Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng một cách bài bản, từ chương trình tổng thể đến các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, cái mới, nhất là trong giáo dục, không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng, nhất là việc chuyển từ chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức, sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; lại tác động tới nhiều đối tượng khác nhau, từ người dạy, người học đến cả cha mẹ học sinh.
Trước yêu cầu đổi mới để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi giáo viên phải tích cực vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực người học. Đặc biệt, để thay đổi thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử đó là làm sao để có thể gây hứng thú, yêu thích môn Lịch sử cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và đa dạng. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ an triển khai nhiệm vụ năm học, ban hành kế hoạch, công văn hướng dẫn định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học… Đội ngũ giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và có nhiều cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Những kết quả bước đầu đạt được là động lực to lớn để giáo viên và học sinh tiếp nối, lan tỏa và thêm yêu hơn nữa môn Lịch sử. Trong các kỹ thuật dạy học có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ngày nay, người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, “bản đồ tư duy”, “trình bày một phút”…nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của người học, tạo hứng thú cho người học luôn là những trăn trở của thầy cô trong quá trình đứng lớp. Năm học 2022 – 2023 trong chương trình lớp 10 giành thời lượng cho các tiết dạy thực hành sau các chủ đề. Đây là những tiết dạy rất quan trọng đối với học sinh. Nhiều giáo viên còn hiểu sai về các tiết dạy thực hành, chủ yếu cho các em học sinh làm bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận. Mục tiêu, yêu cầu của các tiết dạy thực hành môn lịch sử lớp 10 phải hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Những tiết dạy thực hành này nhiều giáo viên còn lúng túng, ít tài liệu tham khảo và khó dạy, giáo viên cần nhiều thời gian đầu tư. Trong quá trình thực hiện giảng dạy lớp 10 Sách giáo khoa mới, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm nhiều kĩ thuật dạy học trong tiết thực hành và thấy rằng hiệu quả đem lại rất cao đối với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học các tiết thực hành lịch sử.
Trước yêu cầu đổi mới để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi giáo viên phải tích cực vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực người học. Đặc biệt, để thay đổi thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử đó là làm sao để có thể gây hứng thú, yêu thích môn Lịch sử cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và đa dạng. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ an triển khai nhiệm vụ năm học, ban hành kế hoạch, công văn hướng dẫn định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học… Đội ngũ giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và có nhiều cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Những kết quả bước đầu đạt được là động lực to lớn để giáo viên và học sinh tiếp nối, lan tỏa và thêm yêu hơn nữa môn Lịch sử. Trong các kỹ thuật dạy học có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học. Ngày nay, người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, “bản đồ tư duy”, “trình bày một phút”…nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của người học, tạo hứng thú cho người học luôn là những trăn trở của thầy cô trong quá trình đứng lớp. Năm học 2022 – 2023 trong chương trình lớp 10 giành thời lượng cho các tiết dạy thực hành sau các chủ đề. Đây là những tiết dạy rất quan trọng đối với học sinh. Nhiều giáo viên còn hiểu sai về các tiết dạy thực hành, chủ yếu cho các em học sinh làm bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận. Mục tiêu, yêu cầu của các tiết dạy thực hành môn lịch sử lớp 10 phải hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Những tiết dạy thực hành này nhiều giáo viên còn lúng túng, ít tài liệu tham khảo và khó dạy, giáo viên cần nhiều thời gian đầu tư. Trong quá trình thực hiện giảng dạy lớp 10 Sách giáo khoa mới, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm nhiều kĩ thuật dạy học trong tiết thực hành và thấy rằng hiệu quả đem lại rất cao đối với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học các tiết thực hành lịch sử.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1
đã tiến hành thử nghiệm nhiều kĩ thuật dạy học trong tiết thực hành và thấy rằng hiệu quả đem lại rất cao đối với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành Lịch sử 10 tại trường THPT Đô Lương 1” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học các tiết thực hành lịch sử. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm đến những nội dung bài học phù hợp với các kỹ thuật dạy học và có thể mang lại hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Nhất là trong bối cảnh, nhà trường đang còn thiếu thốn rất nhiều phương tiện, thiết bị dạy học. 3. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả vào tiết dạy Thực hành Lịch sử 10- THPT Khách thể: Học sinh khối 10. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2 là GV tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy học các tiết dạy Thực hành . Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực giúp GV phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo nội dung bài Thực hành để chọn kĩ thuật dạy học phù hợp. 1.2.2. Đối với học sinh. Các KTDHTC giúp kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo của học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các KTDHTC còn là động lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn. Đối với các tiết Thực hành Lịch sử, việc sử dụng các KTDHTC giúp HS rèn luyện các năng lực chung là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; cùng với đó là các năng lực đặc thù như Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức và tư duy lịch sử, Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập; lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung được Thực hành. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật dạy học trong giảng dạy các bài thực hành lớp 10 môn Lịch sử ở Trường THPT. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc sử dụng các các kỹ thuật dạy học của một số GV (19 giáo viên) trên địa bàn huyện Đô Lương và Thanh Chương gồm các trường THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3, THPT Đô Lương 4, THPT Nguyễn Sỹ Sách (Thanh Chương). Kết quả thu được như sau: Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng TT Các KTDH SL % SL % SL % 1 Kỹ thuật giao 7 36,84 5 26,32 7 36,84 nhiệm vụ 2 Kỹ thuật phòng 4 21,05 5 26,32 10 52,63 tranh. 3 Kỹ thuật “khăn 3 15,79 6 31,58 10 52,63 trải bàn”. 4 Kỹ thuật “Sơ đồ 7 36,84 7 36,84 5 26,32 tư duy”. 5 Kỹ thuật “trình 7 36,84 8 42,11 4 21,05 bày một phút”. Kết quả điều tra trên cho thấy: Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã thu được những kết quả bước đầu, đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có 4 bộ quá trình học tập của học sinh, bao gồm các yếu tố về tính tự giác, chủ động trong mỗi tiết học, kể cả lý thuyết lẫn thực hành. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng để đánh giá phải bao gồm 70% ở mức tiêu chuẩn về mặt bằng học thức của học sinh, 30% còn lại nằm trong phần nội dung nâng cao. 2. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong dạy học có vận dụng các kỹ thuật dạy học 2.1. Thuận lợi Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mang đến những thuận lợi sau đây: - Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến thức hoặc trình độ hiểu biết - Loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức” - Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành - Học sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình - Học sinh được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bản thân - Học sinh được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực của học sinh - Kéo gần mối quan hệ cô - trò, thầy – trò 2.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp phải những khó khăn sau: - Khó khăn trong cách tiếp cận vấn đề: Hiện nay ở nhiều trường thuộc nhiều cấp học, đội ngũ thầy, cô giáo lớn tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ở họ, ý thức đổi mới chưa nhiều bởi vì xưa nay cách dạy truyền thống theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn mang lại hiệu quả tích cực, học sinh vẫn hứng thú và làm bài đạt điểm cao. Việc nhận thức như vậy không chỉ ảnh hưởng đến các thầy, cô mà còn gián tiếp gây ra tác động đối với các thầy, cô khác mà còn đối với cả học sinh. Ở nhiều thầy, cô giáo bậc phổ thông do ảnh hưởng cách đào tạo trước đây ở các trường đại học đó là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm, học sinh là người nhận kiến thức thụ động, áp đặt. Vì thế, để nhanh chóng thay đổi họ theo chiều hướng mới cần có thời gian nhất định. - Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo. Nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theo hình thức, mang tính chất đối phó. Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dự giờ, thao giảng hoặc tham gia các hội thi. 6 4.1.2. Ví dụ. VD1. Giao nhiệm vụ theo nhóm khi dạy phần Hoạt động thực hành bài Thực hành chủ đề 3: Khám phá các nền văn minh nhân loại thời kì cổ trung đại * Bước 1: Chia lớp học thành 4 nhóm theo 4 tổ trong lớp học * Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Việc chuyển giao nhiệm vụ được tiến hành trong tiết đầu tiên của chủ đề để HS có thời gian chuẩn bị, chủ động trước ít nhất 2 tuần. - Nội dung: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu của những nền văn minh lớn trên thế giới thời kì cổ trung đại. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà trong thời gian 2 tuần trước khi báo cáo sản phẩm học tập tại lớp học. - Phương tiện thực hiện nhiệm vụ có thể tham khảo tài liệu về các nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại, Lịch sử thế giới cổ trung đại. GV giới thiệu cho HS tham khảo một số trang wed giới thiệu về các nền văn minh thế giới cổ trung đại: https://www.youtube.com/watch?v=NP1QvE5Wspw: văn minh Ai Cập cổ trung đại. https://www.youtube.com/watch?v=orSSZpkJDR4: văn minh Trung Hoa cổ trung đại. https://www.youtube.com/watch?v=36ZmiiI0-WU: văn minh Ấn Độ cổ trung đại. https://www.youtube.com/watch?v=Sziv5FQlMaA: văn minh Hy La cổ trung đại. https://www.youtube.com/watch?v=3a18Qi5mWBU: văn minh Tây Âu trung đại. - Sản phẩm cuối cùng cần có là những thành tựu tiêu biểu của 4 nền văn minh nhân loại thời kì cổ trung đại về tín ngưỡng tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, khoa học kĩ thuật; gồm văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh phương Tây cổ trung đại. - Sản phẩm có thể được trình bày dưới dạng bài thuyết trình Word, Slide, Sơ đồ hoặc Video có thuyết minh. - Các nhóm chuẩn bị sản phẩm dựa vào các tiêu chí đánh giá (Phụ lục 3). - Giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1: Tạo bài thuyết trình slide các thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập cổ trung đại. + Nhóm 2: Khái quát các thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ cổ trung đại. + Nhóm 3: Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa cổ trung đại. + Nhóm 4: Giới thiệu về các thành tựu tiêu biểu của văn minh phương Tây cổ trung đại. * Bước 3: Tổ chức hoạt động 8 - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu của GV theo cặp đôi. - HS trình bày sản phẩm bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng tóm tắt trên giấy nháp. GV theo dõi quá trình thảo luận nhóm đôi của HS, hướng dẫn các em viết, trình bày sản phẩm một cách tóm tắt, ngắn gọn. * Bước 4: Báo cáo kết quả hoạt động - GV sẽ chỉ định một số HS ở một số nhóm (2-3 nhóm) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS khác có thể nhận xét, đánh giá chéo, bổ sung cho nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. * Bước 5: GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Sau đó so sánh giữa các nhóm hoặc gọi 1 HS đánh giá kết quả mà các nhóm đã báo cáo, chỉ ra ưu điểm và hạn chế của từng nhóm. GV hệ thống và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. VD3: Giao nhiệm vụ cá nhân khi dạy phần Vận dụng bài Thực hành chủ đề 2: Tìm hiểu các di tích di sản ở Việt Nam * Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân * Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể - Nhiệm vụ: Đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết bài luận giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc một di sản văn hóa ở địa phương nơi em đang sinh sống (tỉnh, huyện, xã). - Thời gian thực hiện: ít nhất 1 ngày trước khi đến lớp - Địa điểm: ở nhà - Tài liệu tham khảo: Lịch sử địa phương (tỉnh, huyện, xã); những thông tin thực tế tại di tích hoặc về di sản; những thông tin qua mạng Internet - Những vấn đề cần giới thiệu: tên gọi của di tích, di sản, địa điểm ở đâu, quá trình hình thành và phát triển của di tích, di sản như thế nào; di tích, di sản đó 10 * Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Có thể thiết kế nhiều nhiệm vụ khác nhau đủ cho các nhóm hoặc có thể lặp lại các nhiệm vụ ở các nhóm khác nhau. Đối với những chủ đề khó, cần nhiều thời gian thì có thể cho học sinh chuẩn bị trước sản phẩm ở nhà. * Bước 2: Học sinh phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học, trưng bày các sản phẩm học tập như một phòng triển lãm tranh. * Bước 3: Học sinh di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Trong quá trình “xem triển lãm”, học sinh đưa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản phẩm. * Bước 4: Học sinh quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và bình chọn nhóm xuất sắc nhất báo cáo sản phẩm của mình trước lớp. Giáo viên tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm. 4.2.1. Ví dụ Vận dụng kĩ thuật phòng tranh khi dạy phần Hoạt động Thực hành bài Thực hành chủ đề 7: Tìm hiểu về các dân tộc trên đất nước Việt Nam * Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho 4 nhóm - Giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. + Nhóm 2: Bằng tranh ảnh, hãy giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Bắc Trung Bộ. + Nhóm 3: Sưu tầm tranh ảnh về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nước ta. + Nhóm 4: Thiết kê tranh ảnh về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc ở khu vực Nam Bộ nước ta. - Yêu cầu: + Thời gian chuẩn bị sản phẩm: 1 tuần trước khi học bài thực hành. + Địa điểm: các nhóm tự tổ chức họp nhóm và chuẩn bị sản phẩm ở lớp hoặc ở nhà tùy điều kiện các em. + Sản phẩm: đa dạng, có thể sưu tầm tranh ảnh, kênh chữ, kênh hình hoặc tự vẽ về các hoạt động liên quan đến đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại), tinh thần (tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội) của các dân tộc trên đất nước ta theo nhiệm vụ được giao. * Bước 2: Trước tiết học, HS dán các sản phẩm đã chuẩn bị xung quanh lớp học, mỗi nhóm dán 1 phía của lớp học (trên, dưới, phải, trái) như một phòng triển lãm tranh. - Sản phẩm 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc.pdf