Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT Kỳ Sơn qua hoạt động luyện tập trong chương trình Hóa học 10
Trong thời đại 4.0, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và can thiệp vào tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong đời sống. Và giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, ứng dụng công nghệ trong dạy học tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ học tập nhằm giúp học sinh tiếp cận với nền giáo dục hiện đại. Với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quyết định số 1282/QĐ- BGDĐT về kế hoạch tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mỗi thầy cô giáo phải bám sát những thay đổi, nắm rõ các yếu tố đang tác động đến cấu trúc lớp học để chuyển mình cùng sự nghiệp giáo dục từ đó tạo dựng môi trường học tập hiện đại và hiệu quả hơn. Và công nghệ số là công cụ hữu ích giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh thông qua bài học thú vị, sinh động, hấp dẫn và đa dạng hóa các hình thức học tập để tăng khả năng tương tác, kết nối giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Giáo viên không chỉ biết cách sử dụng mà còn sử dụng một cách hiệu quả các ứng dụng công nghệ để tạo nên sự chuyển đổi trong phương pháp giáo dục của mình.
Trường THPT Kỳ Sơn với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ gồm bảng thông minh, màn hình tương tác có kết nối internet, thư viện có ipad hỗ trợ học tập,…. Tuy nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số chưa biết cách sử dụng và tiếp cận CNTT(công nghệ thông tin) còn rất thụ động. Nên trong học tập vấn đề khai thác các thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập thường xuyên sẽ góp phần giúp học sinh phát triển các kĩ năng CNTT có thể theo kịp xu thế chuyển đổi số trong thời đại hiện nay.
Đặc biệt xu hướng dạy học hiện nay, học sinh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu bài học trước khi lên lớp thì hoạt động luyện tập là một hoạt động chủ đạo trên lớp góp phần giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới hình thành để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chủ động nhất. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề
tài “ Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT Kỳ Sơn qua hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10” với mong muốn tăng cường khả năng áp dụng CNTT tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa ở trường phổ thông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT Kỳ Sơn qua hoạt động luyện tập trong chương trình Hóa học 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT KỲ SƠN QUA HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 (CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018) LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: VI THỊ PHƢƠNG Tổ bộ môn: TỰ NHIÊN Số điện thoại: 0349744089 Năm học 2022- 2023 II Cơ sở thực tiễn 8 2.1 Thực trạng sử dụng công nghệ số học sinh THPT Kỳ 8 Sơn 2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học 9 trường THPT Kỳ Sơn III Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất 10 năng lực cho học sinh THPT Kỳ Sơn qua hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10 3.1 Ứng dụng công nghệ số tổ chức trò chơi trong hoạt động 10 luyện tập 3.1.1 Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học 10 3.1.2 Một số phần mềm hỗ trợ tổ chức hoạt động luyện tập 12 3.1.2.1 Tổ chức trò chơi tương tác trực tiếp bằng MS powerpoint 12 3.1.2.2 Tổ chức trò chơi tương tác trực tuyến bằng Blooket 16 3.1.2.3 Tổ chức trò chơi tương tác trực tuyến bằng quizizz 19 3.1.2.4 Tổ chức trò chơi tương tác trực tuyến bằng wordwall 22 3.2 Ứng dụng công nghệ số thiết kế và trả lời phiếu học tập 26 trong tổ chức hoạt động luyện tập. 3.2.1 Khái quát phiếu học tập 26 3.2.2 Một số ứng dụng công nghệ sô thiết kế, trả lời phiếu học 27 tập 3.2.2.1 Sử dụng và thiết kế phiếu học tập bằng Canva 27 3.2.2.2 Phiếu học tập tương tác trực tuyến livewordsheet 28 3.2.2.3 Trả lời phiếu học tập thông qua padlet 31 3.3 Thiết kế infographic trong hoạt động luyện tập củng cố 32 bài học 3.3.1 Khái quát infographic 32 3.3.2 Thiết kế infographic trong tổ chức hoạt động luyện tập 33 DANH MỤC VIẾT TẮT 1. CNTT : Công nghệ thông tin 2. HS : Học sinh 3. GV : Giáo viên 4. THPT : Trung học phổ thông 5. PHT : Phiếu học tập 6. TB : Trung bình 7. PP : Phƣơng pháp 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài. Đưa ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ số phát triển phẩm chất năng lực học sinh khi tổ chức hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10(chương trình GDPT 2018). Tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu. Tổng kết kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Do đặc điểm học sinh các trường miền núi Kỳ Sơn nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của các trường cấp 1, cấp 2 trên địa bàn còn thiếu thốn. Đặc biệt tiếp cận CNTT còn rất hạn chế vì vậy khai thác công nghệ số trong dạy học còn chưa phổ biến. Nên bước vào trường THPT Kỳ sơn có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì học sinh còn rất thụ động và chưa biết cách khai thác ứng dụng của thiết bị, phần mềm công nghệ. Đề tài đưa ra một số giải pháp tổ chức hoạt động luyện tập có áp dụng các phần mềm, công nghệ số nhằm tăng hiệu quả dạy học và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của học sinh và giáo viên trường THPT Kỳ Sơn. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Học sinh trường THPT Kỳ Sơn khi áp dụng công nghệ số tổ chức hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học lớp 10 (chương trình GDPT 2018). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận chuyển đổi số trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về ứng dụng công nghệ số trong dạy học ở trường THPT Kỳ Sơn. Ứng dụng công nghệ số tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học chương trình hóa học 10 của học sinh trường THPT Kỳ Sơn.( chương trình GDPT 2018) Thời gian nghiên cứu: từ đầu năm 2022 đến nay. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2 dùng là:Google Drive, OneDrive, Công nghệ luôn phát triển không ngừng, ngày càng tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ hiện đại đòi hỏi người GV phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức mới để điều chỉnh pp giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của HS, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong các ứng dụng trên tôi tập trung vào các phần mềm ứng dụng xây dựng bài giảng để đa dạng các hoạt động, hình thức học tập của học sinh nhằm tăng hứng thú, hiệu quả dạy học. 1.1.3. Tác động của công nghệ số đến dạy học hiện nay 1.1.3.1. Tác động đến đối tƣợng dạy và học Học sinh thời đại các mạng công nghiệp 4.0 thuộc các thế hệ Z và Alpha. Các em được sinh ra được sinh ra và nuôi dưỡng trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo giúp các em có cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Với đặc điểm chung của người học ở hai thế hệ này thích công nghệ cao, tiếp thu nhanh, phản hồi nhanh, thời gian tập trung ngắn, sử dụng các phương tiện truyền thông và học tập cộng đồng, hình ảnh trực quan, có sự kết nối trực tuyến,Điều đó đặt ra nhiệm vụ của giáo dục đó là những thay đổi trong nội dung, phương pháp, đa dạng hóa các hình thức dạy học nhằm phù hợp đặc điểm, nhu cầu học tập của học sinh để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Giáo viên là lực lượng quan trọng, chủ chốt để đào tạo ra thế hệ những con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ phù hợp với xu thế thời đại. Vì vậy người giáo viên cần có tầm nhìn đúng đắn, luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để có thể dẫn dắt các thế hệ trẻ đi đúng hướng. Để làm được điều đó người giáo viên cần phải: + Là người nhận thức được xu hướng thay đổi thời đại, luôn nỗ lực để bắt kịp xu thế giáo dục tương lai từ đó có sự điều chỉnh nội dung, pp giảng dạy phù hợp. + Làm chủ công nghệ trong lớp học. + Biết cách hợp tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để phát triển chuyên môn bản thân. + Có khả năng thích ứng: ngày càng xuất hiện nhiều công cụ, pp giáo dục mới nên GV cần phải liên tục đổi mới, cập nhập điều mới mẻ, sáng tạo, thích ứng với những thay đổi trong chương trình giảng dạy, để đáp ứng được nhu cầu học tập của HS. + Là người học tập suốt đời. + Là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. 4 1.1.3.2. Tạo ra nhiều xu thế dạy học mới Trước xu thế phát triển của thời đại 4.0 với những ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, lấy công nghệ làm chủ đạo thì với giáo dục việc đổi mới các phương pháp, hình thức giáo dục có ứng dụng công nghệ là xu thế tất yếu. - Nhiều PP dạy học mới ra đời: + Phương pháp giảng dạy thông qua hình thức thực tế ảo (VR) chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. - Dạy học phát triển năng lực có 04 đặc điểm chính: + Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thiết kế theo hướng phân hóa dựa trên hứng thú, nhu cầu và nền tảng kiến thức, sở thích cũng như thế mạnh của học sinh. Học sinh được coi là trung tâm của quá trình học và luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. + Dạy học định hướng để học sinh có thể tiếp thu kiến thức cần thiết và nâng cao khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học được để các em thực hiện nhiệm vụ cụ thể để hình thành và phát triển năng lực. + Học sinh thể hiện sự tiến bộ của mình thông qua việc chứng minh năng lực mà không dựa trên khoảng thời gian cố định như học kỳ hay cấp học. + Khuyến khích khả năng làm việc độc lập và tự chủ của học sinh, phát triển tối đa các kỹ năng để đạt được mục tiêu học tập. - Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực + Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động + Dạy học thông qua tương tác và hợp tác + Dạy học phân hóa + Dạy học gắn với hướng dẫn tự học + Dạy học gắn với thực tiễn 1.3. Hoạt động luyện tập 1.3.1. Vai trò hoạt động luyện tập Với đặc điểm của chương trình giáo dục phổ thông 2018, chú trọng pp dạy học tích cực. Học sinh chủ động trong vấn đề tiếp nhận kiến thức thức thông qua các hoạt động, các nhiệm vụ học tập từ đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Nếu như hoạt động khởi động dùng để tạo hứng thú khi vào bài học thì hoạt động luyện tập có vai trò giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng 6 kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được để giải quyết các vấn đề cụ thể. Giúp học sinh giải quyết các tình huống đặt ra, khám phá ra chân lí bài học, từ đó tự đánh giá được bản thân, đem lai cảm giác thích thú, say mê, háo hức cho người học. - Để chuẩn bị tốt cho hoạt động luyện tập giáo viên cần xác định rõ các vấn đề: + Mục tiêu của hoạt động + Phương pháp/ kĩ thuật dạy học + Phương tiện + Thời gian/ tiến trình thực hiện + Cụ thể hóa nội dung thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập Qua đó có thể đánh giá được kiến thức, kĩ năng học sinh tiếp nhận được sau Hình 2.1. Biểu đồ thực trạng sử dụng công nghệ số của HS Qua số liệu khảo sát 222 HS trường THPT Kỳ Sơn về mục đích, tình trạng sử dụng công nghệ số cho thấy hơn 80% học sinh sở hữu điện thoại thông minh, Ipad nhưng thực tế cho thấy học sinh chưa biết cách khai thác hết các ứng dụng mà chúng mang lại. Đa số học sinh thường sử dụng để tham gia trang mạng xã hội facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Instagram, Tiktok,, tải các phần mềm chơi game để giải trí. Vì vậy vấn đề ứng dụng phần mềm, công nghệ số hỗ trợ học tập chưa được khai thác và sử dụng đúng cách. Đa số thầy cô có sử dụng công nghệ nhưng chỉ xây dựng bài giảng, trình chiếu, soạn giáo án mà chưa thường xuyên tạo điều kiện, hướng dẫn các em sử dụng, tương tác, khai thác các nền tảng công nghệ vào vào học tập. - Thuận lợi + Được tập đoàn Trung Nam group hỗ trợ 50 Ipad hỗ trợ học tập, trang bị hệ thống màn hình tương tác ở tất cả các lớp học, 2 phòng tin học lắp đặt hệ thống máy tính đầy đủ, thư viện có 5 máy tính hỗ trợ khai thác tài nguyên số; được nhà nước quan tâm qua chương trình sóng và máy tính cho em hỗ trợ cho các em học sinh nghèo có điều kiện sở hữu điện thoại thông minh. + Hệ thống mạng, wifi được phủ kín trường học tạo điều kiện cho học sinh kết nối internet mọi lúc, mọi nơi. 8 + Các phong trào, cuộc thi trực tuyến do đoàn thanh niên và nhà trường tổ chức tạo điều kiện các em trải nghiệm, sử dụng các phần mềm, công nghệ số từ đó từng bước nâng cao năng lực, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. + Hầu hết HS ở lứa tuổi nhạy bén với công nghệ, nếu được hướng dẫn đúng cách các em nhanh bắt nhịp được các xu hướng công nghệ mới. - Khó khăn + Do đa số học sinh ở trọ, xa gia đình nên không có người quản lí nên HS chưa biết cách phân phối thời gian học tập và vui chơi hợp lí, thường sử dụng điện thoại để giải trí trở thành thói quen. + Hiểu biết về khai tài nguyên số, công nghệ số còn rất sơ sài nên học sinh chưa biết cách sử dụng và khai thác đúng cách để hỗ trợ học tập. + Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn nên, trình độ dân trí thấp nên các em chưa được tiếp cận nhiều với các công nghệ, phần mềm hỗ trợ học tập, phụ huynh chưa biết cách hướng dẫn cho con sử dụng. + Thầy cô chưa thường xuyên tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều trên các nền tảng công nghệ trong quá trình học tập. Vấn đề trước mắt là cần tạo điều kiện hơn nữa để học sinh từng bước tiếp cận và làm quen với các phần mềm, công nghệ hỗ trợ học tập để hình thành thói quen, học sinh sử dụng, khai thác các phần mềm, công nghệ số để tạo cho các em thói quen sử dụng công nghệ trong học tập từ đó hình thành và phát triển cho các em năng lực CNTT, tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức đã hỏi để giải quyết vấn đề trong thực tiễn,theo kịp xu thế của thời đại công nghệ 4.0. Vì vậy tôi nghiên cứu giải pháp sử dụng công nghệ số tổ chức hoạt động luyện tập không chỉ với môn hóa học mà còn có thể áp dụng cho nhiều môn khác như toán, vật lí, sinh học, địa lí,cũng là một tài liệu cho các đồng nghiệp khác tham khảo, đồng thời tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm nhiều hơn với các phần mềm, ứng dụng học tập. III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT KỲ SƠN QUA HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TRONG CHƢƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 3.1. Ứng dụng công nghệ số tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập 3.1.1. Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học Để nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì người giáo viên phải biết vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình 10 giảng dạy biết áp dụng linh hoạt các biện pháp và kĩ thuật dạy học như làm việc nhóm, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL, khăn trải bàn, tia chớp, động não, trò chơinhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin... của học sinh. Bằng thực tế giảng dạy và qua cuộc khảo sát về hình thức học tập mà học sinh hứng thú nhất cho thấy, rất nhiều học sinh thích thú với phương pháp dạy học thông qua hình thức trò chơi. Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh. Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp giao lưu, hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thỏa mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sã tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi lỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa HS với HS, giữa HS với GV. - Các bước tổ chức dạy học thông qua trò chơi: Bƣớc 1: Chuẩn bị.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_so_day_hoc_phat_tri.docx