Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng chuyển đổi số vào thiết kế dạy học chủ đề “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số Lớp 12” nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học cho học sinh
Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước, xây dựng xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, điều đó đòi hỏi chúng ta, cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Thế giới đang chứng kiến tốc độ số hoá diễn ra nhanh chưa từng có. Tốc độ số hoá và những công nghệ mới mở ra triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra giá trị mới. Mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đều phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất. Do vậy, việc phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi cho giáo viên và học sinh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục và chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia là việc làm cần thiết. Sự hiểu biết về Toán học có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ trong việc chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho cuộc sống ở xã hội hiện đại. Hiểu biết về các công cụ Toán học là một trong những yêu cầu của hiểu biết Toán học nhằm đáp ứng đòi hỏi của các vấn đề, tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, kể cả trong ngữ cảnh nghề nghiệp. Trong dạy học Toán, phương tiện dạy học giúp học sinh kiến tạo tri thức Toán học và rèn luyện cho họ các kĩ năng sử dụng công cụ hoặc thực hiện một hoạt động Toán học. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018 của Việt Nam cũng xác định năng lực sử dụng công cụ, phương tiện Toán học là một trong năm thành phần của năng lực Toán học, bởi vì một trong những biểu hiện của năng lực Toán học là sử dụng thành thạo, linh hoạt các công cụ và phương tiện học Toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề Toán học. Khai thác công nghệ thông tin đặc biệt là những phần mềm ứng dụng nhằm mục đích tạo ra được cách tiếp cận bài học vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để học sinh không thấy sợ môn toán để phát huy được hết năng lực của người học trong giai đoạn mới. Trong Chương trình môn Toán cấp Trung học phổ thông nói chung, lớp 12 nói riêng nội dung khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số - chủ đề này đa phần học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hình thành kiến thức. Hình tĩnh, không sinh động, trực quan nên học sinh khó hình dung. Phải thực hiện đầy đủ các bước mới hình thành được đồ thị hàm số nên tạo sự nhàm chán khi thực hiện khảo sát và vẽ đồ thị các hàm đa thức và hàm phân thức. Nội dung này có trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, có khoảng 3 câu ở mức nhận biết, thông hiểu nên giúp học sinh nắm vững phần nội dung khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số là rất cần thiết. Vì những lí do đó, nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: Vận dụng chuyển đổi số vào thiết kế dạy học chủ đề “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số lớp 12” nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học cho học sinh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng chuyển đổi số vào thiết kế dạy học chủ đề “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số Lớp 12” nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng chuyển đổi số vào thiết kế dạy học chủ đề “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số Lớp 12” nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học cho học sinh
1.3.1. Zalo ................................................................................................................ 12 1.3.2. Padlet ............................................................................................................. 12 1.4. Azota, quizizz ................................................................................................... 13 1.4.1 Azota .............................................................................................................. 13 1.4.2. Quizizz........................................................................................................... 13 1.5. Mindmap .......................................................................................................... 14 2. Hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại tải và sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học toán ................................................................................................................... 14 2.1. Hướng dẫn sử dụng Zalo .................................................................................. 14 2.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geogebra ........................................................ 14 2.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Padlet ............................................................. 15 2.4. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quizizz ........................................................... 16 2.5. Hướng dẫn sử dụng Mindmap bằng điện thoại ................................................ 16 3. Vận dụng chuyển đổi số vào thiết kế các hoạt động trong dạy học “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số 12” .......................................................................... 17 3.1. Vận dụng chuyển đổi số trong hoạt động mở đầu ........................................... 17 3.2. Vận dụng chuyển đổi số trong hoạt động hình thành kiến thức ...................... 18 3.3. Vận dụng chuyển đổi số trong hoạt động luyện tập ......................................... 26 3.4. Vận dụng chuyển đổi số trong hoạt động vận dụng, mở rộng ......................... 26 4. Minh họa kế hoạch bài dạy “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số 12” sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................ 26 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ................................................... 46 5.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 46 5.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 46 5.3. Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 46 5.4. Tổng hợp các đối tượng sau khảo sát ............................................................... 46 5.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ............................... 47 5.5.1. Sự cấp thiết của đề tài ................................................................................... 47 5.5.2. Sự khả thi của đề tài ...................................................................................... 47 Phần 3: KẾT LUẬN .............................................................................................. 52 1. Kết quả thực hiện được ....................................................................................... 52 2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 54 3. Một số hình ảnh trong giờ dạy ............................................................................ 54 4. Đề xuất ................................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 58 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 59 cụ và phương tiện học Toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề Toán học. Khai thác công nghệ thông tin đặc biệt là những phần mềm ứng dụng nhằm mục đích tạo ra được cách tiếp cận bài học vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để học sinh không thấy sợ môn toán để phát huy được hết năng lực của người học trong giai đoạn mới. Trong Chương trình môn Toán cấp Trung học phổ thông nói chung, lớp 12 nói riêng nội dung khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số - chủ đề này đa phần học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hình thành kiến thức. Hình tĩnh, không sinh động, trực quan nên học sinh khó hình dung. Phải thực hiện đầy đủ các bước mới hình thành được đồ thị hàm số nên tạo sự nhàm chán khi thực hiện khảo sát và vẽ đồ thị các hàm đa thức và hàm phân thức. Nội dung này có trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, có khoảng 3 câu ở mức nhận biết, thông hiểu nên giúp học sinh nắm vững phần nội dung khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số là rất cần thiết. Vì những lí do đó, nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: Vận dụng chuyển đổi số vào thiết kế dạy học chủ đề “khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số lớp 12” nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học cho học sinh. 2. Tính mới của đề tài Sử dụng thiết bị công nghệ, nguồn học liệu số để thiết kế các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá cho học sinh vừa nhằm tiếp cận chuyển đổi số cho bản thân trong cách thay đổi phương pháp dạy học vừa tăng tính chủ động, tạo hứng thú và hình thành năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học cho học sinh THPT. Giúp học sinh phát triển năng lực số đây là một mục tiêu quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh biết sử dụng các thiết bị hiện đại trong việc học, biết sử dụng phần mềm cũng như khai thác tài nguyên, học liệu giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, học sinh có thể chủ động hơn trong việc học của mình, không còn cảm giác thấy toán học khô khan nữa. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu đề tài: Sáng kiến khai thác ứng dụng của một số phần mềm để làm học liệu trong các hoạt động của kế hoạch bài dạy giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao, tạo hình ảnh trực quan sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập trong giai đoạn mới. - Phạm vi nghiên cứu: Vai trò, cách thức tổ chức hoạt động dạy học chuyển đổi số cho học sinh nhằm phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Chuyển đổi số trong giáo dục 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số Chuyển đổi số là quá trình thay đổi toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Để đảm bảo sự thành công trong quá trình chuyển đổi số, thay đổi về nhận thức và các kĩ năng chuyển đổi cho nguồn lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy các nước thành công về chuyển đổi số là những nước quyết liệt triển khai các giải pháp để nâng cao nhận thức, đổi mới phương thức dạy học trong các nhà trường để phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia. Trong đó nâng cao năng lực số và kĩ năng chuyển đổi cho thanh thiếu niên được xem là khâu đặc biệt quan trọng. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới. Thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. Chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm chuyển đổi số trong công tác quản lý giáo dục và trong dạy học. Dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn 2021-2025 (tầm nhìn 2030) đã đặt ra mục tiêu: 4 trên các bản số hóa bài thi với độ chính xác cao đã giúp rút ngắn thời gian chấm bài, sớm công bố kết quả. Hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng phục vụ giáo viên, học sinh phổ thông được tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật. Nếu việc kiểm tra trắc nghiệm được tổ chức trực tuyến hoặc làm bài trực tiếp trên máy vi tính thay vì làm bài giấy, học sinh có thể nhận được kết quả phản hồi lập tức ngay khi hoàn thành mà không cần mất thời gian chờ đợi. Đây là một trong những thành tựu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả về tính khách quan, nhanh chóng của kiểm tra, đánh giá trong thực tiễn phát triển giáo dục nước ta hiện nay. Đặc biệt, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập. 1.1.2.2. Đối với học sinh Đa dạng thông tin: Internet đã tạo ra rất nhiều ý tưởng khác nhau và học sinh có thể tìm thấy thông tin đáng tin cậy về nhiều chủ đề. Giáo viên cần dạy cho học sinh phương pháp tìm kiếm và xác minh thông tin để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả. Kích thích hứng thú học tập của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm. Tạo tính linh hoạt: Chuyển đổi số giúp các bạn có thể tham gia lớp học trực tuyến trên các trang web và ứng dụng như: Google meets, Teams, Zoom vào mọi lúc, mọi nơi để có thể trao đổi kiến thức môn học và cũng sẽ dễ dàng tương tác với nhau. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch học, bài tập, ôn tập... có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Drive. Giáo viên cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho nhiều học sinh dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. Tư duy mở rộng: Giờ đây, học sinh có thể giao tiếp trong thời gian thực với những người khác trên toàn thế giới nhanh chóng. Thông qua các ứng dụng công nghệ như Social Media và Skype giúp họ có thể mở rộng tầm nhìn và có thêm nhiều kiến thức mới. Dạy kiến thức kỹ thuật số cho học sinh: Là một trong nguồn lực lượng lao động và công nghệ cốt lõi trong các hoạt động làm việc của họ. Vậy nên, việc áp dụng công nghệ cũng rất quan trọng cho việc trau dồi kiến thức cho học sinh. Thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. 6 sẽ là kết quả cuối cùng cần đạt được của quá trình dạy học hay giáo dục. Nói cách khác, thành phần cuối cùng và cơ bản của mục tiêu giáo dục là các phẩm chất và năng lực của người học. 1.2.2. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học Sự hiểu biết về Toán học có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ trong việc chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho cuộc sống ở xã hội hiện đại. Hiểu biết về các công cụ Toán học là một trong những yêu cầu của hiểu biết Toán học nhằm đáp ứng đòi hỏi của các vấn đề, tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Trong dạy học Toán, phương tiện dạy học giúp học sinh kiến tạo tri thức Toán học và rèn luyện cho họ các kĩ năng sử dụng công cụ hoặc thực hiện một hoạt động Toán học. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018 của Việt Nam cũng xác định năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán là một trong năm thành phần của năng lực Toán học, bởi vì một trong những biểu hiện của năng lực Toán học là sử dụng thành thạo, linh hoạt các công cụ và phương tiện học Toán, đặc biệt là phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề Toán học. Theo Phan Trọng Ngọ, Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học viên sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học [2]. Phương tiện dạy học có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy học. Khái niệm phương tiện dạy học được hạn chế ở những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học. Với quan niệm này thì mô hình, hình vẽ, sách giáo khoa, phiếu học tập, máy vi tính,... là những ví dụ về phương tiện dạy học. Bàn, ghế,... không phải là phương tiện dạy học theo nghĩa này bởi vì chúng không có khả năng chứa đựng hay chuyển tải thông tin liên quan đến quá trình dạy học. Những phương tiện dạy học được phân thành ba nhóm: nhóm phương tiện nghe nhìn, nhóm tài liệu in ấn, nhóm công nghệ thông tin và truyền thông [3]. Theo Đỗ Đức Thái và các cộng sự (2018), Phương tiện, thiết bị dạy học là các phương tiện vật chất, sự vật, hiện tượng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học hỗ trợ giáo viên, học sinh tổ chức tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình dạy học [4]. Chẳng hạn, bảng (hoặc tấm bìa) có vẽ hình hoặc sơ đồ hoặc viết công thức liên quan đến nội dung dạy học Toán; các mô hình (mô hình Hình học phẳng và không gian), các công cụ, phương tiện đo đạc, biểu diễn (thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ, ...); các hình minh hoạ trong sách giáo khoa Toán; các loại phiếu phục vụ dạy học và kiểm tra, đánh giá; các đồ dùng dạy học (dùng cho giáo viên) và các đồ dùng học (dùng cho học sinh). 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_chuyen_doi_so_vao_thiet_ke_da.pdf