Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần tự nhiên, Địa lí 10 Kết nối tri thức nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học vào thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, phát triển năng lực. Đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH Địa lí ở trường phổ thông nói riêng là một quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy và học như thế nào để GV cảm thấy hứng khởi với tiết dạy của mình, HS không cảm thấy nhàm chán, nặng nề, áp lực trong mỗi tiết học mà thay vào đó là sự mong chờ, hứng thú, tích cực, tự giác trong mỗi giờ học...là mong muốn của tất cả GV, HS và cả phụ huynh hiện nay.
Địa lí là một môn khoa học vừa mang yếu tố khoa học tự nhiên vừa chứa đựng yếu tố khoa học xã hội. Nội dung môn Địa lí gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội mang tính thực tiễn. Những tri thức, kĩ năng HS lĩnh hội được rất quan trọng, giúp các em có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách, phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo. Vì vậy, việc đổi mới PPDH Địa lí là một việc làm cấp bách và cần có sự quan tâm đúng mức đối với mỗi GV dạy bộ môn này. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng phương pháp, KTDH tích cực trong dạy học Địa lí hiện nay còn một số hạn chế. Một số trường phổ thông hiện nay vẫn đang áp dụng dạy và học theo phương pháp truyền thống, thầy giảng trò nghe và ghi chép. HS cũng có tham gia vào các hoạt động học tập nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi của GV trong tiết học, nặng về học để thi chứ chưa thật sự chú trọng đến mục đích gắn cái học được vào thực tế, phát triển đa dạng các năng lực để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Do đó, HS không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học và yêu thích môn học, hạn chế trong sự phát triển các năng lực cần thiết của người lao động trong thời đại mới...Trong thực tế dạy học, mỗi HS lại có một phong cách học khác nhau (Học thông qua quan sát, học qua lắng nghe, học qua đọc, viết, học qua hành động, trải nghiệm…), không phải HS nào cũng học tốt bằng cách ngồi nghe giảng và ghi chép. Điều đó, làm cho nhiều em cảm thấy mệt mỏi, kém hứng thú trong các giờ học, tình trạng thầy giảng, trò ngủ vẫn diễn ra nhất là ở các lớp mà năng lực nhận thức của HS còn thấp.
Trong chương trình giáo dục THPT 2018 môn Địa lí, đã định hướng phương pháp giáo dục mới là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp THPT. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Địa lí để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng. Tăng cường sử dụng các phương pháp, KTDH tích cực đề cao vai trò chủ thể học tập của HS. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, các hoạt động trải nghiệm…
Để thực hiện được việc đổi mới PPDH theo định hướng trên thì việc sử dụng linh hoạt các KTDH tích cực kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học rất quan trọng, là công cụ giúp các GV và HS thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giáo dục, góp phần hoàn thành mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần tự nhiên, Địa lí 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần tự nhiên, Địa lí 10 Kết nối tri thức nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 PPDH Phương pháp dạy học 2 KTDH Kĩ thuật dạy học 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 THPT Trung học phổ thông 3. Khả năng vận dụng linh hoạt KTDH tích cực và tổ chức hoạt động 10 trải nghiệm ở trường THPT 4. Thực trạng của việc vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học tích cực 10 và tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường THPT 4.1. Đối với HS 10 4.2. Đối với GV `11 II. CÁCH THỨC VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ KTDH TÍCH 12 CỰC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀO DẠY HỌC PHẦN TỰ NHIÊN, ĐỊA LÍ 10. 1. Lựa chọn nội dung vận dụng linh hoạt KTDH tích cực và hình 12 thức dạy học trải nghiệm trong phần tự nhiên, Địa lí 10 2. Nguyên tắc vận dụng 16 3. Vận dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học 17 phần tự nhiên, Địa lí 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh 3.1. Vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật 17 dạy học theo trạm. 3.1.1. Các bước thực hiện 17 3.1.2. Ví dụ minh hoạ vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật mảnh 18 ghép và kĩ thuật dạy học theo trạm vào dạy học phần tự nhiên, Địa lí 10 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) 3.2. Vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật sơ đồ tư duy và kĩ thuật 19 phòng tranh. 3.2.1. Các bước thực hiện 21 3.2.2. Ví dụ minh hoạ vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật sơ đồ tư 22 duy và kĩ thuật phòng tranh vào dạy học phần Địa lí tự nhiên 10 (Sách kết nối tri thức và cuộc sống 3.3. Vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật sơ đồ tư duy và kĩ thuật 23 dạy học theo trạm. 3.3.1. Các bước thực hiện 24 3.3.2. Ví dụ minh hoạ vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật sơ đồ tư 25 duy và KTDH theo trạm trong dạy học phần Địa lí tự nhiên 10 (Sách kết nối trí thức và cuộc sống 3.4. Vận dụng linh hoạt, kết hợp giữa kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật 26 phòng tranh. 3.4.1. Các bước thực hiện 27 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học vào thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, phát triển năng lực. Đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH Địa lí ở trường phổ thông nói riêng là một quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy và học như thế nào để GV cảm thấy hứng khởi với tiết dạy của mình, HS không cảm thấy nhàm chán, nặng nề, áp lực trong mỗi tiết học mà thay vào đó là sự mong chờ, hứng thú, tích cực, tự giác trong mỗi giờ học...là mong muốn của tất cả GV, HS và cả phụ huynh hiện nay. Địa lí là một môn khoa học vừa mang yếu tố khoa học tự nhiên vừa chứa đựng yếu tố khoa học xã hội. Nội dung môn Địa lí gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội mang tính thực tiễn. Những tri thức, kĩ năng HS lĩnh hội được rất quan trọng, giúp các em có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách, phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo. Vì vậy, việc đổi mới PPDH Địa lí là một việc làm cấp bách và cần có sự quan tâm đúng mức đối với mỗi GV dạy bộ môn này. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng phương pháp, KTDH tích cực trong dạy học Địa lí hiện nay còn một số hạn chế. Một số trường phổ thông hiện nay vẫn đang áp dụng dạy và học theo phương pháp truyền thống, thầy giảng trò nghe và ghi chép. HS cũng có tham gia vào các hoạt động học tập nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi của GV trong tiết học, nặng về học để thi chứ chưa thật sự chú trọng đến mục đích gắn cái học được vào thực tế, phát triển đa dạng các năng lực để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Do đó, HS không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học và yêu thích môn học, hạn chế trong sự phát triển các năng lực cần thiết của người lao động trong thời đại mới...Trong thực tế dạy học, mỗi HS lại có một phong cách học khác nhau (Học thông qua quan sát, học qua lắng nghe, học qua đọc, viết, học qua hành động, trải nghiệm), không phải HS nào cũng học tốt bằng cách ngồi nghe giảng và ghi chép. Điều đó, làm cho nhiều em cảm thấy mệt mỏi, kém hứng thú trong các giờ học, tình trạng thầy giảng, trò ngủ vẫn diễn ra nhất là ở các lớp mà năng lực nhận thức của HS còn thấp. Trong chương trình giáo dục THPT 2018 môn Địa lí, đã định hướng phương pháp giáo dục mới là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp THPT. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Địa lí để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng. Tăng cường sử dụng các phương pháp, KTDH tích cực đề cao vai trò chủ thể học tập của HS. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, các hoạt động trải nghiệm Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học. Việc thu thập những thông tin phong phú sẽ giúp cho việc nhận định vấn đề toàn diện, khái quát về nội dung nghiên cứu. Các nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài tương đối đa dạng, phong phú từ tài liệu KTDH Địa lí ở trường phổ thông; Một số KTDH tích cực; Các trang internet; Sách giáo khoa, chương trình Địa lí THPT 2018 3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, nhằm làm nổi bật nội dung nghiên cứu. 3.3. Nhóm các phương pháp thực nghiệm sư phạm - Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy. - Lấy ý kiến của GV và HS. - Phương pháp điều tra tổng hợp toán học - Một số phương pháp, KTDH tích cực trong thực tế giảng dạy IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vận dụng kết hợp, logic, linh hoạt một số KTDH tích cực và hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần tự nhiên, Địa lí 10 (bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống) nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài “Vận dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm vào dạy học phần tự nhiên, Địa lí 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh” là giải pháp mới giải quyết một số vấn đề sau: - Giúp các GV có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá. - Rèn luyện cho HS khả năng tự chủ tự học, khả năng sáng tạo và yêu thích môn học. Bên cạnh đó giúp các em hình thành một số năng lực cơ bản của người lao động trong thời đại mới (khả năng lập kế hoạch làm việc,khả năng hợp tác, khả năng thuyết trình, khả năng tự khẳng định mình....) - Đề tài hướng tới giải quyết vấn đề: Tri thức là vô hạn, GV chỉ là người dẫn lối chỉ đường, tạo động lực để HS tự tìm kiếm tri thức bằng sự say mê và niềm vui trong học tập... đó là yếu tố cốt lõi để dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Bước 1: Hình thành nhóm mới Hình thành nhóm từ 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3) Bước 2: Các thành viên trong nhóm mới chia sẻ thông tin cho nhau Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau Bước 3: GV chuyển giao nhiệm vụ mới cho các nhóm Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết Bước 4: Nhóm mới thảo luận Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả 1.2.2. Kĩ thuật khăn trải bàn Kĩ thuật khăn trải bàn là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm thông qua sử dụng phiếu học tập được bố trí như khăn trải bàn, nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học * Các bước thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Chia HS thành các nhóm (4-8 HS/nhóm), mỗi HS ngồi vào vị trí đã đánh số trên phiếu học tập - GV giao nhiệm vụ thảo luận có tính mở và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập (dạng một tờ giấy A0 hoặc A1) Bước 2: Làm việc cá nhân - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi câu trả lời vào phần giấy của mình trên phiếu học tập. Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung Bước 4: Tổng kết kết quả học tập. Sau mỗi buổi học cần dành ra một khoảng thời gian để tổng kết bài học. Yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một trạm nào đó, trình bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Các thành viên khác, nhóm khác đưa ra nhận xét góp ý bổ sung và đánh giá. GV là người chỉ đạo. Sau cùng là GV tổng kết bài học và nhấn mạnh lại các kiến thức quan trọng của bài. 1.2.4. Kĩ thuật sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy (còn được gọi bản đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. Sơ đồ tư duy giúp HS ghi chép và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Sơ đồ tư duy với hình ảnh màu sắc sinh động đã xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu và buồn tẻ của phương pháp ghi bài truyền thống theo dòng kẻ. * Các bước thực hiện Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm tờ giấy. Viết tên chủ đề ở trung tâm, dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tưởng trung tâm Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Nối các nhánh chính đến hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp 2, cấp 3...với nhánh cấp 1, cấp 2để tạo ra sự liên kết 1.2.5. Kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm - GV nêu câu hỏi /vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm - Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa (giấy A0, A1, A2..) và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh - HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung - Cuối cùng tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu 2. Lí luận về hoạt động trải nghiệm trong dạy học 2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm - Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho HS được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. Tùy theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích các hình thức giáo dục trải nghiệm khác nhau. GV tạo ra những hoạt động trải nghiệm cho HS và là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn các em trong quá trình tham gia hoạt động Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội... Các hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kì địa điểm nào phù hợp, giúp HS phát hiện, hình thành kiến thức, vận dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống. 2.4. Một số hoạt động trải nghiệm được vận dụng vào dạy học Địa lí tự nhiên lớp 10 2.4.1. Tổ chức trò chơi Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi". Trò chơi còn là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với HS nói riêng. Về dữ liệu nghiên cứu trò chơi trong học tập, có thể chia ra 3 nhóm: Nhóm trò chơi dùng lời; Nhóm trò chơi dùng lời; Nhóm trò chơi có sử dụng công nghệ. Các hình thức trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận...Khi lựa chọn trò chơi GV cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục, tính mục tiêu, tính vừa sức, tính khả thi, tính hiệu quả, tính khoa học và sư phạm. 2.4.2. Tổ chức hoạt động quan trắc, thực địa Quan trắc, thực địa là một hình thức giáo dục gắn liền với những hoạt động tìm hiểu những vấn đề và địa danh thực tế. Mục đích của quan trắc, thực địa là để các em được tự tìm hiểu, khám phá và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các hoạt động như thu thập, đánh giá, tham quan tìm hiểu các địa danh...để có được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống. 3. Khả năng vận dụng linh hoạt KTDH tích cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Lứa tuổi HS THPT nói chung, HS lớp 10 nói riêng đã có thể tiếp thu và thực hiện tốt các yêu cầu của các KTDH tích cực. Các em đã được làm quen và có một số kĩ năng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_linh_hoat_mot_so_ki_thuat_day.pdf