Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” Tin học 10 KNTT nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh
Hiện nay chương trình GDPT 2018 đang được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Theo đó, chương trình đã nêu lên các phẩm chất và các năng lực cần hình thành, phát triển ở học sinh. Trong các năng lực của chương trình GDPT 2018, thì năng lực “Tự chủ và tự học” được xếp vị trí hàng đầu. Tự học đặt ra vấn đề giải phóng tiềm năng sáng tạo cho mỗi người, hình thành phương pháp tư duy, đạt được hiệu quả bền vững của giáo dục nhà trường. Đây là tư tưởng đầy nhân văn và dân chủ. Nó giúp con người có được công cụ để học tập suốt đời. Vì vậy, chúng ta cần rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chủ trong mọi việc. Để hình thành năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, cần xây dựng hệ thống nội dung học tập logic, chặt chẽ và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung đó bằng các việc làm cụ thể, sao cho đạt kết quả chắc chắn, qua đó nhằm khuyến khích và khơi gợi học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức mới trong phạm vi khả năng có thể của mỗi em.
Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức, phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, mở rộng hình thức học tập với sự linh hoạt về thời gian, không gian, sự phong phú, hấp dẫn trong những học liệu đa phương tiện.
Nghiên cứu tổng thể chương trình Tin học 10 chúng tôi nhận thấy chương trình đòi hỏi sự chủ động của người học là không hề nhỏ. Đặc biệt, chủ đề “Ứng dụng tin học” là một chủ đề có tính ứng dụng thực tiễn rất cao, đòi hỏi nhiều về kĩ năng nhưng thời lượng cho các bài học, nhất là phần thực hành rèn luyện kĩ năng lại tương đối ít. Mặt khác đa số học sinh ở trường chúng tôi không có máy tính để thực hành bài học cũng như rèn luyện kĩ năng thực hành ở nhà nên việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cho chủ đề này gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn tạo điều kiện để học sinh tiếp cận bài học một cách hiệu quả nhất, có nhiều thời gian để rèn luyện kĩ năng thực hành tại lớp, vì thế đòi hỏi học sinh phải chủ động lĩnh hội kiến thức lí thuyết ở nhà thì mới có thể tiếp cận và giải quyết hết các vấn đề mà bài học yêu cầu.
Qua nghiên cứu mô hình “Lớp học đảo ngược” chúng tôi nhận thấy mô hình này phù hợp để dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” Tin học 10 nên đã áp dụng giảng dạy tại trường. Qua đây chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nhỏ đã có được trong quá trình dạy học, đó là “Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” tin học 10 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh”.
Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức, phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, mở rộng hình thức học tập với sự linh hoạt về thời gian, không gian, sự phong phú, hấp dẫn trong những học liệu đa phương tiện.
Nghiên cứu tổng thể chương trình Tin học 10 chúng tôi nhận thấy chương trình đòi hỏi sự chủ động của người học là không hề nhỏ. Đặc biệt, chủ đề “Ứng dụng tin học” là một chủ đề có tính ứng dụng thực tiễn rất cao, đòi hỏi nhiều về kĩ năng nhưng thời lượng cho các bài học, nhất là phần thực hành rèn luyện kĩ năng lại tương đối ít. Mặt khác đa số học sinh ở trường chúng tôi không có máy tính để thực hành bài học cũng như rèn luyện kĩ năng thực hành ở nhà nên việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cho chủ đề này gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn tạo điều kiện để học sinh tiếp cận bài học một cách hiệu quả nhất, có nhiều thời gian để rèn luyện kĩ năng thực hành tại lớp, vì thế đòi hỏi học sinh phải chủ động lĩnh hội kiến thức lí thuyết ở nhà thì mới có thể tiếp cận và giải quyết hết các vấn đề mà bài học yêu cầu.
Qua nghiên cứu mô hình “Lớp học đảo ngược” chúng tôi nhận thấy mô hình này phù hợp để dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” Tin học 10 nên đã áp dụng giảng dạy tại trường. Qua đây chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nhỏ đã có được trong quá trình dạy học, đó là “Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” tin học 10 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” Tin học 10 KNTT nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” Tin học 10 KNTT nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ỨNG DỤNG TIN HỌC” TIN HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Tin học Tác giả: 1. Nguyễn Thị Hương Trà 2. Vương Văn Phong Tổ: Toán – Tin Điện thoại: 0976808874 Năm thực hiện: 2022-2023 CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 PC Phẩm chất 2 NL Năng lực 3 PPDH Phương pháp dạy học 4 KTDH Kĩ thuật dạy học 5 HS Học sinh 6 GV Giáo viên 7 THPT Trung học phổ thông 8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 9 CT Chương trình 10 GDPT Giáo dục phổ thông 11 SGK Sách giáo khoa 12 KTĐG Kiểm tra đánh giá II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học” Tin học 10, sách kết nối tri thức với cuộc sống nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - Mô hình “Lớp học đảo ngược” - Những ưu thế và tác dụng của mô hình “Lớp học đảo ngược” đối với học sinh. - Việc vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, tôi nghiên cứu vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học”, tin học 10, sách kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2022-2023. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Mô tả thực trạng, phân tích đánh giá thực trạng việc dạy học hiện nay. - Phân tích các tác động tích cực từ việc dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” - Thiết kế kế hoạch dạy học vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào dạy học chủ đề “Ứng dụng tin học”. - Phân tích kết quả thu được từ thực nghiệm của đề tài. V. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Mô hình lớp học đảo ngược, năng lực tự chủ và tự học, phương pháp dạy học, chuẩn kiến thức, kĩ năng,... - Điều tra quan sát: Thực trạng về việc dạy học ở trường THPT với việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh; khả năng tiếp cận phương pháp dạy học mới của học sinh;... - Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. VI. Tính mới của đề tài - Góp phần thực hiện thành công đổi mới chương trình phổ thông 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. - Giúp giáo viên, học sinh tiếp cận mô hình dạy học mới. 2 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS phổ thông chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu: - Các yếu tố bẩm sinh - di truyền của con người: được biểu hiện bằng các tố chất sẵn có và NL được biểu hiện bằng những khả năng sẵn có. Quá trình hình thành và phát triển PC, NL có tiền đề từ các yếu tố này. Cụ thể hơn, các khả năng sẵn có nếu được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì NL mới được phát huy. Nếu không đảm bảo như vậy, mầm mống và các tố chất của cá nhân có nguy cơ mai một. Do vậy, sự hình thành và phát triển PC, NL chịu ảnh hưởng của yếu tố tiền đề là bẩm sinh - di truyền nhưng không do yếu tố này quyết định. - Hoàn cảnh sống: có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển PC, NL của cá nhân. Sống trong môi trường luôn được vun đắp bằng quan hệ tốt đẹp giữa người với người, cá nhân sẽ có điều kiện hình thành và phát triển PC tốt đẹp. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống cũng không có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển PC & NL của cá nhân. - Giáo dục : giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển PC, NL của cá nhân. Giáo dục sẽ định hướng cho sự phát triển PC, NL, phát huy các yếu tố bẩm sinh - di truyền, đồng thời giáo dục cũng khắc phục được một số biểu hiện của PC chưa phù hợp. Tuy vậy, giáo dục không quyết định mức độ phát triển và xu hướng phát triển của mỗi cá nhân. - Tự học tập và rèn luyện: Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển PC, NL của con người nói chung và của HS phổ thông nói riêng. Giáo dục nói chung, giáo dục nhà trường nói riêng có vai trò chủ đạo đối với sự hình thành, phát triển PC và NL; trong đó cần thực hiện khai thác vai trò của chúng thông qua việc tổ chức các hoạt động học. Song song đó, cần quan tâm đến cá nhân mỗi HS, gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi HS để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển NL tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển PC, NL của mỗi HS. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển PC, NL HS. 1.1.4. Yêu cầu cần đạt về năng lực tự chủ và tự học của học sinh THPT trong chương trình GDPT 2018. Năng lực Cấp trung học phổ thông Tự lực Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực. 4 1.1.5. Yêu cầu đối với GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực. a. GV cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưa biết. Trong dạy học và giáo dục phát triển PC, NL, yêu cầu này đòi hỏi GV phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của HS để HS tích cực chủ động tham gia và thực hiện các nhiệm vụ học tập, từ đó tìm hiểu các kiến thức, kĩ năng mới, vừa học hỏi được phương pháp để hình thành kiến thức, kĩ năng đó. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà, không gói gọn trong phạm vi một tiết học. Để hướng đến mục tiêu phát triển PC & NL đã đặt ra trong bài học, ở mỗi hoạt động học cần xác định rõ ràng các yếu tố: mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, sản phẩm học tập của HS, cách thức tiến hành, phương án kiểm tra đánh giá mức độ mà HS đạt được mục tiêu do GV đã đề ra. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học, GV cần theo dõi, có những phương án hỗ trợ HS khi cần thiết. b. GV cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải hiểu, vận dụng hệ thống các phương pháp, KTDH, đặc biệt là các phương pháp, KTDH có ưu thế trong việc phát huy PC, NL người học; có thể phân tích, so sánh được ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp để lựa chọn PPDH phù hợp với mục tiêu của từng hoạt động, tạo ra chuỗi hoạt động có sự phối hợp hiệu quả giữa các phương pháp. Nói cách khác, việc lựa chọn PPDH cần bám sát vào chuỗi hoạt động và tập trung vào các PPDH có khả năng phát triển PC, NL người học. Cụ thể, trước khi lên lớp, GV cần đầu tư thời gian để thiết kế kế hoạch bài dạy sao cho đạt được yêu cầu cần đạt; trong đó cần lựa chọn PPDH, KTDH sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Các PPDH, KTDH cần đảm bảo HS phải là chủ thể của hoạt động học, là người chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề. Có thể vận dụng phối hợp linh hoạt PPDH, KTDH theo hướng tìm tòi khám phá, kết hợp với các PPDH và KTDH tích cực, hiện đại có ưu thế trong việc phát triển PC, NL HS. Vì vậy, trong dạy học, giáo dục phát triển PC, NL, việc lựa chọn PPDH, KTDH và giáo dục phát triển PC, NL phù hợp là yêu cầu đặc trưng, quan trọng. c. GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải hiểu được giá trị của phương pháp học tập, nghiên cứu và có tâm thế hướng dẫn phương pháp học tập, nghiên cứu cho HS bao gồm việc giúp cho HS biết cách xây dựng kế hoạch học tập, biết cách đọc các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách lắng nghe và ghi chép trên lớp, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới phù hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục; biết quy trình nghiên cứu khoa học Bên cạnh đó, GV phải tạo cơ hội và môi trường phù hợp để giúp HS rèn luyện, biến những tri thức về phương pháp nêu trên thành NL tự chủ và tự học. 6 Mô hình Lớp học đảo ngược có thể được hiểu là các hoạt động dạy học được thực hiện đảo ngược so với thông thường, HS sẽ tự tìm hiểu các kiến thức mới ở mức độ tư duy thấp theo định hướng của GV và hoàn thành nhiệm vụ học tập đó ở nhà, khi đến lớp HS sẽ chia sẻ, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập ở mức tư duy cao, khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị dưới sự cố vấn, hỗ trợ của GV. Lí do thực sự của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược là tập trung vào người học, tạo ra môi trường học tập, sử dụng các hoạt động hướng tới nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết vấn đề, biến lớp học thành phòng thí nghiệm, thay đổi vai trò của GV từ việc cung cấp thông tin trở thành người hướng dẫn, giải đáp và tổ chức các hoạt động, do đó HS cần tích cực, chủ động, và sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế, mô hình này phù hợp với xu hướng giáo dục theo định hướng năng lực hiện nay. 1.2.2. Vai trò, đặc điểm mô hình lớp học đảo ngược * Vai trò - HS được chủ động nghiên cứu bài giảng trước khi đến lớp, HS chủ động về thời gian và không gian học tập. - Tương tác giữa GV và HS được nâng cao, có nhiều thời gian trên lớp cho sự trao đổi giữa HS –HS, HS- GV để giải đáp những thắc mắc chưa hiểu của bản thân, tạo sự chủ động trong học tập chứ không ép buộc làm theo yêu cầu của GV. - Phù hợp với sự khác biệt giữa mỗi HS; Tạo ra bầu không khí học thực sự; Hình thức học tập linh động; HS có thể học nhiều lần; Nguồn tài liệu đa dạng nên HS có cơ hội tìm hiểu kiến thức sâu ngoài SGK. * Đặc điểm - Theo mô hình LHĐN đã được nghiên cứu và áp dụng, học sinh sẽ xem các bài giảng qua mạng, sách, tài liệu ở nhà. Tiết học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp HS củng cố thêm các khái niệm mà HS đã tìm hiểu được. HS sẽ được chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, các em có thể xem video bài giảng bất kỳ lúc nào, có thể dừng lại, ghi chú và xem lại (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Lớp học giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp HS tự tin hơn về lượng KT mình đã có. - Sáu mức độ nhận thức theo thang đo Bloom bao gồm ghi nhớ, thông hiểu, nhận biết, vận dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá là cơ sở khoa học của mô hình lớp học đảo ngược. Ở ba mức độ đầu thì học sinh được thực hiện ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên giao nhiệm vụ học tập tự học KT mới, làm việc tại nhà các em để khi đến lớp các em cùng nhau chia sẻ tương tác với nhau. 8 Ngoài ra, khi tham gia lớp học đảo ngược, học sinh sẽ hình thành, phát huy được những năng lực, kĩ năng cần có như: + Hình thành thói quen nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp, phát triển kĩ năng làm việc độc lập. + Hình thành thói quen đặt vấn đề, lật ngược vấn đề, từ đó có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. + Tạo nhu cầu trao đổi, tương tác với bạn, với thầy, từ đó hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm. + Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ qua quá trình thảo luận, thuyết trình, lập luận, phản biện hình thành kĩ năng giao tiếp. + Hình thành các kĩ năng khai thác, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại hiệu quả. 1.2.4. Cách thức đánh giá Cách thức đánh giá học sinh theo mô hình này được căn cứ trên 2 tiêu chí: đánh giá sản phẩm và đánh giá quá trình. - Đánh giá sản phẩm (đánh giá định lượng): Giáo viên có thể đánh giá dựa trên các bài kiểm tra chất lượng thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu. + Bài kiểm tra kết thúc nội dung/bài học/chủ đề + Sản phẩm học tập của học sinh - Đánh giá quá trình (đánh giá định tính): Giáo viên có thể dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá tính tích cực trong quá trình tham gia bài học của học sinh: + Phiếu chuẩn bị bài của HS + Báo cáo của nhóm trưởng, đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên về công tác làm việc nhóm. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau + Tính tích cực trong thuyết trình, báo cáo, phản biện. + Chất lượng nội dung ý kiến mà học sinh tham gia đóng góp thảo luận. + Các kĩ năng học sinh thu nhận được sau học tập. Để đánh giá chính xác, yêu cầu giáo viên phải theo sát những hoạt động của học sinh và thống kê kết quả từng hoạt động một cách chi tiết và toàn diện. 2. Cơ sở thực tiễn Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_tro.pdf