Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể”, Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức

1.1. Hiện nay, nước ta đang hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ. Xu thế đó đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng thay đổi. Sự thay đổi ấy được thể hiện một cách rõ nét trong chương trình GDPT 2018. Theo đó, hoạt động dạy học cũng có nhiều điểm khác biệt. Thay vì dạy học theo tiếp cận nội dung, chương trình GDPT 2018 hướng đến dạy học theo tiếp cận NL. Việc quan tâm đến đổi mới PPDH trong thời điểm hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và thiết thực. Sự quan tâm này không chỉ phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của giáo dục hiện nay mà còn có ý nghĩa với công việc giảng dạy cụ thể của chúng tôi. Bởi vậy, có rất nhiều NL và phẩm chất cần được hình thành cho HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một trong những NL được xác định là cốt lõi cần phải hình thành cho học sinh theo định hướng của chương trình GDPT mới là NLHT. Vậy, cần phải làm như thế nào để phát triển NL đó cho HS, nhất là trong bộ môn có tính đặc thù như môn Ngữ văn?
1.2. Tổ chức chơi trò chơi và áp dụng trò chơi học tập là một trong những giải pháp đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành, củng cố tri thức và phát triển kỹ năng, đồng thời tạo không khí, thoải mái, vui vẻ trong học tập. Thông qua trò chơi, giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tư duy phản biện cho học sinh. Tuy nhiên việc áp dụng các trò chơi học tập trong giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách bài bản, có tính hệ thống. Vì vậy, thực tế hiện nay người GV mới chỉ tự nghiên cứu, xây dựng hệ thống trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng HS ở trường của mình.
1.3. Có một thực tế đáng buồn nhưng không thể phủ nhận, đó là hiện nay học sinh ngày càng thờ ơ với môn Ngữ văn. Vậy, vấn đề này do đâu? Thiết nghĩ, một phần thuộc về xã hội. Khi sống trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người như bị cuốn hút vào cơn cuồng phong vật chất, mạng xã hội hay xu hướng việc làm, văn chương bị đẩy xuống hạng thứ yếu. Và một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng học sinh quay lưng với văn chương là thuộc về chúng ta – những người trực tiếp chèo lái con thuyền đưa các em cập bến bờ tri thức. Nhận thức rõ về giá trị của văn chương cũng như thực tế dạy học, những người làm công việc dạy học đã rất chú trọng đến việc đổi mới PPDH nhằm khơi gợi hứng thú, tình yêu với văn chương của HS. Tuy nhiên, hiệu quả mới dừng lại ở mức nhất định, chưa đồng bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu về việc vận dụng PPTC trong dạy học là hết sức cần thiết trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay.
1.4. Thể loại truyện giữ vị trí quan trọng trong CT GDPT 2018. Tuy vậy, việc nghiên cứu về thể loại truyện nói chung, về văn bản “Sức hấp dẫn của truyện kể” nói riêng vẫn chưa tương xứng với vị trí của nó trong CT. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về việc áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học văn bản truyện ở chương trình lớp 10, bộ sách kết nói tri thức với cuộc sống, chương trình GDPT 2018. Đây chính là khoảng trống, là cơ hội để tôi tìm hiểu, triển khai vấn đề còn mới mẻ này.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể”, Ngữ văn 10 với mong muốn sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT.
pdf 87 trang Thanh Ngân 02/12/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể”, Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể”, Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể”, Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức
 MỤC LỤC 
MỤC LỤC .............................................................................................................. i 
PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 2 
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3 
7. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................ 3 
PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 4 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 4 
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 4 
1.2. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 5 
1.2.1. Năng lực hợp tác .......................................................................................... 5 
1.2.1.1. Khái niệm năng lực hợp tác ...................................................................... 5 
1.2.1.2. Cấu trúc của năng lực hợp tác ...................................................................... 5 
1.2.1.3. Vai trò của năng lực hợp tác ..................................................................... 6 
1.2.1.4. Năng lực hợp tác trong dạy học Ngữ văn ................................................. 7 
1.2.1.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học Ngữ văn .............. 7 
1.2.2. Phương pháp trò chơi ................................................................................ 10 
1.2.2.1. Khái niệm phương pháp trò chơi ............................................................ 10 
1.2.2.2. Vai trò của phương pháp trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn ............ 10 
1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 10 
1.3.1. Thực trạng sử dụng các loại phương pháp và kĩ thuật dạy học của GV ở 
 trường THPT ............................................................................................. 11 
1.3.2. Thực trạng vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn ở 
 trường THPT ............................................................................................. 12 
1.3.3. Thực trạng dạy học phát triển năng lực hợp tác cho HS ở trường THPT . 12 
1.3.4. Thực trạng học môn Ngữ văn của học sinh ở trường THPT hiện nay ...... 13 
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 15 
CHƯƠNG 2: ........................................................................................................ 16 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI ..................................... 16 
SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ ................................................................. 16 
2.1. Nguyên tắc và yêu cầu vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học ....... 16 
2.1.1. Nguyên tắc ................................................................................................. 16 
 i 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
STT Viết tắt Viết đầy đủ 
 1 THPT Trung học phổ thông 
 2 CT Chương trình 
 3 GDPT Giáo dục phổ thông 
 4 GV Giáo viên 
 5 HS Học sinh 
 6 NL Năng lực 
 7 NLHT Năng lực hợp tác 
 8 PPTC Phương pháp trò chơi 
 9 TC Trò chơi 
10 PTNL Phát triển năng lực 
11 PPDH Phương pháp dạy học 
12 KTDH Kĩ thuật dạy học 
13 TNSP Thực nghiệm sư phạm 
14 TN Thực nghiệm 
15 ĐC Đối chứng 
16 GP Giải pháp 
17 MĐ Mức độ 
 iii thức với cuộc sống, chương trình GDPT 2018. Đây chính là khoảng trống, là cơ hội để 
tôi tìm hiểu, triển khai vấn đề còn mới mẻ này. 
 Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm 
phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện 
kể”, Ngữ văn 10 với mong muốn sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy 
học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học về dạy học môn Ngữ văn, PPTC, chương 
trình GDPT 2018, chúng tôi đề xuất vận dụng PPTC trong dạy học bài “Sức hấp 
dẫn của truyện kể” - Ngữ văn 10, nhằm phát triển NLHT cho HS. 
 Xây dựng quy trình bồi dưỡng và phát triển NLHT cho học sinh THPT thông 
qua dạy học Ngữ văn. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận của phương pháp trò chơi; năng lực hợp tác. 
 - Tìm hiểu về nội dung bài “Sức hấp dẫn của truyện kể” - Ngữ văn 10, các 
phương pháp dạy học tích cực; hệ thống năng lực trong chương trình GDPT 2018, 
đặc biệt chú trọng năng lực đặc thù trong môn Ngữ văn. 
 - Tìm hiểu cấu trúc, mức độ và các biểu hiện NLHT của HS vào dạy học trong 
môn Ngữ văn. Cách thức tổ chức dạy học để phát triển NL học sinh và đặc biệt là 
NLHT vào thực tiễn trong môn Ngữ văn một cách hiệu quả nhất. 
 - Khảo sát thực trạng về dạy và học Ngữ văn ở một số trường THPT trên địa 
bàn nghiên cứu. 
 - Thiết kế kế hoạch dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể” - Ngữ văn 10, 
chương trình GDPT 2018 theo PPTC nhằm phát triển NLHT cho học sinh. 
 - Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá NLHT trong dạy học Ngữ văn. 
 - Tiến hành tổ chức dạy học và đánh giá kết quả thực hiện. 
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
 Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện 
kể” - Ngữ văn 10, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Chương trình GDPT 2018. 
4.2. Khách thể nghiên cứu 
 Quá trình dạy học Ngữ văn ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. 
5. Phạm vi nghiên cứu 
 - Nội dung nghiên cứu: Kiến thức bài “Sức hấp dẫn của truyện kể” – Ngữ văn 
10, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, chương trình GDPT 2018. 
 2 PHẦN 2. NỘI DUNG 
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
 Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm bắt đầu phát triển từ những 
năm 20 và phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỉ XX. Việc thiết kế và vận 
dụng các hoạt động dạy - học nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, tự tìm tòi 
sáng tạo của HS đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm từ lâu. 
 Các nhà sư phạm, nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế đã quan tâm 
nghiên cứu PPDH trong đó có PPTC từ lâu và giới thiệu chung cho các môn học, 
các hoạt động giáo dục khác nhau. 
 Ở Việt Nam có một số công trình tiêu biểu sau: 
 Nguyễn Lăng Bình, Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ thuật dạy 
học, Nxb Đại học sư phạm. Tài liệu này đã giới thiệu một số KTDH, PPDH tích cực 
trong đó có giới thiệu cách áp dụng trò chơi trong dạy học ở một số phương pháp, 
kỹ thuật dạy học một số môn học cụ thể. 
 PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, ThS. Nguyễn Thị 
Diễm My (2017), Phương pháp dạy học phát triển năng lực HS phổ thông, Nxb 
ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. Trong tài liệu này, các PPDH, các KTDH đã được 
nhóm tác giả khai thác dựa trên cơ sở tâm lý học hiện đại: NL và PTNL của con 
người. Từng PPDH và KTDH được phân tích, hướng dẫn và định hướng tổ chức 
theo quan điểm giáo dục hiện đại: đó là dạy học tích cực dựa trên nền tảng tổ chức 
của hoạt động dạy học. 
 Bùi Thị Ngọc Anh (2018), 199 trò chơi rèn luyện ngôn ngữ và tư duy dành 
cho học sinh tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội đã giới thiệu 199 trò chơi rèn 
luyện ngôn ngữ và tư duy dành cho HS Tiểu học gồm nhiều kiểu loại trò chơi như: 
tìm kiếm, nối ghép, sắp xếp, phân loại trao đổi, gọi tên...; Các trò chơi được thiết kế 
nhằm củng cố lại những kiến thức về tiếng Việt mà HS đã học trên lớp; phát huy 
vốn kinh nghiệm mà các em đã tích lũy được trong cuộc sống; khơi gợi hứng thú, 
kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề của các em. 
 Mặc dù còn có những nét khác biệt nhưng các tác giả đều khá thống nhất về 
bản chất của PPTC là tạo ra sự thoải mái, hứng thú trong học tập đồng thời góp phần 
hình thành và phát triển NL cho HS. 
 Tuy nhiên, tới nay chưa có một sáng kiến hay cuốn sách nào nghiên cứu về 
việc: “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học 
sinh trong dạy học bài “Sức hấp dẫn của truyện kể”, Ngữ văn 10. Do vậy, trong sáng 
kiến này tôi đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, nghiên cứu các TC phù hợp 
với bộ môn Ngữ văn, phù hợp tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS THPT. Từ 
đó tôi tiến hành thực nghiệm vận dụng PPTC vào trong giảng dạy Ngữ văn ở một số 
trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. 
 4 3. Xác định - Xác định các công việc đã hoàn thành của các thành viên trong 
 nhu cầu và nhóm theo sự phân công của nhóm. 
 khả năng của - Xác định được các công việc đã hoàn thành của nhóm theo trình 
 người hợp tác tự và thời gian xác định. 
 - Đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức 
 hoạt động hợp tác. 
 4. Tổ chức và - Nêu được những nhận xét, góp ý và giúp đỡ các thành viên khác 
 thuyết phục trong nhóm. 
 người khác - Nhận ra mâu thuẫn và đề xuất cách giải quyết các mâu thuẫn trong 
 quá trình hợp tác. 
 - Tranh luận ôn hòa và tôn trọng quyết định chung của nhóm. 
 - Xác định được mức độ đạt được của bản thân trên cơ sở mục đích 
 5.Đánh giá hoạt động của nhóm. 
 hoạt động - Xác định được mức độ đạt được của các thành viên trong nhóm, 
 hợp tác của nhóm dựa trên mục đích hoạt động của nhóm. 
 - Rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng thành viên trong 
 nhóm. 
1.2.1.3. Vai trò của năng lực hợp tác 
 Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành 
bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - 
trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ HT giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh 
kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được 
bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. 
Do đó việc rèn luyện NLHT cho HS trong dạy học có vai trò hết sức quan trọng. 
 Đối với nhà trường, dạy học theo hướng rèn luyện NLHT cho HS giúp nâng 
cao hiệu quả của nhà trường trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách, tình 
cảm của HS. Nhà trường trở thành một xã hội thu nhỏ, trong đó mỗi HS được bình 
đẳng, có cơ hội được giáo dục và phát triển như nhau, đồng thời cải thiện các mối 
quan hệ xã hội của HS trong phạm vi nhà trường. 
 Đối với HS, việc hình thành NLHT có ý nghĩa rất quan trọng. Có được NLHT 
HS sẽ có được thành tích học tập tốt hơn nhờ sự cố gắng, tích cực của bản thân cũng 
như sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và 
quan hệ xã hội, lĩnh hội nhiều giá trị xã hội, trưởng thành về nhân cách và hành vi. 
Điều này tạo tiền đề vững chắc để khi bước vào xã hội với những mối quan hệ phức 
tạp, HS không những nhanh chóng thích nghi mà còn có thể xây dựng và thành công 
từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành đạt 
của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Đồng thời, NLHT còn được coi như thước đo 
 6 Biết cách di chuyển, Di chuyển một cách trật tự, nhanh nhẹn, tập hợp 
 tập hợp nhóm. đúng nhóm theo yêu cầu, thời gian dưới 1 phút. 
 Đảm nhận được các Xác định đúng nhiệm vụ và công việc cụ thể của 
 vai trò khác nhau từng vị trí trong nhóm, thực hiện có hiệu quả các 
KN tổ trong nhóm. hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. 
chức 
nhóm 
 Tập trung chú ý. Tập trung ở nhóm trong suốt quá trình làm việc, 
hợp chú ý vào công việc của bản thân và nhóm, không 
tác xao nhãng. 
 Xác định được cách 
 Xác định được cách thức hợp tác phù hợp để giải 
 thức tiến hành hợp 
 quyết nhiệm vụ. 
 tác. 
 Xác định được các 
 Dự kiến được các công việc nhóm phải làm theo 
 công việc cụ thể theo 
 trình tự với thời gian hợp lý và cách thức tiến 
 trình tự và thời gian 
 hành những công việc đó để hoàn thành nhiệm 
 để hoàn thành các 
 vụ được giao. 
KN lập công việc đó. 
kế 
hoạch Tự đánh giá được ưu 
hợp điểm và hạn chế của Tự đánh giá được NL của bản thân và đánh giá 
tác bản thân, đánh giá được NL của từng thành viên trong nhóm từ đó 
 được khả năng của phân công nhiệm vụ đúng, phù hợp với NL mỗi 
 bạn từ đó phân công người hoặc chủ động tiếp nhận nhiệm vụ phù hợp 
 hoặc tiếp nhận nhiệm với NL bản thân. 
 vụ phù hợp. 
 Tôn trọng, lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ. Gợi 
 Có thái độ hợp tác. mở, kích thích các thành viên khác tham gia hoạt 
 động nhóm. 
KN tạo Chia sẻ tài liệu, thông tin cho người khác, giúp 
 Chia sẻ, giúp đỡ lẫn 
môi đỡ bạn tạo sự thành công cho nhóm để hoàn 
 nhau. 
trường thành nhiệm vụ. 
hợp 
 Tranh luận đúng vào nội dung cần giải quyết, 
tác 
 không hướng vào đả kích cá nhân người trình bày 
 với thái độ nhẹ nhàng, không chỉ trích, xúc phạm 
 Tranh luận ôn hòa. người khác. 
 Chấp nhận ý kiến trái ngược nếu ý kiến đó là 
 đúng. 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_pha.pdf