Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học nghị luận xã hội hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT theo bộ sách Kết nối tri thức

1.1. Trong dạy học Làm văn ở trường THPT, văn nghị luận xã hội (NLXH) có vai trò quan trọng trong việc gắn giáo dục ở nhà trường với xã hội, đồng thời đánh thức ở người học thái độ quan tâm tới các vấn đề của hiện thực cuộc sống. Văn NLXH là kiểu bài không thể thiếu trong các đề thi chọn học sinh giỏi, đề thi THPT quốc gia nhiều năm gần đây. Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia, thi học sinh giỏi khu vực phần NLXH chiếm 8/20 điểm, trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia phần NLXH chiếm 3/10 điểm. Thực tế cho thấy, bài làm văn NLXH đòi hỏi khá cao khả năng xử lí vấn đề của người viết, vì trong phạm vi yêu cầu hạn hẹp về hình thức văn bản (độ dài bài văn), trong phạm vi hạn hẹp về thời gian làm bài, người viết phải biết khai triến vấn đề một cách logic, mạch lạc để lí giải và thuyết phục người nghe (người đọc) về vấn đề xã hội được bàn luận. Bên cạnh đó, bài làm văn NLXH không chỉ yêu cầu người viết biết cách bàn luận, mà còn phải có năng lực bàn luận vấn đề, đồng thời cũng yêu cầu người viết phải có năng lực đề xuất các biện pháp, giải pháp để tác động cải tạo vấn đề xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu trên của bài văn NLXH đòi hỏi học sinh phải chủ động, sáng tạo trong lập luận theo quan điểm của mình. Vậy nên việc rèn luyện và phát huy khả năng tư duy phản biện của học sinh cần thiết hơn bao giờ hết. 1.2 Xu hướng của GD thế giới hiện nay là chú trọng phát triển TDPB cho người học. Với GD Việt Nam, phát triển TDPB là một hướng đi hiệu quả cho mục tiêu dạy học phát triển NL của HS. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT đã xác định mục tiêu trọng tâm của GD, dạy học là chuyển từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận NL người học để có thể đào tạo những công dân đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu của thực tế hiện nay là cần dạy cho người học PP chiếm lĩnh tri thức, chứ không phải cung cấp tri thức. Vì thế, phát triển TDPB được xem là một trong những bước đi cần thiết nhằm đưa hoạt động GD, dạy học đi vào quỹ đạo phát triển NL hiện nay.
1.3 Thực tế trong học tập và trong cuộc sống hiện nay luôn chú trọng đến hoạt động tranh luận. Trên các diễn đàn, chương trình truyền hình cũng xuất hiện những chương trình hình thành và rèn luyện năng lực TDPB cho HS như Trường Teen hay Thanh niên nói. HS cần phải tự mình kiến tạo tri thức; xây dựng được chính kiến của bản thân; có khả năng đánh giá và phản biện đưa ra các lí lẽ sắc sảo, cách lập luận chặt chẽ để phản bác lại quan điểm của người khác, đồng thời bảo vệ quan điểm của mình.
1.4 Môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình GDPT đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển các NL thiết yếu của người học, như: NL ngôn ngữ, NL thẩm mỹ, tự học và sáng tạo…. Chính vì vậy việc phát triển NL cho người học thông qua môn Ngữ văn cũng là một yêu cầu tất yếu. Ở các nền GD tiên tiến, môn Ngữ văn được xem là một trong những môn học có thế mạnh để rèn luyện TDPB cho người học. Chính vì vậy, phát triển TDPB cho HS qua dạy học nghị luận xã hội trong CT Ngữ văn THPT là việc làm cần thiết, phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, NL người học qua môn học.
1.5 Phương pháp tranh luận phù hợp với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nói chung và NLXH nói riêng. Áp dụng phương pháp tranh luận sẽ góp phần
giúp HS hiểu rõ bản chất vấn đề; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; có quan điểm, chính kiến rõ ràng trước mọi vấn đề; rèn luyện cho các em nhìn nhận các nội dung dưới góc độ nhiều chiều; hình thành NL TDPB.
Từ thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học nghị luận xã hội hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT”. Chọn đề tài này, người viết muốn góp phần phát triển TDPB cho HS một cách hiệu quả, góp phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL của HS, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng tốt yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
pdf 69 trang Thanh Ngân 02/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học nghị luận xã hội hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT theo bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học nghị luận xã hội hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT theo bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học nghị luận xã hội hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT theo bộ sách Kết nối tri thức
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
 Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học nghị luận xã hội 
 hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT 
 Lĩnh vực: Ngữ văn 
 Tác giả: Đặng Thị Biên – SĐT: 0978.021.938 
 Đơn vị: Trường THPT Yên Thành 3 
 Thời gian thực hiện: Năm học 2022-2023 
 Yên Thành, tháng 04 năm 2023 
 1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 31 
xuất 
1.1. Mục đích khảo sát 31 
1.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát 31 
1.3. Kết quả khảo sát 33 
2. Thực nghiệm sư phạm về việc vận dụng PP tranh luận nhằm 38 
phát triển tư duy phản biện cho HS khi dạy học NLXH 
2.1. Mục đích thực nghiệm 38 
2.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian và quy trình thực nghiệm 38 
2.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm 39 
2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 46 
 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 
1. Kết luận 49 
2. Kiến nghị 50 
Tài liệu tham khảo 52 
Phụ lục 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 1.1. Trong dạy học Làm văn ở trường THPT, văn nghị luận xã hội (NLXH) có vai 
trò quan trọng trong việc gắn giáo dục ở nhà trường với xã hội, đồng thời đánh thức ở 
người học thái độ quan tâm tới các vấn đề của hiện thực cuộc sống. Văn NLXH là kiểu 
bài không thể thiếu trong các đề thi chọn học sinh giỏi, đề thi THPT quốc gia nhiều 
năm gần đây. Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia, thi học sinh giỏi khu vực 
phần NLXH chiếm 8/20 điểm, trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia phần NLXH chiếm 
3/10 điểm. Thực tế cho thấy, bài làm văn NLXH đòi hỏi khá cao khả năng xử lí vấn đề 
của người viết, vì trong phạm vi yêu cầu hạn hẹp về hình thức văn bản (độ dài bài 
văn), trong phạm vi hạn hẹp về thời gian làm bài, người viết phải biết khai triến vấn đề 
một cách logic, mạch lạc để lí giải và thuyết phục người nghe (người đọc) về vấn đề xã 
hội được bàn luận. Bên cạnh đó, bài làm văn NLXH không chỉ yêu cầu người viết biết 
cách bàn luận, mà còn phải có năng lực bàn luận vấn đề, đồng thời cũng yêu cầu người 
viết phải có năng lực đề xuất các biện pháp, giải pháp để tác động cải tạo vấn đề xã 
hội. Để đáp ứng những yêu cầu trên của bài văn NLXH đòi hỏi học sinh phải chủ 
động, sáng tạo trong lập luận theo quan điểm của mình. Vậy nên việc rèn luyện và phát 
huy khả năng tư duy phản biện của học sinh cần thiết hơn bao giờ hết. 
1.2 Xu hướng của GD thế giới hiện nay là chú trọng phát triển TDPB cho người học. 
Với GD Việt Nam, phát triển TDPB là một hướng đi hiệu quả cho mục tiêu dạy học 
phát triển NL của HS. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về 
đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT đã xác định mục tiêu trọng tâm của GD, dạy học 
là chuyển từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận NL người học để có thể đào tạo những 
công dân đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu của thực tế hiện nay là cần dạy 
cho người học PP chiếm lĩnh tri thức, chứ không phải cung cấp tri thức. Vì thế, phát 
triển TDPB được xem là một trong những bước đi cần thiết nhằm đưa hoạt động GD, 
dạy học đi vào quỹ đạo phát triển NL hiện nay. 
1.3 Thực tế trong học tập và trong cuộc sống hiện nay luôn chú trọng đến hoạt động 
tranh luận. Trên các diễn đàn, chương trình truyền hình cũng xuất hiện những 
chương trình hình thành và rèn luyện năng lực TDPB cho HS như Trường Teen hay 
Thanh niên nói. HS cần phải tự mình kiến tạo tri thức; xây dựng được chính kiến của 
bản thân; có khả năng đánh giá và phản biện đưa ra các lí lẽ sắc sảo, cách lập luận 
chặt chẽ để phản bác lại quan điểm của người khác, đồng thời bảo vệ quan điểm của 
mình. 
1.4 Môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình GDPT đóng vai trò quan trọng trong 
việc rèn luyện và phát triển các NL thiết yếu của người học, như: NL ngôn ngữ, NL 
thẩm mỹ, tự học và sáng tạo. Chính vì vậy việc phát triển NL cho người học thông 
qua môn Ngữ văn cũng là một yêu cầu tất yếu. Ở các nền GD tiên tiến, môn Ngữ văn 
được xem là một trong những môn học có thế mạnh để rèn luyện TDPB cho người 
học. Chính vì vậy, phát triển TDPB cho HS qua dạy học nghị luận xã hội trong CT 
Ngữ văn THPT là việc làm cần thiết, phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, NL 
 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ 
 KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
1.1 Tình hình nghiên cứu việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học nghị 
luận xã hội cho học sinh THPT 
 Trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng đang hướng tới hình 
thành và phát triển NL cho HS, trong đó có NL TDPB. Thực tế quá trình học tập, 
ra đề kiểm tra và thi cử những năm gần đây đã chứng minh, đặc biệt GV đã ý thức 
phát triển TDPB cho người học trong dạy học NLXH. 
 Bài viết “Một số biện pháp dạy học nói và nghe văn nghị luận xã hội cho học 
sinh lớp 10 của tác giả Lã Phương Thúy, Trần Thùy Dung trên Tạp chí giáo dục, số 22-
2022. 
 Trên tạp chí Giáo dục còn xuất hiện các bài viết của Nguyễn Thị Lệ Thanh – 
GV trường THPT Lê Quảng Chí, thị xã Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh: “Sử dụng hoạt động 
tranh biện trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện và năng 
lực phản biện cho học sinh trung học phổ thông” [12, tr. 197-200] và “Xây dựng các 
tình huống có vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản 
biện cho học sinh ở trường trung học phổ thông” [12, tr. 12-21] hướng tới cách thức 
tổ chức biện pháp thông qua một vài tác phẩm văn học trong CTPT. 
1.2 Tình hình nghiên cứu việc vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học 
NLXH hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT 
 Thời đại công nghệ 4.0 đòi hỏi con người không chỉ có nền tảng tri thức vững 
chắc mà còn cần phải rèn luyện các kĩ năng, NL vận dụng tri thức vào các tình 
huống thực tiễn. PP tranh luận là một trong những PP dạy học tích cực đang được 
chú trọng trong dạy học ở trường THPT hiện nay giúp người học phát triển TDPB, 
thay đổi cách nhìn, góc nhìn về đối tượng, sự vật, hiện tượng xã hội. 
 Tác giả Phạm Thị Xuyến với bài viết “Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh 
trong giờ văn học sử qua hình thức tranh luận”, tạp chí GD số 102, năm 2004 đã 
phân tích rất cặn kẽ tác dụng của PP tranh luận trong dạy học nói chung và đưa ra 
biện pháp tối ưu nhất để tổ chức tranh luận cho HS trong giờ văn học sử là tạo tình 
huống học tập. Tác giả cho rằng “Tổ chức cho HS tranh luận và đề xuất thắc mắc là 
một cách học mang tính tư duy, vừa có tác dụng hoàn thiện tri thức,vừa rèn luyện khả 
năng tư duy độc lập và khả năng tự học cho HS. Đây chính là phép biện chứng của 
học - hỏi - hiểu”. 
 3 sức thuyết phục cao, để đánh giá các suy nghĩ, đưa ra phán đoán, rút ra kết luận, 
tự đánh giá và tự điều chỉnh nhằm vươn tới sự hoàn thiện mình. 
 Thành phần cấu trúc của TDPB bao gồm các kĩ năng cốt lõi: diễn giải, 
phân tích, suy luận, giải thích, đánh giá và tự điều chỉnh. Theo Ngô Vũ Thu 
Hằng (2018), Peter (2013), để có thể xác định, đo lường và giáo dục TDPB, 
cần thiết phải có các chỉ báo như sau: 
 Bảng 1.1. Chỉ báo của TDPB 
Thành phần cấu trúc Chỉ báo 
 của TDPB 
 Diễn giải Làm rõ ý, nghĩa của thông tin được đưa ra 
 Phân tích Phân chia một đối tượng, sự vật, quá trình thành những yếu 
 tố hợp thành theo một logic nhất định 
 Suy luận Từ những điều đã biết dẫn đến một nhận định, kết luận phù 
 hợp về một vấn đề 
 Giải thích Tạo ra luận điểm thông qua các bước có quan hệ với nhau 
 Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/ đánh giá một 
 Đánh giá vấn đề (Phán xét giá trị, tính tin cậy hay ưu điểm, nhược điểm 
 của vấn đề được đưa ra) 
 Nhìn nhận những sai sót, khuyết điểm trong suy nghĩ, quan 
 Tự điều chỉnh điểm của cá nhân để điều chỉnh, hoặc thay đổi suy nghĩ, hành 
 vi một cách phù hợp. 
 2.1.1.2. Vai trò của tư duy phản biện trong việc phát triển năng lực 
 NLXH của học sinh 
 TDPB có vai trò to lớn trong đời sống của con người. TDPB giúp con 
người chủ động tiếp cận những cái mới, tiến bộ trong suy nghĩ và hành động. 
Con người sẽ thoát khỏi tư duy lối mòn, theo khuôn mẫu, làm theo thói quen; 
tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ. Đồng thời, TDPB cũng thúc 
đẩy con người tìm kiếm, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề, có ý 
thức nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả 
năng sáng tạo. TDPB còn giúp con người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, 
khách quan, khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ 
quan. Khi tranh luận, người có TDPB sẽ luôn có ý thức trong việc lắng nghe ý 
kiến của người khác; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan dù ý kiến của người 
đó khác với ý kiến của mình. 
 Dạy học NLXH nhằm phát triển TDPB và NL phản biện sẽ giúp người 
học tự kiến tạo ra những tri thức mới một cách độc lập; xây dựng được chính 
kiến
 5 * Đối với HS: 
 PP tranh luận tạo hứng thú và động cơ học tập cho HS. Quá trình chuẩn bị 
 bài, HS sẽ không ngừng tìm tòi, phát hiện, trăn trở về những vấn đề đặt ra 
 trong đời s ố n g . Những thắc mắc ấy sẽ được HS chủ động trao đổi với các bạn 
 trong lớp và với GV để giải quyết. Khi tham gia vào hoạt động tranh luận do GV 
 tổ chức, HS được trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè; phát triển khả năng giải 
 quyết vấn đề, góp phần hình thành tư duy phản biện cho người học. 
 a) Ý nghĩa 
 Sử dụng PP tranh luận trong dạy học NLXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng 
 đối với viêc thực hiện những mục tiêu về phát triển NL chung và NL chuyên biệt 
 cho HS. PP này tạo ra ưu thế lớn trong việc phát triển TDPB, NL hợp tác, NL giải 
 quyết vấn đề cho người học. 
 2.2 Cơ sở thực tiễn 
2.2.1 Thực trạng nhận thức về vấn đề phát triển tư duy phản biện cho HS trong dạy 
học NLXH ở trường THPT 
2.2.1.1 Khảo sát nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực tư duy phản biện 
cho học sinh 
a) Mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức khảo sát 
 - Mục đích khảo sát: Tìm hiểu nhận thức của GV về TDPB và khả năng phát 
 triển năng lực TDPB cho HS trong dạy học Ngữ văn, giải thích đánh giá kết quả 
 khảo sát. Trên cơ sở đó, đưa ra những biện pháp hợp lí góp phần phát triển năng 
 lực TDPB ở HS một cách hiệu quả. 
 - Đối tượng khảo sát: GV trực tiếp dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Yên 
 Thành 3, THPT Yên Thành 2, THPT Nam Yên Thành, (gồm 24 GV). 
 - Nội dung khảo sát: làm rõ hiểu biết của GV về khái niệm, vai trò của 
 TDPB (câu 1+ 2), khả năng TDPB của HS trong dạy học Ngữ văn (câu 3+ 4), thực 
 tế của việc dạy học phát triển năng lực TDPB (câu 5). (Phiếu điều tra đính kèm 
 phần phụ lục 1) 
 - Hình thức khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra, xây dựng hệ thống câu hỏi về 
 thực trạng phát triển năng lực TDPB trong dạy học Ngữ văn. 
 - Tiến trình khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 24 GV dạy bộ môn Ngữ văn; 
 thu phiếu điều tra sau 15 phút; nhận xét kết quả điều tra. 
 b) Kết quả khảo sát 
 Bảng: 1.2. Kết quả khảo sát câu hỏi từ 1- 4 
 Câu Các mức độ 
 hỏi 
 A B C D 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tranh_luan_trong.pdf