Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy “Chương I﹕ Mệnh đề và tập hợp“ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 10 Kết nối tri thức
Toán học luôn là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập. Toán học cũng là môn học giúp các em hình thành kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, những trải nghiệm học tập mà các em có thể vận dụng suốt trong tương lai. Toán học khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, phù hợp với ngày một phát triển của xã hội hiện đại. Đặc biệt, đối với chương trình mới của môn Toán 10 mới chú trọng đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Để giúp các em học sinh có thể hiểu, ghi nhớ một cách nhanh chóng cũng như thực hành được những kỹ năng đã được dạy, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức. Một trong số những phương pháp mang lại hiệu cao hiện nay chính là áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như sử dụng kỹ thuật dạy học nhóm và kỹ thuật Lược đồ tư duy trong dạy Toán 10. Thông qua những hoạt động này, các em có thể trải nghiệm được những tình huống thực tế và sử dụng những kiến thức mình được học để giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật dạy học nhóm không chỉ giúp các em học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn, phương pháp này còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm cần có ở chủ nhân tương lai của thế giới. Thông qua phương pháp này, các em được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác với các thành viên khác, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thể hiện quan điểm,.... Với hệ thống lược đồ tư duy được tích hợp qua các bài học, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ đảm bảo tính hệ thống hóa, cụ thể hóa, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, vừa giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức, vừa tạo được nguồn cảm hứng mới, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập của các em.
Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu trong giờ học không được lồng ghép bất cứ hoạt động tập thể hoặc lược đồ tư duy, những hoạt động liên quan đến thực tế mà các em học sinh chỉ ngồi yên nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học sẽ không cao. Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ năng.
Bản thân tôi, với trách nhiệm là một giáo viên phụ trách bộ môn Toán, hơn nữa lại là giáo viên trung học phổ thông, tôi cần phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn ra phương pháp giảng dạy đối với các em học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh trong lớp cũng như phù hợp với lượng kiến thức được phân bổ trong cả một năm học. Do các em đang bước vào giai đoạn mới chuyển cấp, chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường học tập, trong khi đó, lượng kiến thức thì luôn đổi mới và ngày càng khó hơn, việc lồng ghép các hoạt động dạy học theo nhóm vào trong giờ học đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ riêng với môn Toán lớp mà bất cứ môn học nào. Hiểu được tính cần thiết đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy "Chương I: Mệnh đề và tập hợp" nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 10” để nghiên cứu và tìm hiểu trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này.
Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu trong giờ học không được lồng ghép bất cứ hoạt động tập thể hoặc lược đồ tư duy, những hoạt động liên quan đến thực tế mà các em học sinh chỉ ngồi yên nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học sẽ không cao. Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ năng.
Bản thân tôi, với trách nhiệm là một giáo viên phụ trách bộ môn Toán, hơn nữa lại là giáo viên trung học phổ thông, tôi cần phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn ra phương pháp giảng dạy đối với các em học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh trong lớp cũng như phù hợp với lượng kiến thức được phân bổ trong cả một năm học. Do các em đang bước vào giai đoạn mới chuyển cấp, chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường học tập, trong khi đó, lượng kiến thức thì luôn đổi mới và ngày càng khó hơn, việc lồng ghép các hoạt động dạy học theo nhóm vào trong giờ học đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ riêng với môn Toán lớp mà bất cứ môn học nào. Hiểu được tính cần thiết đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy "Chương I: Mệnh đề và tập hợp" nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 10” để nghiên cứu và tìm hiểu trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy “Chương I﹕ Mệnh đề và tập hợp“ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 10 Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy “Chương I﹕ Mệnh đề và tập hợp“ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 10 Kết nối tri thức
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Toán học luôn là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập. Toán học cũng là môn học giúp các em hình thành kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, những trải nghiệm học tập mà các em có thể vận dụng suốt trong tương lai. Toán học khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, phù hợp với ngày một phát triển của xã hội hiện đại. Đặc biệt, đối với chương trình mới của môn Toán 10 mới chú trọng đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Để giúp các em học sinh có thể hiểu, ghi nhớ một cách nhanh chóng cũng như thực hành được những kỹ năng đã được dạy, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức. Một trong số những phương pháp mang lại hiệu cao hiện nay chính là áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như sử dụng kỹ thuật dạy học nhóm và kỹ thuật Lược đồ tư duy trong dạy Toán 10. Thông qua những hoạt động này, các em có thể trải nghiệm được những tình huống thực tế và sử dụng những kiến thức mình được học để giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật dạy học nhóm không chỉ giúp các em học sinh phát huy tinh thần học tập chủ động, năng động và sáng tạo hơn, phương pháp này còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm cần có ở chủ nhân tương lai của thế giới. Thông qua phương pháp này, các em được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác với các thành viên khác, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thể hiện quan điểm,.... Với hệ thống lược đồ tư duy được tích hợp qua các bài học, việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ đảm bảo tính hệ thống hóa, cụ thể hóa, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, vừa giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức, vừa tạo được nguồn cảm hứng mới, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập của các em. Với kinh nghiệm của một người giáo viên và thông qua quan sát giờ học trên lớp của tôi cũng như của các thầy cô khác, tôi nhận thấy rằng nếu trong giờ học không được lồng ghép bất cứ hoạt động tập thể hoặc lược đồ tư duy, những hoạt động liên quan đến thực tế mà các em học sinh chỉ ngồi yên nghe giáo viên giảng bài thì hiệu quả tiết học sẽ không cao. Dễ xảy ra tình trạng các em học sinh mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung trong lúc nghe giảng, từ đó các em không hiểu bài hoặc dù có tập trung nghe thì cũng khó để có thể nhớ hết và vận dụng thành thạo được các kỹ năng. Bản thân tôi, với trách nhiệm là một giáo viên phụ trách bộ môn Toán, hơn nữa lại là giáo viên trung học phổ thông, tôi cần phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn ra phương pháp giảng dạy đối với các em học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh trong lớp cũng như phù hợp với lượng kiến thức được phân bổ trong cả một năm học. Do các em đang bước vào giai đoạn mới chuyển cấp, chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường học tập, trong khi đó, lượng kiến thức thì luôn đổi mới và ngày càng khó hơn, việc lồng ghép các hoạt động dạy học theo nhóm vào trong giờ học đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ riêng với môn Toán lớp mà bất cứ môn học nào. Hiểu được tính cần thiết đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng kết hợp các kỹ 1 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận Khái niệm kỹ thuật dạy học nhóm “Năng lực hoạt động tập thể được xem là năng lực quan trọng quyết định thành công trong xã hội hiện nay. Vì vậy, đào tạo phát triển năng lực hợp tác trở thành xu thế trong giáo dục hiện đại, và việc dạy học theo nhóm chính là sự phản ánh thực tiễn xu thế đó.” “Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Phương pháp phân công dạy và học theo nhóm giúp mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động. Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh mạnh dạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Sẵn sàng đưa ra các quan điểm cá nhân để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Giúp cho các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chung. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.” Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. * Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: a. Làm việc toàn lớp: Nhập đề và giao nhiệm vụ - Giới thiệu chủ đề - Xác định nhiệm vụ các nhóm - Thành lập nhóm b. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thỏa thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá - Các nhóm trình bày kết quả - Đánh giá kết quả. * Một số lưu ý 3 phẩm hay đơn vị kiến thức nào. Như vậy, giáo viên có thể kiểm tra những năng lực này ở học sinh. Giáo viên sẽ không giới hạn học sinh trong quá trình tìm hiểu, trao đổi, phát biểu, chấp nhận cả những phát biểu chưa đúng, chưa chính xác. Trên cơ sở đó tiếp tục trao đổi, nhận xét và bổ sung cho học sinh. Học sinh sẽ không bị gò ép theo hướng của giáo viên theo cách dạy trước đây mà sẽ được tự do suy nghĩ, sáng tạo. Thậm chí học sinh có thể tự khám phá ra điều mới mẻ vượt ngoài điều thầy cô dạy. Đây là điểm mới được đánh giá cao, tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu các em cũng cần thay đổi cách học, cần chủ động hơn trong quá trình học và lĩnh hội kiến thức. “Kết quả giáo dục được tính theo các kỳ kiểm tra đánh giá thường xuyên và kiểm tra đánh giá định kỳ. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên do giáo viên bộ môn lựa chọn thời gian phù hợp, về hình thức được thực hiện thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Trước đây, ở tất cả các môn học có quy định số tiết học trên mỗi tuần, quy định có tuần kiểm tra định kỳ, có tuần kiểm tra học kỳ, kiểm tra học kỳ I thường vào tuần 18, kiểm tra học kỳ II ở tuần 35 của năm học. Nhưng trong chương trình mới, nhà trường có thể linh động sắp xếp thời khóa biểu, thời điểm kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, miễn sao đảm bảo số tiết trong năm học. Đối với chương trình GDPT mới, phương pháp kiểm tra, đánh giá sẽ đi theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó học sinh sẽ được đánh giá phẩm chất, năng lực dựa trên ngữ cảnh học tập, thực tiễn cuộc sống, hoạt động giáo dục, trải nghiệm, sự tiến bộ của bản thân; thông qua công cụ đánh giá về nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thật. Vì vậy, nội dung của các bài kiểm tra cũng sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng liên hệ kiến thức, vận dụng thực tế của học sinh hơn là việc phải học thuộc, học ghi nhớ. Ví dụ, với môn Ngữ văn, thầy cô có thể sử dụng những ngữ liệu ngoài SGK để kiểm tra khả năng cảm thụ, phân tích và mức độ nắm kiến thức của học sinh. Hay với môn Lịch sử, sẽ không nặng phải thuộc con số, sự kiện lịch sử mà chú trọng kiểm tra khả năng trình bày vấn đề lịch sử, vận dụng linh hoạt trong cuộc sống.” (Theo hướng dẫn tập huấn của NXB Giáo dục Việt Nam - https://taphuan.nxbgd.vn/) - Yêu cầu của ngành giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, hướng đến phát năng lực, chủ động sáng tạo của học sinh như sau: “Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.” Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Thực trạng công tác giảng dạy bộ môn Toán 10 tại trường Hầu hết các thầy cô dạy bộ môn Toán trong trường đã thống nhất với nhau trong việc giảng dạy, cố gắng kết hợp nhiều phương thức giảng dạy như lồng ghép các trò chơi trong việc kiểm tra bài cũ, sử dụng bài giảng điện tử để đồng nhất ở các cấp học tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự cao. Việc kết quả không đạt được 5 Trò chơi theo 20% 25% 55% nhóm Kỹ thuật lược đồ 25% 27% 48% tư duy Biểu đồ khảo sát việc vận dụng các kỹ thuật dạy học của giáo viên tại đơn vị 80% 70% 70% 60% 55% 55% 48% 50% 45% 40% 40% 35% 27% 30% 25% 25% 25% 20% 20% 15% 10% 10% 5% 0% Kỹ thuật mảnh ghép Kĩ thuật khăn trải bài Kỹ thuật nhóm đôi Trò chơi theo nhóm Kỹ thuật lược đồ tư duy Áp dụng nhiều Có áp dụng Không áp dụng Chỉ có khoảng 10%-15% giáo viên thấy được hiệu quả và áp dụng nhiều phương pháp này vào trong bài giảng, trong khi đó, có đến 50% - 55% không hề lồng ghép kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy trong giờ học. Có khoảng 35% giáo viên đã chủ động kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào giảng dạy trong tiết học của mình nhưng không được chi tiết, cẩn thận mà chỉ sử dụng một cách qua loa, không thực sự mang lại hiệu cao cho cả học sinh và giáo viên. Đa số, các thầy cô vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để dạy các em môn Toán lớp 10. Bảng 2: Bảng kết quả khảo sát đầu năm môn toán của học sinh lớp 10A9 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm <5 Số Lớp HS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 11,5 10A9 44 2 4.5% 17 39% 20 45% 5 % Lớp 10A9 là một lớp đại trà nên điểm khảo sát môn Toán của các em không cao có thể là một điều dễ hiểu. Số lượng học sinh đạt điểm 9-10 là khá thấp khi chỉ 7 các em có thể rèn luyện những kỹ năng mềm cũng như nâng cao tính chủ động sáng tạo cho các em. 2.3. Những hạn chế, bất cập trong công tác giảng dạy Trong công tác giảng dạy, nhiều giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên không vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học nhóm và lược đồ tư duy vào trong giờ học. Với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học bằng phương pháp này, các thầy cô sẽ khó để quản lý trật tự lớp học trong lúc thực hành những dạy học nhóm hay vẽ lược đồ tư duy và khó đảm bảo tiến độ giờ học để có thể truyền đạt hết kiến thức trong một tiết học, dẫn đến tình trạng chậm giáo án. Sĩ số của lớp khá đông (44 học sinh) khiến việc theo dõi sát sao từng em học sinh trở nên khó khăn đối với giáo viên. Trình độ của các em học sinh không đồng đều. Bên cạnh những em học tốt, tiếp thu nhanh thì vẫn còn một số em, cũng có một số em trong giờ còn làm việc riêng, mất trật tự, gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Ngoài ra, các em học sinh đang ở độ tuổi mà cái tôi của các em được thể hiện ra ngoài nhiều nhất nên sẽ khiến giáo viên phải phân hóa đối tượng hoặc nhắc nhở làm mất thời gian của cả lớp. 2.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu - Thuận lợi: Cơ sở vật chất của trường được trang bị đầy đủ như tivi, máy chiếu, hệ thống đèn, quạt. Không gian lớp học rộng rãi, thoáng mát, sân trường nhiều cây xanh, có bóng mát cho các em chơi đùa, học tập, tham gia các hoạt động, trò chơi học tập. Nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi, cho phép các lớp thực hiện nhiều tiết học ngoài trời và tổ chức học hoạt động trải nghiệm trong giờ chào cờ. Có được sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục con cái. Các bậc phụ huynh đa số đều quan tâm, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà. Đội ngũ giáo viên trong trường có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy, có ý thức tốt về trách nhiệm của người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn hoặc giải quyết những khó khăn trong việc quản lý, xử lý các trường hợp học sinh chậm tiếp thu về học tập cũng như năng lực phẩm chất. - Khó khăn: Hiện nay, do chương trình sách mới nên các giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp mới để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các giáo viên chưa có sự chủ động trong việc đưa các phương pháp dạy học theo nhóm và lược đồ tư duy vào bài giảng. Phần lớn các giáo viên chỉ thực hiện theo giảng dạy theo giáo án được phân công từ phía nhà trường mà không có sự sáng tạo. Từ đó, khi phải nghiên cứu đổi mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến việc bỏ dở giữa chừng. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ket_hop_cac_ky_thuat_day_hoc.pdf