Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy – học ĐỌC các văn bản nghị luận trong Bài 3 “Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” (Ngữ Văn 10 – KNTT&CS) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong những yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về ―Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 là tập trung hình thành và phát triển các kỹ năng: Đọc, Viết, Nói và Nghe cho học sinh. Thông qua đọc văn bản, học sinh sẽ phát triển kĩ năng Đọc các kiểu văn bản để trở thành một độc giả tích cực và năng động, biết cách Đọc và Đọc một cách hiệu quả. Với học sinh THPT, việc đọc hiểu văn bản không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các văn bản trong chương trình sách giáo khoa mà cần phải có sự mở rộng về phạm vi đọc văn bản ngoài sách giáo khoa. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng Đọc cho học sinh như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà bất cứ giáo viên dạy Văn nào cũng phải quan tâm.
Thế nhưng, thực tế dạy học môn Ngữ văn 10, GV và HS đang gặp phải những khó khăn lớn khi hình thành kĩ năng Đọc. Đặc biệt dạy - học Đọc VBNL trong bài 3 ―Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận‖. Hoạt động này chỉ có thể được tháo gỡ khi HS có sự đam mê, tìm tòi và quan trọng hơn là cần có sự định hướng, hỗ trợ của GV. Trong quá trình hướng dẫn học sinh Đọc VB, GV cần phải sử dụng nhiều chiến lược Đọc, kĩ thuật Đọc để giúp HS tiếp cận VB một cách tốt nhất.
Kĩ thuật SQ3R là một chiến lược đọc nổi tiếng. Vận dụng kĩ thuật đọc SQ3R sẽ định hướng cho HS một số thao tác cụ thể, hữu ích cho từng giai đoạn Đọc. HS sẽ biết cách tạo ra những câu hỏi hiệu quả, phát triển thói quen tìm kiếm thông tin, khả năng sử dụng các kĩ thuật Đọc độc lập để hiểu VB sâu hơn, kiểm soát việc hiểu VB trong quá trình Đọc. Qua thể nghiệm vận dụng kĩ thuật SQ3R vào dạy học Đọc VBNL, chúng tôi thu nhận được kết quả ngoài mong đợi. Học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và nâng cao năng lực Đọc VBNL ngoài sách giáo khoa có độ dài tương đương và làm kiểm tra đánh giá đọc ngữ liệu nghị luận khá tốt.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài ―Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy – học ĐỌC các văn bản nghị luận trong Bài 3“Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” (Ngữ Văn 10 – KNTT&CS) theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức dạy học chương trình GDPT 2018.
pdf 105 trang Thanh Ngân 02/12/2024 461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy – học ĐỌC các văn bản nghị luận trong Bài 3 “Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” (Ngữ Văn 10 – KNTT&CS) theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy – học ĐỌC các văn bản nghị luận trong Bài 3 “Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” (Ngữ Văn 10 – KNTT&CS) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy – học ĐỌC các văn bản nghị luận trong Bài 3 “Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” (Ngữ Văn 10 – KNTT&CS) theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 1 
2. Mục đích nghiên cứu 1 
3. Khách thể nghiên cứu 2 
4. Giả thuyết nghiên cứu 2 
5. Nhiệm vụ và phạm vị nghiên cứu 2 
6. Phương pháp nghiên cứu. 2 
7. Những luận điểm cần bảo vệ 3 
8. Đóng góp của đề tài 3 
 Phần II. NỘI DUNG 3 
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 3 
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. 3 
1.1.1. Đọc. 3 
1.1.2. Năng lực đọc văn bản. 4 
1.1.3. Văn bản nghị luận. 5 
1.1.4. Đọc văn bản nghị luận ở trường THPT 6 
1.1.5. Dạy đọc văn bản nghị luận ở trường THPT 6 
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về dạy- học Đọc VBNL 7 
1.3. Kĩ thuật đọc chủ động SQ3R. 8 
1.3.1. Khái niệm kĩ thuật SQ3R. 8 
1.3.2. Mục đích sử dụng kĩ thuật SQ3R. 8 
1.3.3. Các bước vận dụng kĩ thuật đọc SQ3R. 9 
CHƢƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 11 
2.1.Thực trạng Đọc các văn bản nghị luận của HS trong bài 3- Ngữ văn 10. 14 
2.1.1.Thống kế VBNL trong chương trình Ngữ văn 10 bộ KNTT & CS. 11 
2.1.2.Thực trạng đọc của HS về các VBNL ở bài 3- Ngữ văn 10. 11 
2.2.Thực trạng dạy Đọc các văn bản nghị luận của GV ở bài 3- Ngữ văn 10 14 
2.3.Thực trạng vận dụng chiến thuật, kĩ thuật đọc, kĩ thuật SQ3R để dạy – 16 
học Đọc các văn bản nghị luận trong bài 3- Ngữ văn 10, KNTT và CS. 
2.3.1. Thực trạng người học vận dụng chiến thuật, kĩ thuật đọc, kĩ thuật SQ3R 16 
để Đọc các văn bản nghị luận trong bài 3- Ngữ văn 10, KNTT và CS. 
2.3.2. Thực trạng người dạy vận dụng chiến thuật, kĩ thuật đọc, kĩ thuật SQ3R 17 
để dạy các văn bản nghị luận trong bài 3- Ngữ văn 10, KNTT và CS. 
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 
Thứ tự Ký hiệu Viết đầy đủ 
 1 THPT Trung học phổ thông 
 2 HS Học sinh 
 3 GV Giáo viên 
 4 NL Năng lực 
 5 PC Phẩm chất 
 6 KN Kĩ năng 
 7 VBNL Văn bản nghị luận 
 8 SGK Sách giáo khoa 
 9 SGV Sách giáo viên 
 10 ĐTB Điểm trung bình 
 11 ĐLC Độ lệch chuẩn 
 12 KTĐ Kĩ thuật dọc 
 13 NTTPTVNL Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận 
 14 ĐC Đối chứng 
 15 TTĐ Trước tác động 
 16 STT Sau tác động 
 17 DHTC Dạy học tích cực 
 18 CH Câu hỏi 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong những 
yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới phương pháp 
giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong Nghị 
quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về ―Đổi mới căn bản toàn diện giáo 
dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng 
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng 
của người học; Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở 
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. 
 Điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 là tập trung hình thành và phát triển 
các kỹ năng: Đọc, Viết, Nói và Nghe cho học sinh. Thông qua đọc văn bản, học 
sinh sẽ phát triển kĩ năng Đọc các kiểu văn bản để trở thành một độc giả tích cực 
và năng động, biết cách Đọc và Đọc một cách hiệu quả. Với học sinh THPT, việc 
đọc hiểu văn bản không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các văn bản trong chương trình 
sách giáo khoa mà cần phải có sự mở rộng về phạm vi đọc văn bản ngoài sách giáo 
khoa. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng Đọc cho học sinh như thế nào để đạt hiệu 
quả tối ưu là điều mà bất cứ giáo viên dạy Văn nào cũng phải quan tâm. 
 Thế nhưng, thực tế dạy học môn Ngữ văn 10, GV và HS đang gặp phải những 
khó khăn lớn khi hình thành kĩ năng Đọc. Đặc biệt dạy - học Đọc VBNL trong bài 
3 ―Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận‖. Hoạt động này chỉ có thể được 
tháo gỡ khi HS có sự đam mê, tìm tòi và quan trọng hơn là cần có sự định hướng, 
hỗ trợ của GV. Trong quá trình hướng dẫn học sinh Đọc VB, GV cần phải sử dụng 
nhiều chiến lược Đọc, kĩ thuật Đọc để giúp HS tiếp cận VB một cách tốt nhất. 
 Kĩ thuật SQ3R là một chiến lược đọc nổi tiếng. Vận dụng kĩ thuật đọc SQ3R sẽ 
định hướng cho HS một số thao tác cụ thể, hữu ích cho từng giai đoạn Đọc. HS sẽ 
biết cách tạo ra những câu hỏi hiệu quả, phát triển thói quen tìm kiếm thông tin, 
khả năng sử dụng các kĩ thuật Đọc độc lập để hiểu VB sâu hơn, kiểm soát việc hiểu 
VB trong quá trình Đọc. Qua thể nghiệm vận dụng kĩ thuật SQ3R vào dạy- học 
Đọc VBNL, chúng tôi thu nhận được kết quả ngoài mong đợi. Học sinh phát huy 
tính chủ động, tích cực, sáng tạo và nâng cao năng lực Đọc VBNL ngoài sách giáo 
khoa có độ dài tương đương và làm kiểm tra đánh giá đọc ngữ liệu nghị luận khá 
tốt. 
 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài ―Vận dụng kĩ thuật SQ3R để 
dạy – học ĐỌC các văn bản nghị luận trong Bài 3“Nghệ thuật thuyết phục 
trong văn nghị luận” (Ngữ Văn 10 – KNTT&CS) theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh” với mong muốn khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả dạy 
học môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức dạy học 
chương trình GDPT 2018. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 1 
 - Phương pháp khảo sát điều tra trưng cầu ý kiến. 
- Phương pháp thực nghiệm 
- Phương pháp xử lí thông tin 
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI. 
Luận điểm 1. Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy học đọc VBNL cho HS trong dạy 
học môn Ngữ văn 10 ở bài 3 giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả 
dạy học đọc VBNL môn Ngữ văn 10, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển các phẩm 
chất và năng lực cần thiết cho HS. 
Luận điểm 2. Quá trình vận dụng kĩ thuật SQ3R trong dạy học đọc VBNL môn 
Ngữ văn 10 ở bài 3 cần được thực hiện theo các nguyên tắc: Đọc theo tiến trình; 
đọc theo đặc trưng của thể loại; tích hợp các kĩ năng đọc; phát triển năng lực đọc 
chủ động cho HS đáp ứng mục tiêu của chường trình GDPT 2018. 
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 
-Về mặt lí luận: Đề tài góp phần làm rõ khái niệm phát huy năng lực, kĩ thuật đọc 
chủ động SQ3R cũng như những yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp 
dạy học VBNL, Ngữ văn 10- KNTT. 
-Về mặt thực tiễn: 
+ Đề tài bước đầu đề xuất sử dụng kĩ thuật đọc SQ3R kết hợp với một số phương 
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khác để dạy - học Đọc VBNL theo định hướng 
phát triển năng lực HS, nhằm góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động và 
phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Đây cũng là những thay đổi cần thiết để dạy 
học chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Cách dạy học này khắc phục được hạn 
chế của cách dạy đọc truyền thống truyền thụ một chiều, đọc thụ động và không 
hiệu quả. Từ đó giúp học sinh kích hoạt kiến thức nền để vận dụng vào kết nối đọc 
VB đồng dạng ngoài SGK, và tạo lập VBNL thuyết phục bày tỏ quan điểm của cá 
nhân về từ bỏ thói quen; vấn đề xã hội; vấn đề đặt ra trong VBNL 
+ Đề tài này có thể áp dụng vào thực tiễn trong dạy – đọc VBNL và các loại VB 
khác trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường THPT và trong cuộc sống. 
+ Đề tài này là công trình nghiên cứu của chúng tôi, chưa được cá nhân, tập thể 
và công trình giáo dục nào công bố. Đề tài được tổ chuyên môn đánh giá cao và 
được hội đồng khoa học trường ghi nhận và đề xuất xét SKKN cấp nghành. 
 PHẦN 2: NỘI DUNG 
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 
1.1.1.Khái niệm “đọc”. 
 3 
 • Thông hiểu, đánh giá đúng VB: Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của 
VB(từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quan trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ); hiểu được 
ý nghĩa hàm ẩn của VB, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của VB bằng kiến thức, 
kinh nghiệm của mình. 
 • Vận dụng VB để giải quyết một vấn đề cụ thể: Liên hệ mở rộng một vấn đề 
nào đó từ VB bằng suy nghĩ, ý kiến của mình; vận dụng VB để trình bày phương 
hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội. 
1.1.3. Văn bản nghị luận(VBNL). 
 VBNL là loại VB thực hiện chức năng thuyết phục thông qua hệ thống luận 
điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. Đề tài của VBNL rất rộng bao 
gồm vấn đề đời sống chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, nghệ thuật, văn học 
(Trích Tài liệu bồi dưỡng GV sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ văn KNTT& CS 
năm 2022 trang 43 của NXBGDVN). 
 Mục đích của VBNL là phát ngôn cho một tư tưởng, một quan điểm, một chủ 
trương, một lập trường xã hội nhất định.Vì hướng tới mục đích ấy, VBNL cần phải 
có những yếu tố sau: 
 + Luận đề trong VBNL: Luận đề là vấn đề, là tư tưởng, là quan niệmđược 
tập trung bàn luận trong VB. Việc lựa chọn luận đề để bàn luận luôn cho thấy tầm 
nhận thức và trải nghiệm, sở trường, thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống của người 
viết. Thông thường, luận đề của VB được thể hiện rõ từ nhan đề. 
 + Luận điểm là một ý kiến khái quát thể hiện tư tưởng, quan điểm, quan niệm 
của tác giả về luận đề. Nhờ hệ thống luận điểm, các khía cạnh cụ thể của luận điểm 
mới được làm nổi bật theo một cách thức nhất định. 
 + Luận cứ: Dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, 
đúng, tiêu biểu. Dẫn chứng là những căn cứ cụ thể, sinh động được khai thác từ 
thực tiễn hoặc từ các tài liệu sách báo nhằm xác định tính đúng đắn, hợp lí của lí lẽ. 
 + Luận chứng: Cách tổ chức, sắp xếp luận điểm, luận cứ theo hệ thống hợp lí 
 + Lập luận: Là lí lẽ, nhận xét đánh giá về vấn đề được bàn luận. Lí lẽ được nảy 
sinh nhờ suy luận logic, được dùng để giải thích và triển khai luận điểm, giúp luận 
điểm trở nên sáng tỏ và vững vàng 
 Đặc trƣng của VBNL: 
 - VBNL có tính thuyết phục: Xét về mục đích, VBNL trực tiếp bày tỏ quan 
điểm tư tưởng của người viết về một vấn đề nào đó bằng tư duy logic nhằm thuyết 
phục người đọc, người nghe tin và đồng tình với mình, thậm chí sự thuyết phục có 
thể đạt mức thúc đẩy người đọc có những hành động thiết thực. 
 - VBNL có tính logic: Xét về phương thức, VBNL thuyết phục đọc(người 
nghe) bằng lí trí và tình cảm. Để tác động về mặt lí trí, VBNL phải có tính logic, 
cụ thể là: có quan điểm minh bạch, rõ ràng về vấn đề nghị luận; có hệ thống lập 
 5 
 HS nắm vững nội dung cũng như các thao tác nghị luận được sử dụng ở từng đoạn 
VB. 
 + Hoạt động khám phá VB (trả lời câu hỏi): GV cần tập trung giúp HS nắm 
rõ: VB bàn về vấn đề gì? Hệ thống luận điểm được tổ chức như thế nào? Các luận 
điểm đó được triển khai dựa trên những lí lẽ và bằng chứng nào? Em học hỏi được 
gì từ cách viết VB nghị luận của tác giả? VB giúp em có thêm hiểu biết gì về vấn 
đề được bàn luận? 
 + Đối với việc dạy Đọc VB NL, phát triển kĩ năng lập luận cho HS là nhiệm 
vụ cần đƣợc ƣu tiên. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc tổ chức cho 
HS trả lời các câu hỏi để nắm được cách người viết nêu vấn đề và sử dụng luận 
điểm, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc về vấn đề được nêu ra. 
 - Để khắc phục những khó khăn khách quan và chủ quan khi dạy học đọc VBNL 
trong chương trình Ngữ văn 10 KNTT & CS, chúng tôi đã vận dụng chiến lược 
đọc và kĩ thuật đọc tích cực SQ3R trong dạy- học đọc VBNL. Từ đó phát huy năng 
lực, tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. 
1.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ DẠY- HỌC ĐỌC VBNL 
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT. 
 Đọc là một kĩ năng quan trọng trong số các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của 
nhân loại, bởi vậy đọc VB cũng là một nội dung thu hút nghiên cứu của rất nhiều 
nhà khoa học giáo dục và các nhà ngôn ngữ học trên thế giới trong mấy chục năm 
trở lại đây. Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu về đọc hiểu đã nhận thức, phân tích 
làm sáng tỏ bản chất phức tạp của hoạt động đọc hiểu ở nhiều bình diện như: nhận 
thức, tâm lí, văn hóa, sư phạm... Với sự đóng góp tích cực của những tác giả tiêu 
biểu như Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thị 
Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng 
Hiếucùng với một số nhà nghiên cứu khác, ―diện mạo‖ của đọc hiểu trong khoa 
học giáo dục đã được xác định rõ nét ở các quan niệm và đường hướng lí thuyết cơ 
bản. 
 Ở đây, chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, một số bài viết cơ 
bản. Trong bài viết ―Đọc – hiểu văn bản- Một khâu đột phá trong nội dung và 
phương pháp dạy văn hiện nay‖ đăng tải trên Thông tin khoa học Sư phạm, số 1 
năm 2003, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã chỉ ra những sự thay đổi trên thế giới, 
những vấn đề cốt lõi trong khái niệm đọc và hiểu để có thể đưa ra một đường 
hướng mới trong việc hướng dẫn đọc VB cho học sinh. 
 Những vấn đề về đọc hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã được lựa chọn 
và tổng hợp trong công trình ―Kĩ năng đọc Văn‖ do Nxb ĐHSP xuất bản năm 
2011. Đây là công trình có giá trị về mặt khoa học, trình bày tương đối đầy đủ các 
nội dung cơ bản về vấn đề đọc hiểu VB. Tác giả đã trình bày súc tích, rõ ràng các 
nội dung liên quan đến vấn đề đọc hiểu như lí luận về đọc hiểu, khái niệm đọc 
hiểu, các bình diện của đọc hiểu, nội dung và cách thức, kĩ năng đọc hiểu. Tác giả 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_thuat_sq3r_de_day_hoc_doc.pdf