Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” Hình học 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức

Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ (KHCN) nói chung đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học cũng như góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Không những thế, nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đào tạo đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi, học mọi lúc và học suốt đời. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và bắt kịp những thay đổi lớn của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển cao, phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường… điều đó cho thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hoàn thiện con người và là tiền đề cơ bản để phát triển đất nước. Vì vậy giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong chủ trương, đường lối của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định và được triển khai sớm ở các môn học và cấp học. Nghị quyết số 29-NQ/TW; Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng đã nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để thực hiện tốt định hướng trên giáo viên (GV) cần thay đổi phương pháp dạy học để HS có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Đó cũng là xu hướng thế giới trong cải cách phương pháp giáo dục và phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Môn Toán THPT xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh; chú trọng việc vận dụng kiến thức Toán vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học. Chính vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để HS được trực tiếp sử dụng các thiết bị học tập, đặc biệt là các thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng hiệu quả ngày càng cao hơn của quá trình dạy học. Hơn nữa, môn Toán đòi hỏi HS cần có sự chủ động trong học tập nhất là khối lượng tri thức khá lớn, thời lượng rèn kĩ năng khá nhiều, tính mới và cập nhật có thể diễn ra liên tục do những thành tựu của khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, vì vậy người học cần có kĩ năng học tập và khi đó, các thiết bị công nghệ, phần mềm, học liệu số sẽ là những trợ thủ đắc lực cho các em. Mô hình 5E là một trong những mô hình dạy học hiện đại đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố) và Evaluate (Đánh giá). Mô hình dạy học 5E có tính hệ thống, gồm một chuỗi hoạt động tổ chức theo logic chặt chẽ, từ việc khám phá tri thức khoa học cơ bản đến áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy đã tạo điều kiện cho HS tham gia khám phá tìm hiểu kiến thức, tự do tư duy sáng tạo và phát biểu ý kiến, HS được tiếp thu kiến thức dưới hình thức trải nghiệm và vận dụng vào đời sống thực tiễn. Từ đó học sinh có cơ hội phát triển năng lực một cách khoa học và bền vững. Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Toán lớp 10 có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều kiến thức gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn nên khá phù hợp để tổ chức dạy học theo mô hình 5E. Vì vậy, việc áp dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT trong bộ môn Toán ở trường phổ thông là có tính khả thi và hiệu quả, không chỉ tạo môi trường học tập tiên tiến mà còn dựa trên sự tương tác hiệu quả của CNTT đã góp phần phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” Hình học 10- THPT
pdf 94 trang Thanh Ngân 21/11/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” Hình học 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” Hình học 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng CNTT vào dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” Hình học 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học 
công nghệ (KHCN) nói chung đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của 
tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sử dụng có tính sư phạm 
những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình 
dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học cũng như góp phần tích 
cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Không những thế, nhờ có cuộc cách 
mạng này mà giáo dục đào tạo đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi 
nơi, học mọi lúc và học suốt đời. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất 
nước và bắt kịp những thay đổi lớn của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát 
triển cao, phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường điều đó 
cho thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc 
hoàn thiện con người và là tiền đề cơ bản để phát triển đất nước. Vì vậy giáo dục và 
đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong chủ trương, đường lối của Đảng. 
 Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phương pháp dạy 
học có ý nghĩa quyết định và được triển khai sớm ở các môn học và cấp học. Nghị 
quyết số 29-NQ/TW; Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
GD&ĐT cũng đã nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo 
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học; khắc phục 
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách 
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, 
kĩ năng, phát triển năng lực”. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là 
chuyển từ nền giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng 
hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để 
thực hiện tốt định hướng trên giáo viên (GV) cần thay đổi phương pháp dạy học để 
HS có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Đó 
cũng là xu hướng thế giới trong cải cách phương pháp giáo dục và phù hợp với mục 
tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 theo hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh. 
 Môn Toán THPT xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan 
trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh; 
chú trọng việc vận dụng kiến thức Toán vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các 
năng lực đặc thù của môn học. Chính vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để HS được 
trực tiếp sử dụng các thiết bị học tập, đặc biệt là các thiết bị công nghệ nhằm đáp 
ứng hiệu quả ngày càng cao hơn của quá trình dạy học. Hơn nữa, môn Toán đòi hỏi 
HS cần có sự chủ động trong học tập nhất là khối lượng tri thức khá lớn, thời lượng 
rèn kĩ năng khá nhiều, tính mới và cập nhật có thể diễn ra liên tục do những thành 
tựu của khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, vì vậy người học cần có kĩ năng 
học tập và khi đó, các thiết bị công nghệ, phần mềm, học liệu số sẽ là những trợ thủ 
đắc lực cho các em. 
 Mô hình 5E là một trong những mô hình dạy học hiện đại đã đáp ứng được 
những yêu cầu nêu trên. 5E viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh: 
Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố) 
 2 
 - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS khối 10 
tại trường THPT Đô Lương 2, tỉnh Nghệ An. 
 - Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong 2 năm, năm học 2021 - 2022 
và 2022-2023. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 + Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,...các 
thông tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các tài liệu có 
liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 
 + Nghiên cứu lý luận về mô hình dạy học 5E và ứng dụng CNTT trong dạy 
học 
 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 + Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng mô 
hình 5E và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở các trường THPT trên địa 
bàn. 
 + Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ 
học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh. 
 + Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục 
nhằm có được những thông tin về dạy học theo mô hình 5E, làm sáng tỏ những nhận 
định khách quan của kết quả nghiên cứu. 
 + Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học sinh (giáo án, phiếu học 
tập,...). 
 + Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trưng, 
so sánh kết quả thực nghiệm. 
 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài 
 - Về lý luận: 
 Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình 5E và ứng dụng 
CNTT trong dạy học. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy 
học theo mô hình 5E, bản chất, quy trình dạy học và lý thuyết về ứng dụng các phần 
mềm trong dạy học. 
 - Về thực tiễn: 
 + Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng vận dụng mô hình 5E và ứng 
dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở các trường THPT. 
 + Đề xuất được quy trình dạy học theo mô hình 5E trong dạy học Toán THPT 
 + Thiết kế một số bài học theo mô hình 5E có ứng dụng CNTT 
 + Ứng dụng một số phần mềm và thiết bị vào dạy học Toán 
 + Thông qua sáng kiến này chúng tôi đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp 
về đổi mới PPDH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
 4 
 + Mô hình 5E thích hợp để tổ chức dạy học theo chủ đề, quá trình dạy học 
được diễn ra trong một đơn vị thời gian lớn hơn 1 tiết học. Kết hợp giữa dạy học trên 
lớp và tự học, tự chuẩn bị ở nhà, cũng như học tập ở vườn trường hay ngoài môi 
trường tự nhiên, cơ sở sản xuất,... Qua việc giải quyết một chủ đề trọn vẹn, học sinh 
có cơ hội hình thành và phát triển năng lực một cách khoa học. 
 + Dạy học theo mô hình 5E, giáo viên có điều kiện để tổ chức dạy học tích 
hợp, dạy học theo dự án và dạy học theo định hướng giáo dục STEM. 
 + Mô hình 5E còn nhấn mạnh việc đánh giá trong suốt quá trình dạy học, kết 
hợp giữa đánh giá chẩn đoán đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết đầu 
ra, kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh, nhóm và đánh giá của giáo viên. 
 1.2.1.3. Các giai đoạn và cách tiến hành các bước dạy học theo mô hình 5E 
 Mô hình 5E gồm có 5 giai đoạn trong một chuỗi quá trình dạy học là: 
Engagement, Exploration, Explanation, Elaboration và Evaluation 
 Engagement (Gắn kết): Đây là giai đoạn đầu của chu kì học tập. Mục tiêu 
của giai đoạn này là thiết lập động cơ và tạo hứng thú học tập cho HS, làm rõ những 
phát hiện mà HS đã biết hoặc suy nghĩ về chủ đề bài học. Thông qua các hoạt động 
đa dạng, GV thu hút sự quan tâm, kích thích sự tò mò của HS tìm hiểu các khái niệm 
sắp tới. GV nên đặt câu hỏi mở, làm bộc lộ ý tưởng về nội dung bài học để HS cảm 
thấy có sự liên hệ và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó, tạo tâm 
thế sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. 
 Exploration (Khám phá): Trong giai đoạn này, HS được chủ động khám phá 
các khái niệm mới thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. Cụ thể, giai đoạn này, 
HS sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã được chuẩn bị 
sẵn. GV có thể yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm thực hiện các hoạt 
động như: quan sát, mô tả, ghi chép, làm thí nghiệm, thiết kế, thu thập số liệuđể 
dự đoán và hình thành giả thuyết mới, khám phá nội dung của chủ đề học tập. Trong 
giai đoạn này, GV đóng vai trò là nhà tư vấn cho HS. 
 Explanation (Giải thích): Ở giai đoạn này, GV giới thiệu các thuật ngữ mới, 
khái niệm mới, công thức mới, giúp HS kết nối và thấy được sự liên hệ với trải 
nghiệm trước đó. Thông qua việc GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức mới và 
khuyến khích HS giải thích các khái niệm, các định nghĩa và các nội dung vừa tìm 
hiểu được. Đặc biệt, GV tạo điều kiện cho HS được giải thích cách làm của mình, 
trình bày các minh chứng, lập luận của cá nhân, so sánh với cách giải thích của các 
bạn trong nhóm hoặc nhóm khác, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát 
thu nhận được ở bước. 
 Elaborate (Củng cố): Giai đoạn này tập trung vào việc tạo cho HS có được 
không gian áp dụng khái niệm và kĩ năng được học ở bước trên vào giải quyết 
những tình huống mới (yêu cầu HS giải thích cách làm của mình). 
 6 
 trithức GV cần hướng dẫn, định hướng cho HS phát triển được những NL cần thiết 
để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập cũng như vận dụng kiến 
thức vào thực tế. 
 1.2.2. Sơ lược dạy học ứng dụng CNTT 
 1.2.2.1. Khái niệm 
 Thuật ngữ “công nghệ thông tin” (CNTT) được giải thích là “tập hợp các 
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền 
đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”, thông qua các tín hiệu số. Các 
công cụ kĩ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông nên ngày nay, nhiều 
người thường sử dụng thuật ngữ “CNTT và truyền thông” (ICT) như một từ đồng 
nghĩa rộng hơn cho CNTT (IT). 
 1.2.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học 
 CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một 
số vai trò cơ bản như sau: 
 - Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục 
 CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục 
tiêu học tập suốt đời . CNTT hỗ trợ GV thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các 
phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô 
phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người 
học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học. 
 - Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS 
 CNTT hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-
Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra, CNTT giúp người 
học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học tập liên tục ngay cả những 
điều kiện khó khăn, bất thường. 
 - Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL, HS một cách 
thuận lợi và hiệu quả 
 Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế 
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy; tạo điều kiện để GV đánh giá 
kết quả học tập và giáo dục. Các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài kiểm 
tra, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học 
 - Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV 
 Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi 
mới việc dạy học, giáo dục đối với GV bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với 
những hình thức khác nhau. Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công 
nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học. 
 1.2.2.3. Một số yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng công nghệ thông tin 
 8 
 Hình 1.2: Ảnh minh họa chức năng của Classpoint 
 -Tính năng ưu việt của ClassPoint được tích hợp trong PowerPoint. 
 Nội dung PowerPoint ClassPoint 
 Giống Cách soạn bài giảng: chèn video, hình ảnh, sử dụng các 
 bút: laser , tô màu , bút ghi chú, bảng trắng 
 - Để HS tương tác được - Để HS tương tác được thì ta chỉ 
 thì GV phải dùng các hiệu cần dạng câu hỏi tương tác ở 
 ứng, triger nhóm công cụ tạo tương tác 
 - Trong DHTT: HS tương ( Hình 2) 
 tác bằng cách trả lời vấn - Trong DHTT: HS tương tác vào 
 Khác đáp, nêu đáp án trong hộp ClassPoint, nhập mã code hoặc 
 chat : Google meet, quét QR, trả lời câu hỏi bằng cách 
 zoom,.. chủ yếu dùng câu ghi đáp án, tải ảnh, nối, vẽtrực 
 hỏi trắc nghiệm tiếp lên slide câu hỏi ở điện thoại. 
 - Các bài tự luận không 
 thực hiện được. 
 - 100% HS được tương tác thể hiện và 
 bày tỏ quan điểm riêng của mình trong 
 quá trình học và hứng thú khi được GV 
 Ưu điểm 
 Dễ cài đặt thiết lập câu hỏi ở chế độ thi đấu. 
trong DHTT 
 - Có chức năng xuất bài giảng share 
 pdf. 
 - Câu hỏi tương tác dễ thiết kế. 
 Chỉ một số HS tham gia tương Tương thích các phần mềm windows 
 tác 7,8,10, các phiên bản của Microsoft 
Nhược điểm PowerPoint 2016, 2019,365. 
DHTT Nếu muốn tương tác thì cần sử 
 dụng thêm các công cụ hỗ trợ Bản free thì mỗi bài giảng được 5 slide 
 khác. tương tác, 25 HS tham gia. 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mo_hinh_5e_va_ung_dung_cntt_v.pdf