Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí 8, bộ sách Kết nối tri thức

Giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những thành tựu nổi bật liên quan tới internet, điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng phần mềm... tạo ra sự đổi mới, mang tới cho học sinh cơ hội phát triển năng lực theo hướng tự do, đồng thời gắn kết, vận dụng công nghệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, đổi mới giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền giáo dục Việt Nam đòi hỏi cần phải có sự thay đổi tích cực trong việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế mà ngành giáo dục nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, thay đổi phương pháp dạy học lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Địa lí là một môn học có tính tổng hợp về tự nhiên, dân cư- xã hội và kinh tế với một khối lượng kiến thức khổng lồ và luôn có sự thay đổi từng ngày từng giờ. Những khái niệm trừu tượng, những câu hỏi vì sao, những phép toán, ... tất cả sẽ thực sự khó khăn nếu học sinh không cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học. Vậy làm sao để biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu, làm sao để giờ học trở nên sôi nổi, học sinh chủ động, tích cực hơn? Có lẽ đây là những câu hỏi, những trăn trở và những mong muốn đối với một giáo viên trẻ như tôi. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí 8”.

docx 18 trang Thanh Ngân 26/03/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí 8, bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí 8, bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí 8, bộ sách Kết nối tri thức
 MỤC LỤC
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................1
1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................2
I. Cơ sở lí luận .....................................................................................................2
II. Thực trạng vấn đề ...........................................................................................2
1. Thuận lợi..........................................................................................................2
2. Khó khăn .........................................................................................................3
III. Giải pháp đã tiến hành...................................................................................3
1. Sử dụng phần mềm GoogleEarth trongdạy học ..............................................3
2. Sử dụng phần mềm Canvatrongdạy học .........................................................5
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm...................................................................8
PHẦN C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ .......................................................9
I. Kết luận............................................................................................................9
II. Khuyến nghị .................................................................................................10 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp 
4.0 cùng với những thành tựu nổi bật liên quan tới internet, điện thoại thông minh, 
trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng phần mềm... tạo 
ra sự đổi mới, mang tới cho học sinh cơ hội phát triển năng lực theo hướng tự do, 
đồng thời gắn kết, vận dụng công nghệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
 Ở nước ta, đổi mới giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà 
nước quan tâm. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền giáo dục 
Việt Nam đòi hỏi cần phải có sự thay đổi tích cực trong việc đổi mới phương 
pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế 
mà ngành giáo dục nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, thay đổi phương 
pháp dạy học lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến 
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.
 Địa lí là một môn học có tính tổng hợp về tự nhiên, dân cư- xã hội và kinh 
tế với một khối lượng kiến thức khổng lồ và luôn có sự thay đổi từng ngày từng 
giờ. Những khái niệm trừu tượng, những câu hỏi vì sao, những phép toán, ... tất 
cả sẽ thực sự khó khăn nếu học sinh không cảm thấy hứng thú và yêu thích môn 
học. Vậy làm sao để biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo 
khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu, làm sao để giờ học trở 
nên sôi nổi, học sinh chủ động, tích cực hơn? Có lẽ đây là những câu hỏi, những 
trăn trở và những mong muốn đối với một giáo viên trẻ như tôi. Xuất phát từ 
những lý do mang tính thực tiễn đó cùng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi 
đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy 
và học phân môn Địa lí 8”.
II. Mục đích nghiên cứu
 - Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhằm 
khơi gợi sự tích cực, yêu thích môn học của học sinh, để từ đó học sinh chủ động PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
 Xuất phát từ quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp dạy 
và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất 
nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ 
trợ, người cố vấn, người kiểm tra, và là người mở đường để người học tự thân 
vận động nhiều hơn. Người dạy là người gieo hạt, nhưng hạt muốn vươn thành 
cây thì phải dựa vào sức mình ... Người học không còn là người thụ động tiếp thu 
kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá 
trình học tập nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và biết vận dụng vào thực 
tế cuộc sống.
 Nghị quyết 29 của hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng Cộng sản Việt 
Nam chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng 
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ 
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. 
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học 
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ 
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, 
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và 
truyền thông trong dạy và học”.
II. Thực trạng vấn đề
1. Thuận lợi
 Chương trình GDPT 2018 được xây dựng với mục tiêu phát triển toàn 
diện phẩm chất, năng lực của học sinh, chú trọng phát triển năng lực tự học, sáng 
tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, thích ứng với sự thay đổi. Đồng thời, 
với một số ưu điểm như giảm tải chương trình học, tăng cường hoạt động trải 
nghiệm, đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường sự tự chủ của nhà trường và giáo 
viên đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam. Chương 
trình hướng đến giáo dục học sinh trở thành những người có đủ phẩm chất và được sử dụng phổ biến để hỗ trợ cho việc dạy học ở trường THCS gồm: quả Địa 
cầu, các bản đồ giáo khoa theo chuyên đề, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ câm, tranh ảnh, 
video, ... Theo xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều phương tiện trực quan 
mới đã ra đời và có khả năng ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quan 
đến yếu tố không gian, trong đó tiêu biểu phải kể đến phần mềm Google Earth.
 Google Earth là phần mềm mô phỏng quả Địa cầu. Đây là sản phẩm công 
nghệ cao, phổ thông, mã nguồn mở, kỹ thuật sử dụng đơn giản, được cung cấp 
miễn phí bởi tập đoàn Google. Dưới đây là một số chức năng tiêu biểu của Google 
Earth được ứng dụng trong quá trình dạy học:
 - Sử dụng chức năng hiển thị trong Google Earth để:
 + Phóng to, thu nhỏ nhằm khảo sát các khu vực khác nhau về địa bàn và 
mức độ bao quát về mặt không gian.
 + Thể hiện các thông tin về tọa độ (kinh độ, vĩ độ, cao độ), biên giới quốc 
gia, lớp phủ 3D, một số hình ảnh và thuộc tính mô tả được đính kèm về một địa 
điểm nào đó; độ cao của địa hình vùng núi, cao nguyên,...
 - Sử dụng chức năng phân tích - truy vấn trong Google Earth để: tìm kiếm 
các đối tượng, địa điểm được thể hiện bên trong cơ sở dữ liệu của phần mềm 
Google Earth (thành phố, quốc gia, đỉnh núi, ngọn đồi, con sông, ..). Một số ví 
dụ ứng dụng phần mềm Google Earth trong các hoạt động dạy và học: * Đối với 
giáo viên:
 Ví dụ 1: Tìm hiểu nội dung đặc điểm chung của địa hình nước ta (Bài 2 - 
Địa hình Việt Nam, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8, bộ Kết nối tri thức), giáo 
viên truy cập trên phần mềm Google Earth https://earth.google.com/web/?hl=vi
 Dựa vào hình ảnh được trình chiếu trên Google Earth kết hợp nội dung sách 
giáo khoa, hướng dẫn học sinh có thể quan sát, phân tích được một số đặc điểm 
chung của địa hình nước ta như: % diện tích là đồi núi, địa hình có 2 hướng chính 
là hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung, địa hình có tính chất phân bậc 
rõ rệt. 2. Sử dụng phần mềm Canva trong dạy học
 Canva được biết tới là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa trực 
tuyến đa dạng và chuyên nghiệp nhất hiện nay. Sử dụng phần mềm Canva giúp 
giáo viên và học sinh có thể thực hiện thiết kế nội dung dễ dàng hơn với các mẫu 
có sẵn hoặc thoải mái sáng tạo để tạo ra các sản phẩm bài thuyết trình, video, 
poster, biểu đồ, infographic,... với công cụ chia sẻ hoạt động nhóm, nhiều người 
có thể cùng tham gia thực hiện miễn phí.
 Sử dụng phần mềm Canva rất đơn giản, được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Đăng kí tài khoản Canva Việc sử dụng Canva trong dạy học được xem như một công cụ trợ giúp 
hữu hiệu giúp các thầy cô tạo nên được nhiều bài giảng hay, ấn tượng. Canva góp 
phần biến kiến thức trở nên sinh động, dễ truyền tải hơn tới các bạn học sinh. 
Đồng thời, các thầy cô giáo có thể tiết kiệm được thời gian thiết kế bài giảng hơn 
qua các thao tác thiết kế đơn giản, nhanh chóng.
 Nhằm tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh, Canva đã tạo ra chức 
năng tạo và chia sẻ bài tập. Thông qua đó, các nhóm học sinh có thể tự hoàn thành 
hoặc cộng tác với nhau để hoàn thành. Bên cạnh đó, học sinh có thể theo dõi tiến 
độ hoàn thành bài tập của các thành viên thông qua đường link chia sẻ, đồng thời 
góp ý, chỉnh sửa dễ dàng hơn nhờ tính năng nhận xét của Canva.
 Đối với giáo viên, Canva là một công cụ vô cùng hữu ích cho giáo viên 
trong việc thiết kế bài giảng hoặc tạo phiếu học tập sinh động và ấn tượng.
 Đối với học sinh, giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung một số hệ 
thống sông lớn nước ta (Bài 6 - Thuỷ văn Việt Nam), học sinh ứng dụng Canva HS thuyết trình trên Canva
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
 Việc áp dụng giải pháp “ Ứng dụng một số phần mềm nâng cao chất 
lượng dạy và học phân môn Địa lí 8” đã thu được nhiều tín hiệu tích cực, học 
sinh đã không còn ngại học mà bên cạnh đó còn chủ động, tự giác hơn trong 
học tập.
 Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp thử nghiệm và thu 
được kết quả dưới đây:
 Trước khi áp dụng biện pháp:
 Sĩ Rất Bình Không 
 Thích
 số thích thường thích
 Giữa HKI Số lượng 22 9 6 0
 Năm học 37
 % 60 24 16 0
 20232024
 Sau khi áp dụng biện pháp:
 Sĩ Rất Thích Bình Không PHẦN C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
 Thông qua kết quả thực tế đã đạt được, tôi nhận thấy việc ứng dụng một số 
phần mềm trong dạy học phân môn Địa lí 8 đã thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Học sinh có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, được thử sức sáng tạo, trải 
nghiệm, tự tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp cho học sinh phát 
huy được những kĩ năng và năng lực chuyên biệt. Đồng thời, giúp cho các tiết 
dạy trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao chất 
lượng dạy và học trong nhà trường.
II. Khuyến nghị
 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên cần tăng cường tổ chức các 
chuyên đề, hội thảo khoa học, mở lớp tập huấn giới thiệu các phần mềm dạy học 
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học cho giáo viên.
 Nhà trường cần khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, đổi 
mới phương pháp dạy học, tăng cường tổ chức các buổi tham luận trao đổi kinh 
nghiệm giữa các đồng nghiệp, các tổ, nhóm chuyên môn, đồng thời hỗ trợ các 
phương tiện dạy học.
 Đối với giáo viên cần chủ động sáng tạo trong mọi tình huống, tích cực trao 
đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên 
cần tổ chức linh hoạt và đa dạng hoá các hoạt động học tập, ứng dụng công nghệ 
thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại công nghệ số.
 Trên đây kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm “ 
Ứng dụng một số phần mềm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa 
lí 8”. Tôi rất mong được nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của 
Hội đồng Giám khảo cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh 
và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/doi-moi-can-ban-toan-dien-gd- 
va-dt.aspx?ItemID=3928
2. Trang web: https: //www. google. com.vn/intl/vi/earth/
3. Trang web: https://www.canva.com/vi_vn/help/canva-desktop-app-basics/
4. https: //vj ol .info .vn/index.php/T CKH-
DHH/article/download/69102/58504/
5. Sách giáo khoa Lịch sử và Địa Lí 8 bộ Kết nối tri thức.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_phan_mem_nham_nang_cao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Địa lí 8.pdf