Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn để dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông

1.1. Bác Hồ của chúng ta từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, nhân cách của mỗi ngƣời.
Trong nhà trƣờng, môn Ngữ Văn không chỉ đào tạo ngƣời học các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, giúp ngƣời học phát triển các năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, mà quan trong hơn là hình thành và phát triển ở ngƣời học những phẩm chất cao đẹp nhƣ tính trung thực, lòng nhân ái, tinh thần yêu nƣớc, yêu thƣơng con ngƣời... Nói nhƣ vậy nghĩa là môn Ngữ Văn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng, nó giúp mỗi ngƣời hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống.
Trong bài viết “Câu chuyện thơ của mình” in trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 4/1963), nhà thơ Tố Hữu viết: “Dạy văn thật là một niềm vui lớn”, điều này đã khích lệ mạnh mẽ những ngƣời thầy, ngƣời cô hàng ngày đang gắn mình với bục giảng, gắn mình với các thế hệ sẽ làm chủ đất nƣớc trong tƣơng lai, cổ vũ họ tâm huyết hơn, yêu nghề hơn, tạo ra những thế hệ mới, những con ngƣời mới có phẩm chất tốt, đạo đức tốt, toàn diện về tri thức, chuẩn bị tốt hành trang để bƣớc vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn.
1.2. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục, giúp ngƣời học nhận thức đƣợc sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy đƣợc mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục đƣợc tính rời rạc trong kiến thức.
Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa nhƣ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học,… Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phƣơng,…để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngƣợc lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy mà dạy học theo hƣớng tích hợp liên môn là một phƣơng pháp tiêu biểu.
Đọc - hiểu văn bản văn học là một trong những nội dung hoạt động cơ bản của bộ môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông. Những văn bản văn học đƣợc đƣa vào sách giáo khoa đều nhằm mục đích giáo dục các em học sinh trƣởng thành trên nhiều phƣơng diện, từ tình cảm đến tƣ duy, từ cách ứng xử đến cách sống, cách hành động... Do vậy, khi giảng dạy các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa Ngữ văn, giáo viên cần hƣớng đến phƣơng châm tích hợp kiến thức nhiều môn, nhiều ngành cho các em. Điều đó giúp các em có tƣ duy sáng tạo, toàn diện và có hiểu biết sâu rộng hơn về cuộc sống. Tuy nhiên, không ít một bộ phận học sinh chƣa chủ động hình thành thói quen suy nghĩ để phát hiện, khám phá những giá trị hàm súc mà tác phẩm văn học mang lại.
1.3. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn mong muốn học sinh mình có khả năng cảm thụ, say mê các tác phẩm văn học, có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa dân tộc. Trong quá trình đứng lớp, tôi thấy tính ƣu việt của phƣơng pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn hơn hẳn những phƣơng pháp đã vận dụng trƣớc đây. Tính ƣu việt của phƣơng pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học, vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng phƣơng pháp này vào dạy các văn bản trong nhà trƣờng nhằm kích thích hứng thú học tập cũng nhƣ có thể cải thiện kĩ năng nghe, nói, đọc viết cho các em. Trong quá trình biên soạn và thực hiện bài dạy theo phƣơng pháp này, tôi đã có sự trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và thống kê một số số liệu của các đồng nghiệp trong trƣờng và ở một số trƣờng bạn trên địa bàn huyện Yên Thành. Với mong muốn đóng góp chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình nhằm mang lại hiểu quả cao nhất cho một giờ dạy văn, ngƣời thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này xin đƣa ra những suy nghĩ của mình với đề tài: Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn để dạy - học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông. Hi vọng sáng kiến này sẽ góp đƣợc phần nào công sức và kinh nghiệm bổ ích cho một giờ lên lớp của các đồng nghiệp thành công hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Bản thân ngƣời viết cũng trang bị cho mình một phần kinh nghiệm trong gói hành trang của nghề giáo.
pdf 50 trang Thanh Ngân 02/12/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn để dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn để dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn để dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƢỜNG THPT YÊN THÀNH 2 
 =====***===== 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI 
 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP 
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DẠY - HỌC 
TÁC PHẨM “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG 
 TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 
 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 
 Ngƣời thực hiện: TRẦN ĐĂNG LỘC 
 Tổ chuyên môn: Ngữ Văn 
 Điện thoại: 
 Năm thực hiện: 2022 - 2023 
 Yên Thành, tháng 4 năm 2023 
 1. Mục tiêu của giải pháp ................................................................................. 14 
 2. Những giải pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................. 14 
 2.1. Giải pháp 1: Vận dụng kiến thức liên môn ............................................ 14 
 2.2. Giải pháp 2: Hƣớng học sinh thu nạp kiến thức theo nhu cầu .............. 16 
 2.3. Giải pháp 3: học sinh tự xử lý các thông tin theo hƣớng dẫn 
 của giáo viên ................................................................................................ 17 
 2.4. Giải pháp 4: Khai thác theo đặc trƣng thể loại ...................................... 17 
 3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................... 17 
 4. Giáo án minh hoạ vận dụng tích hợp liên môn để dạy - học bài thơ 
 “Tây Tiến” của Quang Dũng ........................................................................... 18 
 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................... 39 
 5.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 39 
 5.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ....................................................... 39 
 5.2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................. 39 
 5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá ........................................... 39 
 5.3. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................. 39 
 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 
 đã đề xuất ...................................................................................................... 40 
 5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ........................................... 40 
 5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................................... 41 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 42 
 1. Kết luận ........................................................................................................... 42 
 1.1. Tính mới .................................................................................................... 42 
 1.2. Tính khoa học ........................................................................................... 42 
 1.3. Tính hiệu quả ............................................................................................ 42 
 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 42 
 2.1. Với các cấp quản lí .................................................................................... 42 
 2.2. Đối với giáo viên ....................................................................................... 42 
 2.3. Đối với học sinh ........................................................................................ 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 44 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài 
 1.1. Bác Hồ của chúng ta từng nói “Có tài mà không có đức là người vô 
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này nhấn mạnh 
đến tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, nhân cách của mỗi ngƣời. 
 Trong nhà trƣờng, môn Ngữ Văn không chỉ đào tạo ngƣời học các kỹ năng 
nghe, đọc, nói, viết, giúp ngƣời học phát triển các năng lực tự học, năng lực giao 
tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, mà quan trong hơn là hình thành và 
phát triển ở ngƣời học những phẩm chất cao đẹp nhƣ tính trung thực, lòng nhân ái, 
tinh thần yêu nƣớc, yêu thƣơng con ngƣời... Nói nhƣ vậy nghĩa là môn Ngữ Văn là 
một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng, nó giúp mỗi ngƣời hoàn thiện mình 
hơn trong cuộc sống. 
 Trong bài viết “Câu chuyện thơ của mình” in trên Tạp chí Nghiên cứu văn 
học (số 4/1963), nhà thơ Tố Hữu viết: “Dạy văn thật là một niềm vui lớn”, điều này 
đã khích lệ mạnh mẽ những ngƣời thầy, ngƣời cô hàng ngày đang gắn mình với 
bục giảng, gắn mình với các thế hệ sẽ làm chủ đất nƣớc trong tƣơng lai, cổ vũ họ 
tâm huyết hơn, yêu nghề hơn, tạo ra những thế hệ mới, những con ngƣời mới có 
phẩm chất tốt, đạo đức tốt, toàn diện về tri thức, chuẩn bị tốt hành trang để bƣớc 
vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. 
 1.2. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm 
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục, giúp 
ngƣời học nhận thức đƣợc sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy 
đƣợc mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục đƣợc 
tính rời rạc trong kiến thức. 
 Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức 
giao thoa nhƣ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học, Rèn luyện kĩ năng 
sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phƣơng,để học sinh tiếp thu kiến thức, 
biết vận dụng vào cuộc sống và ngƣợc lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề 
liên quan đến môn học. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì 
tất yếu phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy mà dạy học theo hƣớng tích hợp liên 
môn là một phƣơng pháp tiêu biểu. 
 Đọc - hiểu văn bản văn học là một trong những nội dung hoạt động cơ bản 
của bộ môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông. Những văn bản văn học đƣợc đƣa vào 
sách giáo khoa đều nhằm mục đích giáo dục các em học sinh trƣởng thành trên 
nhiều phƣơng diện, từ tình cảm đến tƣ duy, từ cách ứng xử đến cách sống, cách 
hành động... Do vậy, khi giảng dạy các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa 
Ngữ văn, giáo viên cần hƣớng đến phƣơng châm tích hợp kiến thức nhiều môn, 
nhiều ngành cho các em. Điều đó giúp các em có tƣ duy sáng tạo, toàn diện và có 
hiểu biết sâu rộng hơn về cuộc sống. Tuy nhiên, không ít một bộ phận học sinh 
 1 
 Chính vì những trăn trở đó, chúng tôi chọn đề tài Vận dụng phƣơng pháp 
tích hợp liên môn để dạy - học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trong chƣơng 
trình Ngữ văn 12 trung học phổ thông với mong muốn giúp học sinh: 
 - Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của cảnh trí thiên nhiên miền Tây 
Tổ quốc và vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của ngƣời chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến. 
 - Phân tích, chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ qua bút pháp 
lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu. 
 - Hiểu đƣợc khái niệm và đặc điểm của nội dung yêu nƣớc qua từng giai 
đoạn lịch sử. 
 - Phát hiện đƣợc biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nƣớc qua văn học Việt 
Nam thời kì chống Pháp. 
 - Phát hiện đƣợc nội dung yêu nƣớc qua bài Tây Tiến của Quang Dũng. 
 - Giáo dục lòng yêu nƣớc, hình thành nhân cách cho học sinh qua bài học. 
 - Góp phần cảm thụ và giảng dạy tốt hơn thơ Quang Dũng trong nhà trƣờng 
phổ thông. 
 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 
 3.1. Khách thể nghiên cứu 
 Nhìn chung trên thế giới, nhiều nƣớc có xu hƣớng tích hợp các môn học 
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nhƣ: Sinh học, Hóa học, Vật lý hoặc các môn 
thuộc lĩnh vực xã hội nhƣ: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân để tạo thành môn 
học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp chuyên môn. 
 Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã đƣợc thể hiện trong một 
số môn học của trƣờng tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng 
môn Tự nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã đƣợc thực hiện và đã đƣợc thiết 
kế đƣa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. 
 Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã 
đƣợc tích hợp vào môn học ở bậc THCS và THPT và bƣớc đầu đã thu đƣợc những 
thành công nhất định và đây cũng là nội dung của chƣơng trình sách giáo khoa mới 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đồng bộ tới đây. 
 PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống trong bài “Dạy học theo quan điểm tích hợp” đã 
khách quan nhìn nhận những hạn chế cũng nhƣ phân tích kỹ những mặt tích cực 
của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học. Còn theo ông Nguyễn Xuân 
Thành, Phó Vụ trƣởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải 
thích: “Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát 
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cƣờng yêu cầu học sinh vận dụng kiến 
 3 
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Xác định tầm quan trọng của đề tài nên trong quá trình thực hiện, chúng tôi 
tập trung nghiên cứu 3 nội dung sau đây: 
 - Tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về lí luận của đề tài. 
 - Khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề 
 - Đề xuất vận dụng các giải pháp, đồng thời nhận định kết quả thông qua 
việc đối chiếu đánh giá trƣớc và sau khi áp dụng đề tài trong thực tế quá trình 
giảng dạy của bản thân. 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu 
 - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhƣ: 
 + Nghiên cứu tích hợp liên môn 
 + Khảo sát thực tế 
 + Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả dựa trên cơ sở vận dụng một cách 
linh hoạt, phù hợp với kiến thức lý luận, thực tiễn nội dung các tác phẩm, môn học 
liên quan để xây dựng lý luận nền tảng, mục tiêu hƣớng đến và nội dung dạy - học. 
 - Về thời gian: 
 Sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu tiên vào học kỳ 1 năm học 2019 - 2020 ở 
các lớp 12A3, 12A6, 12A8. 
 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 6.1. Nghiên cứu tích hợp liên môn 
 Định hƣớng chính của đề tài là vận dụng phƣơng pháp tích hợp liên môn để 
dạy - học một bài (sau đó là một dạng bài) học trong trƣờng THPT, vì thế, phƣơng 
pháp nghiên cứu chính đƣợc vận dụng là phƣơng pháp tích hợp - liên môn. Nghĩa 
là nghiên cứu vấn đề trong sự vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp khối kiến thức 
lý luận, thực tiễn nội dung các tác phẩm, môn học liên quan để xây dựng lý luận 
nền tảng, mục tiêu hƣớng đến và nội dung dạy - học. 
 6.2. Khảo sát thực tế 
 Để tiến hành các khâu của sáng kiến, việc khảo sát thực tế đƣợc chúng tôi 
tiến hành một cách nghiêm túc. Kết quả khảo sát vừa có ý nghĩa đánh giá tình hình 
để khái quát thành cơ sở thực tiễn của đề tài, vừa có ý nghĩa kiểm định, đánh giá 
chất lƣợng và khả năng ứng dụng của sáng kiến. 
 6.3. Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả 
 Đây là khâu cuối cùng nhằm khẳng định giá trị của sáng kiến và đƣa ra 
những kiến nghị, đề xuất trong việc sử dụng, phổ biến kết quả nghiên cứu và thực 
nghiệm của công trình. 
 5 
thuyết và đƣợc vận dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn, có sức thuyết phục. Các 
số liệu lấy từ thực tế tại các lớp học tại trƣờng THPT Yên Thành 2 
 8.3. Tính hiệu quả 
 Với kết quả thử nghiệm đã thu đƣợc, tôi thấy khả năng ứng dụng của đề tài 
là rất khả quan. Phƣơng pháp dạy học tích hợp sẽ tạo điều kiện cho học sinh làm 
việc trong theo ý thức tự chủ, hợp tác, biết vận dụng kiến thức của nhiều môn, 
nhiều lĩnh vực để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để khả năng ứng dụng trong mỗi 
tiết dạy - học đạt kết quả cao, giáo viên cần có kĩ năng quản lí sƣ phạm tốt cũng 
nhƣ việc phối hợp nhuần nhuyễn các thao tác dạy trên lớp. 
 9. Cấu trúc của sáng kiến 
 Sáng kiến kinh nghiệm gồm có các phần sau: 
 Phần I. Đặt vấn đề 
 Phần II. Nội dung nghiên cứu 
 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận 
 Chƣơng 2. Cơ sở thực tiễn 
 Chƣơng 3. Giải pháp vận dụng phƣơng pháp tích hợp liên môn vào dạy - học 
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12, tập Một) 
 Phần 3. Kết luận và khuyến nghị 
 1. Kết luận 
 2. Khuyến Nghị 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tich_hop_lien_mon.pdf