12 24 10E4 38 12 26 121/308 187/308 308 Tổng số (39.3%) (60.7%) Hứng thú với giờ học 39.300% Không hứng thú với giờ 60.700% học 8 tạo trò chơi học tập cũng là một trong những giải pháp giúp phát huy tính năng động và hứng thú học tập cho học sinh. b. Ưu nhược điểm của phương pháp *Ưu điểm: - Có tác dụng định hướng phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho HS. - Có tính linh động cao, có thể thiết kế được trò chơi theo ý muốn. * Nhược điểm: Thời gian thiết kế lâu 1.2. Sử dụng trang web để tạo trò chơi 1.2.1. Sử dụng trang web https://wordwall.net để tạo trò chơi a. Giới thiệu Wordwall là công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến cho giáo viên. Giáo viên có thể dùng để thiết kế những trò chơi thực hành và luyện tập với đa dạng mẫu có sẵn và có thể in ra. Sau đó chia sẻ cho học sinh đường link tham gia. Học sinh có thể xem đáp án và điểm của mình sau khi hoàn thành bài tập. Với Wordwall, thầy cô không phải lo ngại về tốc độ truyền mạng sẽ không ổn định khi tổ chức cho nhiều người chơi tham gia cùng một lúc như khi sử dụng một số phần mềm tổ chức trò chơi khác. Wordwall hỗ trợ tương tác trên nền tảng website, vì thế thầy cô và học sinh có thể sử dụng bất cứ thiết bị nào như điện thoại, máy tính, và máy tính bảng để sử dụng và thiết kế trò chơi. Bên cạnh đó, Wordwall còn hỗ trợ một số lượng trò chơi khổng lồ và đầy hấp dẫn như trắc nghiệm, quay số, câu hỏi đúng sai, ghép cặp từ, nối chữ,điều này giúp học sinh sẽ không bị nhàm chán ở mỗi buổi học. Giáo viên chỉ cần thao tác đơn giản bằng cách thiết kế sẵn một bộ câu hỏi và sau đó dễ dàng chuyển đổi thành đa dạng trò chơi khác nhau trong lớp học. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí của Wordwall sẽ hạn chế người dùng một số tính năng. Vì thế, tùy vào mục đích sử dụng, thầy cô có thể lựa chọn gói phù hợp. b. Cách sử dụng Bước 1. Truy cập theo đường link: https://wordwall.net/vi để sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt Bước 2. Vào đăng nhập qua tài khoản google 10 Bước 5: Thay đổi mẫu trò chơi Nếu muốn chuyển sang trò chơi khác phù hợp hơn mà vẫn dùng bộ câu hỏi ban đầu thì ta có thể vào chuyển đổi mẫu. Với chức năng này với cùng một nội dung nhưng ta có thể tạo ra nhiều trò chơi một cách nhanh chóng. Bước 6. Tạo link xuất bản trò chơi gửi học sinh. Nhấn vào nút “Chia sẻ” bên cạnh tên trò chơi ta có giao diện sau: 12 - Phần chức năng in của phần mềm vẫn phải trả phí nên đông đảo giáo viên vẫn chưa tiếp cận được với chức năng này. - Một số trò chơi nâng cao phải có phí mới dùng được, nếu dùng free vẫn bị giới hạn số lần tạo trò chơi. 1.2.2. Sử dụng trang web https://flippity.net để tạo trò chơi a. Giới thiệu Tương tự như trang web wordwall.net , trang web flippity.net cũng là một trang web miễn phí, không cần đăng ký mà có thể dễ dàng sử dụng để tạo một số trò chơi trong dạy học như: Flashcards, Random Name Picker, Scavenger Hunt, Board Game, Bingo, Word Search, Crossword Puzzle, Word Cloud,Số lượng trò chơi miễn phí này phong phú hơn cả số lượng trò chơi trong trang web wordwall.net. b. Cách sử dụng Truy cập vào trang web https://flippity.net Lúc này màn hình sẽ hiển thị các trò chơi cho chúng ta lựa chọn: Tiếp theo chúng ta có 2 lựa chọn: Lựa chọn 1: Tạo trò chơi 1 cách nhanh chóng và dễ dàng, có thể in ra giấy để học sinh chơi trực tiếp: Cách thực hiện: Bước 1: Nhấn chọn trò chơi bất kì Ví dụ: Chọn trò chơi Word Search (“Truy tìm từ khóa”): 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tro_choi_vao_day.pdf