Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT

Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội - khoa học công nghệ hiện nay, xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá đòi hỏi con người phải có kiến thức sâu rộng, đồng thời tích cực, năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh cũng phải đáp ứng yêu cầu đó của xã hội.
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã đem lại những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội trên toàn cầu. Trong nghành giáo dục và đào tạo, CNTT đã mang đến sự đổi mới về cách dạy và cách học cho mọi cấp học. Vai trò, lợi ích của CNTT, ứng dụng CNTT vào công tác dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của người học đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Chính vì lẽ đó, việc ứng dụng CNTT nói chung và trong nghành giáo dục được Chính phủ đặc biệt quan tâm, đề ra những chiến lược phát triển.
Quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ: Phê duyệt Đề án: ‘Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” có hiệu lực từ ngày 25/01/2022. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực y tế. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc này đã dần thay đổi phương pháp dạy học và KTĐG truyền thống sang xu thế tích cực, hiện đại, hiệu quả, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và phát triển được nhiều năng lực trong quá trình học tập. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt, CNTN cũng góp phần vào quá trình KTĐG học sinh một cách tối ưu nhất, thuận tiện nhất ngay trên những lớp học ảo. Như vậy, sự bùng nổ về CNTT trong giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.
Hiện nay việc giảng dạy bộ môn Lịch sử và kiểm tra đánh giá ở bậc THPT đã được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay. Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh nắm bắt được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy dạy khác nhau để đạt được hiệu quả cao trong truyền thụ. Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội.
Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học cũng cần được đổi mới, không chỉ là khả năng ghi nhớ kiến thức mà cần kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tự liên hệ, tự phân tích và bày tỏ chính kiến của bản thân về các vấn đề, tình huống nãy sinh trong cuộc sống. Qua đó, thúc đẩy học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân. Hình thức kiểm tra đánh giá cũng cần phải thay đổi, không chỉ kiểm tra trên giấy, trên lớp học mà giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, nhiều địa diểm khác nhau. Đặc biệt không chỉ giáo viên mới kiểm tra được học sinh mà các em tự kiểm tra bản thân, kiểm tra lẫn nhau, kiểm tra ngay sau khi làm bài...Tất cả là nhờ các ứng dụng CNTT chuyển đổi số. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực còn có thể giúp giáo viên nắm bắt được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của học sinh, các phẩm chất năng lực của học sinh, ý thức của học sinh, từ đó giáo viên biết tự điều chỉnh trong quá trình giảng dạy và KTĐG học sinh.
Từ những lý do trên, sau một thời gian dài nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, tôi thu được kết quả nhất định. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng các phần mềm CNTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong KTĐG học sinh ở trường phổ thông nói chung.
pdf 74 trang Thanh Ngân 10/12/2024 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 
 ------------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
 “ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KIỂM TRA 
 ĐÁNH GIÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 
NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG CHO HỌC SINH THPT” 
 Lĩnh vực: Lịch sử 
 Tác giả : Hồ Thị Nhàn 
 SĐT: 0393 557 554 
 Tổ : KHXH 
 Năm học: 2022 - 2023 
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 
 MỤC LỤC 
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 
1. Lý do chon đề tài. ........................................................................................................................ 1 
2. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................................. 2 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .................................................................................................. 3 
4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................................ 3 
5. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................................................... 3 
6. Tính mới của đề tài. ..................................................................................................................... 4 
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 5 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................................................... 5 
1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi số và năng lực số ...................................................................... 5 
1.2. Năng lực và các loại năng lực hình thành cho học sinh ........................................................... 6 
1.3. Một số phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình kiểm tra đánh giá phần lịch sử 
việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT ................. 8 
1.4. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học 
sinh THPT ..................................................................................................................................... 16 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................................. 18 
2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT vào việc KTĐG học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất 
năng lực của giáo viên môn lịch sử trên địa bàn Quỳnh Lưu – Hoàng Mai. ..................................... 18 
2.2. Thực trạng nhận thức sử dụng CNTT vào việc tự đánh giá theo hướng phát triển năng lực 
bản thân của học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu - Hoàng Mai hiện nay. .................. 19 
2.3. Thực trạng áp dụng các hình thức KTĐG có ứng dụng công nghệ số phần lịch sử việt Nam 
giai đoạn 1945 - 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh ở trường THPT (thông 
qua kết quả khảo sát HS tại các trường) ........................................................................................ 20 
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá học sinh 
THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu hiện nay......... 21 
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá học sinh THPT 
theo hướng phát triển phẩm chất năng lực trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai 22 
3. ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT 
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM 
CHẤT NĂNG LỰC MÔN LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU VÀ THỊ XÃ 
HOÀNG MAI ................................................................................................................................ 23 
3.1. Ứng dụng nền tảng công nghệ số vào quá trình kiểm tra đánh giá học sinh trong môn Lịch sử 
phần Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. ( Lớp 12 ) ........................................................................ 23 
 Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam 
 giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chon đề tài. 
 Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội - khoa học công nghệ hiện nay, xu 
thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá đòi hỏi con người phải có kiến thức sâu rộng, 
đồng thời tích cực, năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc dạy học 
và kiểm tra đánh giá học sinh cũng phải đáp ứng yêu cầu đó của xã hội. 
 Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã đem lại những bước 
nhảy vọt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội trên toàn cầu. 
Trong nghành giáo dục và đào tạo, CNTT đã mang đến sự đổi mới về cách dạy và 
cách học cho mọi cấp học. Vai trò, lợi ích của CNTT, ứng dụng CNTT vào công 
tác dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của 
người học đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai nhằm nâng cao chất lượng 
và hiệu quả giáo dục. 
 Chính vì lẽ đó, việc ứng dụng CNTT nói chung và trong nghành giáo dục 
được Chính phủ đặc biệt quan tâm, đề ra những chiến lược phát triển. 
 Quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ: Phê duyệt Đề án: 
‘Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào 
tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” có hiệu lực từ ngày 
25/01/2022. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau 
lĩnh vực y tế. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số 
trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngành 
mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. 
 Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng 
dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc này đã dần thay đổi phương 
pháp dạy học và KTĐG truyền thống sang xu thế tích cực, hiện đại, hiệu quả, giúp 
người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và 
phát triển được nhiều năng lực trong quá trình học tập. Từ mô hình lớp học tập 
trung đã dần chuyển sang mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin 
và truyền thông để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập. Qua đó, người học 
có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng 
dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt, CNTN cũng góp phần vào quá trình KTĐG 
học sinh một cách tối ưu nhất, thuận tiện nhất ngay trên những lớp học ảo. Như 
vậy, sự bùng nổ về CNTT trong giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức 
giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang 
tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. 
 Hiện nay việc giảng dạy bộ môn Lịch sử và kiểm tra đánh giá ở bậc THPT đã 
được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động 
và sáng tạo của học sinh. Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống 
xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, 
 Trang 1 Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam 
 giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 
 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm việc ứng dụng 
CNTT chuyển đổi số trong quá trình kiểm KTĐG môn Lịch sử nhằm phát triển 
năng lực cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. 
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đã tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm tại đơn vị 
công tác một số trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, 
có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp với các trường THPT hiện nay. 
 4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những vấn đề về KTĐG theo định hướng 
phát triển PCNL của học sinh. 
 - Nghiên cứu thực tiễn. 
 - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. 
 - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, thăm dò ý kiến GV, HS 
 - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù 
hợp. 
 - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 
 5. Kế hoạch nghiên cứu 
Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, 
cụ thể: 
 STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 
 Tìm hiểu tài liệu, thực trạng - Bản đề cương chi tiết của 
 Tháng 8, 9 
 1 và chọn đề tài, viết đề cương đề tài. 
 /2022 
 nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu lí luận CNTT và 
 - Tập hợp lý thuyết của đề 
 chuyển đổi số, 
 tài. 
 - Khảo sát thực trạng, tổng 
 Tháng - Xử lý số liệu khảo sát 
 2 hợp số liệu năm trước. 
 10,11 /2022 được. 
 - Trao đổi với đồng nghiệp và 
 - Tổng hợp ý kiến của 
 đề xuất sáng kiến kinh 
 đồng nghiệp. 
 nghiệm. 
 Tháng - Kiểm tra trước thực nghiệm. - Xử lý kết quả trước khi 
 3 
 12 /2022 - Áp dụng thực nghiệm trên thử nghiệm đề tài. 
 Trang 3 Đề tài: “Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá phần lịch sử Việt Nam 
 giai đoạn 1945 – 1954 nhằm phát triển phẩm chất, năng cho học sinh THPT” 
lực của học sinh. Giúp học sinh tích cực, chủ động, say mê, hào hứng trong quá 
trình học tập, phát huy hết những điểm mạnh, hạn chế những nhược điểm của bản 
thân, góp phần hình thành PCNL của mình, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Đề tài 
cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. 
 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi số và năng lực số 
 1.1.1. Chuyển đổi số trong giáo dục. “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia 
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 
749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: 
 “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số 
trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng 
nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực 
tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. Ứng 
dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
trước khi đến lớp học”. 
 Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục Đào tạo (GDĐT) tập trung vào 
hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, 
KTĐG. Chuyển đổi số trong dạy, học và KTĐG là số hóa học liệu (sách giáo khoa 
điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc 
nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực 
tuyến; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý 
lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin 
để tổ chức giảng dạy thành công. 
 1.1.2. Năng lực số. 
 Theo UNICEF 2019, năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ 
năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế 
giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ 
em vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng 
như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. 
 Theo Từ điển Tiếng Việt: Năng lực số là việc sử dụng một cách tự tin và có ý 
nghĩa quan trọng của công nghệ xã hội thông tin cho công việc, giải trí, học tập và 
giao tiếp. Nó được củng cố bởi các kỹ năng cơ bản trong CNTT-TT, tức là việc sử 
dụng máy tính, điện thoại thông minh để truy xuất, truy cập, lưu trữ, sản xuất, trình 
bày và trao đổi thông tin, giao tiếp và tham gia vào các mạng cộng tác thông qua 
internet. 
 Trang 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_chuyen_doi_so_trong_kiem_tra.pdf