Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2

Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên cần phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực để đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Song hầu hết các giáo viên đều mới chỉ quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, do vậy các tiết học còn nặng nề, chất lượng bài dạy còn hạn chế, chưa kích thích được tính năng động, sáng tạo của học sinh.
Môn GDKT&PL ở cấp trung học phổ thông giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển ý thức, hành vi của công dân. Thông qua các bài học nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức và năng lực cốt lõi, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Trong chương trình SGK mới lớp 10, môn GDCD được đổi tên thành môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, đây là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi, mang tính ứng dụng và thiết thực với đời sống. Các chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp cho tương lai của học sinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm lệch lạc khi cho rằng GDKT&PL chỉ là môn học phụ, môn bổ trợ hoặc đồng nhất môn học với môn chính trị, đạo đức thuần tuý.
Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 gồm có 2 phần: Phần giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật. Để các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, GV cần có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng về bài dạy. GV có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như: SGK, tài liệu tham khảo, sử dụng phương pháp dạy học dự án, vận dụng các sự kiện thực tế, các tấm gương điển hình, lồng ghép những mẩu chuyện trong cuộc sống đời thường vào bài giảng để học sinh dễ hiểu và cảm nhận sâu sắc là một vấn đề rất cần thiết. Một trong những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao là vận dụng phương pháp dạy học dự án. Các chuyên đề phần kinh tế đều mang tính mở, rất gần gũi với thực tiễn, các em có thể vận dụng được nhiều kiến thức vào thực tế, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án là hoàn toàn phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Qua thực tế áp dụng tại Trường THPT Nam Đàn 2, tôi thấy việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đã đem lại nhiều kết quả khả quan, học sinh tích cực, giờ học sôi nổi, đặc biệt là năng lực sáng tạo của các em được hình thành qua từng dự án. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2” làm đề tài sáng kiến.
pdf 65 trang Thanh Ngân 10/12/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2
 MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 1 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 
5. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 2 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 3 
Chương 1: Cơ sở khoa học ........................................................................................ 3 
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 
1.1.1. Phát triển năng lực ........................................................................................... 3 
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ................................................. 4 
1.1.3. Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực .............................. 5 
1.1.4. Năng lực sáng tạo ............................................................................................ 6 
1.1.5. Dạy học theo phương pháp Dự án .................................................................. 6 
1.1.6. Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học Dự án ................... 8 
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 9 
1.2.1. Thực trạng dạy học theo phương pháp Dự án nhằm phát huy năng lực sáng 
tạo cho học sinh ở các Trường THPT hiện nay ........................................................ 9 
1.2.2. Dạy học theo Dự án ở Trường THPT Nam Đàn 2 ........................................ 10 
1.2.3. Tác dụng của việc vận dụng phương pháp dạy học Dự án khi dạy phần Giáo 
dục kinh tế - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 .......................................................... 13 
1.2.4. Một số lưu ý khi dạy học theo phương pháp Dự án trong phần Giáo dục kinh 
tế - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 ...................................................................... 14 
Chương II: Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học Dự án khi 
dạy phần Giáo dục kinh tế - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 ............................... 14 
2.1. Các chủ đề thích hợp để xây dựng Dự án trong phần Giáo dục kinh tế nhằm 
phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh ................................................................. 14 
2.2. Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi thực hiện các Dự án trải nghiệm 
thực tế “hội chợ xuân” ............................................................................................. 16 
2.3. Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh khi thực hiện các Dự án nghiên cứu 
thông tin, khảo sát các mô hình sản xuất kinh doanh. ............................................ 28 
Chương III: Thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 34 
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 34 
3.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 34 
3.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 34 
3.4. Phương pháp thực nghiệm và kết quả thu được ............................................... 34 
3.5. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện Dự án ................................................. 38 
3.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ................................................ 39 DANH MỤC VIẾT TẮT 
Giáo viên GV 
Học sinh HS 
Giáo dục công dân GDCD 
Trung học phổ thông THPT 
Sách giáo khoa SGK 
Phương pháp dạy học PPDH 
Giáo dục kinh tế và pháp luật GDKT&PL 
Thực nghiệm TN 
Đối chứng ĐC 
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 
Dạy học dự án DHDA PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để 
nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên cần phải linh hoạt trong việc tổ chức các 
hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực để đem lại 
hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Song hầu hết các giáo viên đều mới chỉ quan 
tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học, do vậy các tiết học còn nặng nề, chất lượng bài dạy còn hạn 
chế, chưa kích thích được tính năng động, sáng tạo của học sinh. 
 Môn GDKT&PL ở cấp trung học phổ thông giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp 
học sinh hình thành và phát triển ý thức, hành vi của công dân. Thông qua các bài học 
nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức và năng lực cốt lõi, đặc biệt là tình cảm, 
niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp 
luật. Trong chương trình SGK mới lớp 10, môn GDCD được đổi tên thành môn Giáo 
dục kinh tế và pháp luật, đây là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định 
hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về 
kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi, mang tính ứng dụng và thiết thực với đời sống. 
Các chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp cho 
tương lai của học sinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm lệch lạc khi cho 
rằng GDKT&PL chỉ là môn học phụ, môn bổ trợ hoặc đồng nhất môn học với môn 
chính trị, đạo đức thuần tuý. 
 Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 gồm có 2 phần: Phần 
giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật. Để các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn, gây 
được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, GV cần có sự 
đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng về bài dạy. GV có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau 
như: SGK, tài liệu tham khảo, sử dụng phương pháp dạy học dự án, vận dụng các sự 
kiện thực tế, các tấm gương điển hình, lồng ghép những mẩu chuyện trong cuộc sống 
đời thường vào bài giảng để học sinh dễ hiểu và cảm nhận sâu sắc là một vấn đề rất cần 
thiết. Một trong những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao là vận dụng 
phương pháp dạy học dự án. Các chuyên đề phần kinh tế đều mang tính mở, rất gần 
gũi với thực tiễn, các em có thể vận dụng được nhiều kiến thức vào thực tế, kết hợp 
giữa lí thuyết và thực hành, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án là hoàn toàn phù 
hợp và đem lại hiệu quả cao. Qua thực tế áp dụng tại Trường THPT Nam Đàn 2, tôi 
thấy việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đã đem lại nhiều kết quả khả quan, học 
sinh tích cực, giờ học sôi nổi, đặc biệt là năng lực sáng tạo của các em được hình thành 
qua từng dự án. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học 
dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, 
nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh ở Trường THPT Nam Đàn 2” 
làm đề tài sáng kiến. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 1 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 Chương 1: Cơ sở khoa học 
 1.1. Cơ sở lý luận 
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền sản 
xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức 
không nhỏ cho mỗi quốc gia. Điều này đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo một sứ 
mệnh to lớn là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát 
triển của đất nước. Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật trong nhà trường THPT 
trang bị cho học sinh kiến thức về hai lĩnh vực chính là kinh tế và chính sách của 
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Dạy học kinh tế để góp phần giúp học sinh nắm 
được tình hình kinh tế, xu thế phát triển của nước ta và của thế giới, bồi dưỡng 
phẩm chất, năng lực, nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì mới. Dạy học 
pháp luật để giúp cho các em có hiểu biết cơ bản về pháp luật Việt Nam, hình 
thành kĩ năng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên cả hai 
mảng kiến thức này đều có nhiều khái niệm lí luận trừu tượng, học sinh khó lĩnh 
hội được kiến thức, quá trình học tập trên lớp sẽ nảy sinh cảm giác tẻ nhạt, nhàm 
chán, không coi trọng môn học. 
 Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến 
thức. Vì vậy mỗi giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức và năng lực cần 
thiết, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đề ra. Đối với giáo viên, dạy học là một 
nghệ thuật, nghệ thuật trong dạy học môn GDKT&PL là người giáo viên phải biết 
biến cái khó thành dễ, cái phức tạp, cái trừu tượng thành cái đơn giản, cụ thể bằng 
cách làm đa dạng hóa các hoạt động để thu hút sự chú ý của học sinh. Muốn vậy 
giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong một giờ dạy đặc 
biệt là các phương pháp mới, một trong các phương pháp đáp ứng được các yêu 
cầu đó đó là phương pháp DHDA. 
 Tham gia vào dự án do giáo viên tổ chức là học sinh đã vượt lên chính bản 
thân mình, chiến thắng tính nhút nhát, hòa mình vào tập thể đồng thời cũng tự 
mình suy nghĩ, sáng tạo ra cái mới, cách làm mới. Đây thực sự là cách để học sinh 
chủ động lĩnh hội, khắc sâu kiến thức bài học, vận dụng kiến thức của bài học vào 
thực tiễn đời sống. 
 1.1.1. Phát triển năng lực 
 Trong tiếng Việt, năng lực được sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể, gắn với các 
lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Khái niệm 
năng lực bắt nguồn từ tiếng La tinh “competencia”, năng lực có thể hiểu một cách 
đơn giản là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ 
thể nào đó. Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả 
những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm của các em, kĩ 
năng, thái độ và cả sự hứng thú. Năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự 
 3 
 sinh, phát triển tối đa các kỹ năng của học sinh để đạt được mục tiêu đề ra. Dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực chú trọng năng lực vận dụng kiến thức của bài 
học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó giúp học sinh áp dụng được 
những gì đã học vào thực tế cuộc sống. Đồng thời tạo ra những giờ học thú vị, sôi 
động và cuốn hút học sinh vào các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức, phát triển 
các kỹ năng học tập một cách toàn diện để giải quyết vấn đề. 
 1.1.3. Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
 Đảng ta luôn khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo 
dục chính là đầu tư cho sự phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI 
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Phát triển giáo 
dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Chuyển 
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện 
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn liền với thực 
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. 
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến 
thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và 
tự học suốt đời, có những định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây 
dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, phong cách và đời 
sống tâm hồn phong phú. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là điều 
tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy khi thực hiện dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực cần tuân theo những nguyên tắc sau: 
 - Người học là chủ thể của quá trình dạy học 
 Sự phát triển của học sinh là điều quan trọng nhất, sự đánh giá học sinh không 
chỉ qua bài kiểm tra mà còn thể hiện ở sự hình thành các phẩm chất, năng lực của các 
em, tạo điều kiện để học sinh phát huy các năng lực vốn có của mình, khai thác những 
năng lực tiềm năng. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực phải đảm bảo các 
nguyên tắc giáo viên sẽ là người hướng dẫn tạo ra môi trường để học sinh tự chủ thực 
hiện và khám phá tri thức. 
 - Nội dung và kiến thức là phương tiện để hình thành và phát triển các năng 
lực ở HS, không có kiến thức thì sẽ không có năng lực. Vì vậy kiến thức và năng 
lực bổ sung cho nhau. Từ nội dung kiến thức các em có thể hình thành năng lực, 
mức độ năng lực phụ thuộc vào mức độ phù hợp của kiến thức mà học sinh huy 
động vào để giải quyết vấn đề đó. Việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết 
những vấn đề xảy ra trong thực tiễn là mục tiêu cần đạt tới. 
 - Để hình thành các năng lực cho học sinh cần có thời gian, nếu chương trình 
tập trung rèn luyện năng lực thì chỉ nên tập trung vào một số năng lực chọn lọc và 
lượng kiến thức tương ứng để học sinh có đủ thời gian rèn luyện, kiến tạo và phát 
triển những năng lực đó. 
 - Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện đại, các lĩnh vực của 
đời sống xã hội đang dần phụ thuộc vào nhau, để hiểu và làm chủ tri thức học sinh 
phải biết tích hợp, lồng ghép kiến thức của nhiều môn học khác nhau, từ đó giúp 
các em có khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong cuộc sống. 
 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_khi.pdf