Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh miền núi trong bài dạy “Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” - Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức

+ Về việc nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp
“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở GDTrH, trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tổ chức khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của HS lớp 9 để chủ động chuẩn bị cho HS vào học lớp 10; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp THPT”.
Trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn Công nghệ công nghiệp, tôi nhận thấy: Trong Chương trình giáo dục phổ thông, môn Công nghệ công nghiệp là bộ môn khoa học, trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cốt lõi về hiểu biết kĩ thuật, công nghệ và định hướng nghề nghiệp. Nó vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Tuy nhiên, trong nhận thức của học sinh, bộ môn Công nghệ công nghiệp là bộ môn phụ, không thi tốt nghiệp, không có giá trị đóng góp vào sự phát triển toàn diện học sinh. Thế nên, trong các tiết học môn Công nghệ công nghiệp, học sinh lơ là, thờ ơ, không tham gia vào các hoạt động học, thậm chí mang bộ môn khác ra học. Để khắc phục những tồn tại đó, để có những tiết học Công nghệ công nghiệp hiệu quả hơn, người giáo viên cần thay đổi phương pháp, kĩ thuật dạy học, giúp cho học sinh có những hiểu biết, kĩ năng cốt lõi về kĩ thuật, công nghệ; những tri thức và kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Mặt khác cần thay đổi phương pháp kĩ thuật dạy học để học sinh thay đổi về mặt nhận thức bộ môn; học sinh thoải mái, hứng thú tham gia tiết học, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động học mà giáo viên đưa ra.
Nắm bắt được sự cấp thiết của nhu cầu xã hội, căn cứ vào định hướng của Nhà nước và Bộ giáo dục, thực hiện theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để khắc phục những tồn tại thực tiễn đã nêu trên, là giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ công nghiệp, bản thân tôi xác định rõ là phải thay đổi về nhận thức, nâng cao về năng lực và thực hiện hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để các em học sinh được làm quen với công nghệ số trong từng tiết học, được tích hợp hướng nghiệp trong các tiết học phù hợp. Học sinh tham gia các tiết học một cách hứng thú, tích cực, chủ động. Góp phần vào mục đính cuối cùng là phát triển toàn diện học sinh, học sinh định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai. Vì vậy tôi thực hiện đề tài Ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh miền núi trong bài dạy “Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” - Công nghệ 10.
pdf 66 trang Thanh Ngân 13/11/2024 361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh miền núi trong bài dạy “Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” - Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh miền núi trong bài dạy “Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” - Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh miền núi trong bài dạy “Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” - Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 
    
 TÊN ĐỀ TÀI 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KĨ THUẬT MẢNH 
 GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ HƯỚNG 
 NGHIỆP CHO HỌC SINH MIỀN NÚI TRONG BÀI 
 DẠY “NGÀNH NGHỀ KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ” 
 – CÔNG NGHỆ 10 
 Lĩnh vực: Công nghệ 
 Tác giả: Dương Thị Thương 
 Tổ bộ môn: Toán – Lí – Tin – Công nghệ 
 Năm thực hiện: 2022-2023 
 Số điện thoại: 0844068368 
 Tương Dương, tháng 4 - 2023 
 1.4.1. Lý thuyết cây nghề nghiệp 19 
1.4.2. Mô hình chìa khóa xây dựng kế hoạch nghề nghiệp 20 
 2. Cơ sở thực tiễn 21 
2.1. Thực trạng phương tiện dạy học của nhà trường 21 
2.2. Thực trạng dạy học môn công nghệ ở trường THPT 22 
2.3. Thực trạng định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường 23 
 THPT 
2.4. Thực trạng tình hình học sinh được chọn làm khách thể 24 
 nghiên cứu 
 3. Đề xuất hướng dạy mới 25 
 II. GIẢI PHÁP 25 
 1. Ứng dụng công nghệ số trong bài “Ngành nghề kĩ thuật, 25 
 công nghệ” 
 2. Ứng dụng Kĩ thuật mảnh ghép trong bài “Ngành nghề kĩ 26 
 thuật, công nghệ” 
 3. Hướng nghiệp cho học sinh trong bài “Ngành nghề kĩ thuật, 28 
 công nghệ” 
 4. Kế hoạch bài dạy minh họa 30 
 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 39 
 1. Mục đích thực nghiệm 39 
 2. Kết quả thực nghiệm 39 
 3. Hình ảnh thực nghiệm 42 
 4. Đánh giá 46 
4.1. Đánh giá mức độ phù hợp với học sinh và thực tiễn của nhà 46 
 trường 
4.2. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và 46 
 KTĐG 
4.3. Đánh giá tính khả thi khi mở rộng phạm vi ứng dụng thực 46 
 tiễn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Ký hiệu viết tắt Đọc là 
CNTT Công nghệ thông tin 
THPT Trung học phổ thông 
HS Học sinh 
GV Giáo viên 
PC Phẩm chất 
NL Năng lực 
GDPT Giáo dục phổ thông 
YCCĐ Yêu cầu cần đạt 
CT Chương trình 
HĐGD Hoạt động giáo dục 
KHNN Kế hoạch nghề nghiệp 
PPDH Phương pháp dạy học 
KTĐG Kiểm tra đánh giá 
GDĐT Giáo dục đào tạo 
 để trả lời các câu hỏi, bài tập được giao. Sử dụng các video bài giảng trên truyền hình 
đã được Sở, Bộ xây dựng để hướng dẫn HS tự học”. 
 + Về việc nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp 
 “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở GDTrH, 
trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát 
triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã 
hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tổ chức khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa 
chọn, cụm chuyên đề học tập của HS lớp 9 để chủ động chuẩn bị cho HS vào học lớp 10; 
tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp THPT”. 
 Trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn Công nghệ công 
nghiệp, tôi nhận thấy: Trong Chương trình giáo dục phổ thông, môn Công nghệ công 
nghiệp là bộ môn khoa học, trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cốt lõi về hiểu 
biết kĩ thuật, công nghệ và định hướng nghề nghiệp. Nó vừa mang tính lý thuyết vừa 
mang tính thực tiễn. Tuy nhiên, trong nhận thức của học sinh, bộ môn Công nghệ 
công nghiệp là bộ môn phụ, không thi tốt nghiệp, không có giá trị đóng góp vào sự 
phát triển toàn diện học sinh. Thế nên, trong các tiết học môn Công nghệ công nghiệp, 
học sinh lơ là, thờ ơ, không tham gia vào các hoạt động học, thậm chí mang bộ môn 
khác ra học. Để khắc phục những tồn tại đó, để có những tiết học Công nghệ công 
nghiệp hiệu quả hơn, người giáo viên cần thay đổi phương pháp, kĩ thuật dạy học, 
giúp cho học sinh có những hiểu biết, kĩ năng cốt lõi về kĩ thuật, công nghệ; những tri 
thức và kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Mặt khác cần thay đổi phương 
pháp kĩ thuật dạy học để học sinh thay đổi về mặt nhận thức bộ môn; học sinh thoải 
mái, hứng thú tham gia tiết học, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động học mà 
giáo viên đưa ra. 
 Nắm bắt được sự cấp thiết của nhu cầu xã hội, căn cứ vào định hướng của 
Nhà nước và Bộ giáo dục, thực hiện theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 
của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để khắc phục những tồn tại thực tiễn đã nêu 
trên, là giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ công nghiệp, bản thân tôi xác định 
rõ là phải thay đổi về nhận thức, nâng cao về năng lực và thực hiện hiệu quả các 
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để các em học sinh được làm quen với công 
nghệ số trong từng tiết học, được tích hợp hướng nghiệp trong các tiết học phù hợp. 
Học sinh tham gia các tiết học một cách hứng thú, tích cực, chủ động. Góp phần 
vào mục đính cuối cùng là phát triển toàn diện học sinh, học sinh định hướng nghề 
nghiệp đúng đắn cho tương lai. Vì vậy tôi thực hiện đề tài Ứng dụng công nghệ số, 
kĩ thuật mảnh ghép để phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh miền núi 
trong bài dạy “Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” - Công nghệ 10. 
 Bản thân khẳng định tính mới của đề tài, đề tài đáp ứng được tính cấp thiết 
của ngành, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đề tài góp phần nâng cao hiệu 
quả bài dạy “Bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ” và hoàn toàn có thể linh hoạt 
 2 
 6. Phương pháp nghiên cứu 
 Để nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 + Phương pháp quan sát, khảo sát. 
 + Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
 7. Tính mới của đề tài 
 Đề tài đòi hỏi ở nhà, học sinh phải tự học, tự nghiên cứu tài liệu để lĩnh hội kiến 
thức thông qua nhiều kênh tài liệu khác nhau như sách giáo khoa, thiết bị kết nối 
mạng internet (điện thoại, máy tính...). Trên lớp, học sinh được thực hiện các hoạt 
động học sôi động dưới sự điều khiển của giáo viên thông qua các phương pháp, kĩ 
thuật dạy học tích cực (ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép, ...). Đặc biệt, 
sau khi lĩnh hội kiến thức, học sinh được giáo viên lồng ghép để hướng nghiệp, từ 
đó học sinh phát triển năng lực và định hướng đúng nghề nghiệp cho bản thân. 
 Hiện tại tôi đã ứng dụng công nghệ số, kĩ thuật mảnh ghép trong rất nhiều bài 
dạy ở nhiều lớp của tôi dạy và thu được hiệu quả đáng kể, học sinh hứng thú, hoạt 
động tích cực trong các tiết học. 
 Có thể sử dụng linh hoạt ở nhiều bộ môn khác nhau và ở một số hoạt động giáo 
dục khác. 
 Bắt kịp được xu thế, thực hiện được yêu cầu đổi mới và đa dạng hóa phương 
pháp, hình thức tổ chức dạy học. Cũng như đáp ứng được yêu cầu lồng ghép hướng 
nghiệp cho học sinh THPT. 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC 
 1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động dạy và học 
 1.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học 
 - Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục 
 CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục 
tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương 
tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng 
một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo 
dục có trách nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác 
nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy 
học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn 
toàn dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ HS mà nhiều người 
 4 
 đặc biệt để minh chứng cho các giá trị nhân văn của giáo dục và dạy học. Chẳng 
hạn, điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong dạy học, giáo dục 
hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan 
trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch học, bài tập, ôn tập... có thể được 
chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Drive. GV cũng 
có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho nhiều HS dựa trên 
phần mềm ứng dụng CNTT. Nhờ lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, điện toán đám 
mây cho phép HS và GV tăng phạm vi tiếp cận, chia sẻ thông tin mà không tăng 
chi phí hoặc thêm áp lực thời gian trong dạy và học. 
 - Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS một cách 
thuận lợi và hiệu quả 
 Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, nhất là 
thực hiện dạy học phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối 
cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm 
quan trọng là thực hiện chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ 
GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình dưới đây 
 Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế 
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc 
tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể 
như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần 
mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô 
phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người 
học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được. 
 Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong 
thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển 
PC, NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ động. 
Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là trung tâm 
của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, 
 6 
 Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần 
mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ 
năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự 
giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không ngừng 
phát triển và đồng hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với khả năng 
của mình sẽ cung cấp nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương pháp, kĩ thuật 
dạy học, cập nhật các hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục 
của ngành để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách hiệu quả. 
1.1.2. Ứng dụng các phần mềm vào hoạt động dạy và học môn công nghệ trong 
giai đoạn hiện nay 
 a) Cơ sở lựa chọn, ứng dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế nội dung dạy học 
 Để lựa chọn phần mềm phù hợp, cần phải xét đến các yếu tố cơ bản sau 
đây: 
 8 
 tạo và nguyên lí làm việc của các bộ phận chính trên ô tô”, GV cần chọn các học 
liệu số như video, hình ảnh, mô phỏng cấu tạo. 
 Khi thể hiện nội dung dạy học ở dạng học liệu số, cần lưu ý mỗi loại nội dung 
thường phù hợp với dạng học liệu số nhất định. Chẳng hạn, với nội dung về đặc 
điểm, tính chất thì nên xác định học liệu số dạng hình ảnh; với nội dung về quá 
trình biến đổi thì nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh động. 
 Ví dụ, xét yêu cầu cần đạt “ Mô tả được dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử 
dụng robot công nghiệp” (Chương trình môn Công nghệ, lớp 11, tr.32). Nội dung 
dạy học thuộc loại cấu trúc – chức năng. Vì vậy, GV có thể ưu tiên xác định học 
liệu số là mô phỏng dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử dụng robot công nghiệp 
để HS có thể quan sát và nhận xét về dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử dụng 
robot công nghiệp. 
 – Bước 2: Lựa chọn nguồn học liệu số phù hợp để sử dụng cho việc thiết kế, 
biên tập nội dung dạy học 
 Trong dạy học môn Công nghệ, GV có thể tham khảo, trích dẫn và lựa chọn học 
liệu số phù hợp được trình bày ở phía dưới sao cho phù hợp với học liệu số đã xác 
định ở bước 1 
 + Nguồn tài nguyên, học liệu phục vụ dạy học và giáo dục như: giáo trình điện 
tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài trình chiếu đa phương 
tiện, bảng số liệu, dữ liệu thống kê,... ở dạng các tệp tin văn bản. 
 + Công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và nguồn học liệu liên quan như: 
Bài kiểm tra, phiếu đánh giá, bảng kiểm, bảng hỏi,... ở dạng các tệp tin văn bản. 
 Các dạng tệp tin văn bản thông dụng: docx, pdf, pptx, flp, xtsx 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_so_ki_thuat_manh_gh.pdf