Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy các tiết nói nghe Ngữ văn 10, tập 1- Kết nối tri thức với cuộc sống

Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược chuyển đổi số. Có thể kể tên một số nước phát triển trên thế giới như: Anh, Úc, Đan Mạch…với nội dung chuyển đổi số đa dạng trên nhiều lĩnh vực như y tế, văn hóa, nông nghiệp, du lịch, điện lực và trong đó không thể thiếu chuyển đổi số trong giáo dục. Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã có bước chuyển biến mạnh mẽ; có rất nhiều phương pháp dạy học Ngữ văn được áp dụng: dạy học hợp tác; dạy học khám phá; dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp đóng vai; phương pháp dạy học theo mẫu…Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đó, đang dần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh giúp các em hứng thú hơn với việc học Ngữ văn; trau dồi tri thức, kỹ năng; hoàn thiện nhân cách chuẩn bị hành trang bước vào tương lai.
Với xu hướng bùng nổ của công nghệ thông tin thời 4.0 đã giúp chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam cập nhật thêm nhiều phương thức giảng dạy mới và mang lại hiệu quả cao. Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số là quá trình khách quan, là xu hướng tất yếu của thời đại, quy trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cuộc sống là sự vận động và biến đổi không ngừng. Mỗi người cũng sẽ cần phải thay đổi chính bản thân mình, tìm cách thích nghi, nếu không chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Quy trình chuyển đổi số không chỉ giúp học sinh chủ động học tập, tiếp cận nguồn tài liệu khổng lồ, tăng năng suất trong quá trình làm việc, giảm tối đa chi phí mà còn đem lại một không gian làm việc phát triển mới, phù hợp với mọi đối tượng, loại bỏ những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học, tạo nên những giá trị mới bên cạnh những giá trị truyền thống đã có.
Trong giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Nội dung trong môn Ngữ văn là những cái đã xảy ra, không lặp lại, không thể thí nghiệm, thử nghiệm như các bộ môn khoa học khác. Muốn khôi phục lại bức tranh Ngữ văn chân thực, sinh động muôn màu muôn vẻ, giúp học sinh nhận thức được và rút ra những đánh giá nhận xét được những sự kiện hiện tượng đã xảy ra không hề dễ dàng. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tái hiện sinh động bức tranh quá khứ ấy, giúp cho học sinh hiểu quá khứ và rút ra quy luật, đánh giá, từ đó có thái độ và hành động đúng đắn, phát huy năng lực cho học sinh.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, cùng với việc ngành giáo dục đang đẩy mạnh đầu áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong môn Ngữ văn cũng là một tất yếu. Từ những lí do mang tính thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy các tiết nói nghe Ngữ văn 10, tập 1- Kết nối tri thức với cuộc sống để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn.
pdf 48 trang Thanh Ngân 02/12/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy các tiết nói nghe Ngữ văn 10, tập 1- Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy các tiết nói nghe Ngữ văn 10, tập 1- Kết nối tri thức với cuộc sống

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy các tiết nói nghe Ngữ văn 10, tập 1- Kết nối tri thức với cuộc sống
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: “ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY 
 CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 10, TẬP 1 
 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG” 
 Tác giả: Đặng Thị Phi 
 Bộ môn: Ngữ Văn 
 SĐT: 0968.347.587 
 Năm học 2022 - 2023 chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ 
văn. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Nghiên cứu và vận dụng kiến thức chuyển đổi số vào dạy các tiết nói và 
nghe môn Ngữ văn 10. 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy các tiết nói nghe Ngữ văn 10 nhằm phát 
triển năng lực cho học sinh. 
 4. Phạm vi nghiên cứu 
 - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học: 
Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học các tiết nói và nghe. 
 - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS tại 
trường THPT Nam Yên Thành. 
 - Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong năm học 2022-2023 
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu các nội dung sau đây: 
 - Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 
 - Phân tích số liệu khảo sát thực trạng Ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi số vào 
bài dạy các tiết Nói và Nghe trong môn Ngữ văn lớp 10. 
 - Đề xuất quy trình Ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi số vào bài dạy các tiết 
Nói và Nghe. 
 - Xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên ứng dụng chuyển đổi số vào bài dạy 
Nói và Nghe trong môn Ngữ văn lớp 10. 
 - Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực số cho học sinh. 
 - Thông kê, phân tích xử lí số liệu từ thực nghiệm sư phạm 
 6. Phương pháp nghiên cứu 
 Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng 
các nhóm phương pháp sau: 
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối 
chiếu, suy luận... 
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo 
sát, phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
 - Phương pháp toán học thống kê. 
 2 
 Phần 2: NỘI DUNG 
 I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 
 1. Cơ sở lí luận 
 1.1. Khái niệm về chuyển đổi số 
 Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Theo Gartner, chuyển 
đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra 
những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. 
 Theo trang Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho 
các chuyên gia CNTT, khái niệm chuyển đổi số 4.0 là “cách sử dụng công nghệ để 
thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn.” 
 Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ 
chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” 
 Theo “Cẩm nang chuyển đổi số” của Bộ Thông tin và truyền thông: Chuyển 
đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức về cách 
sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. 
 Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là 
quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp 
dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán 
đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, 
văn hóa công ty. 
 Ví dụ về chuyển đổi số trong Nhà nước như: phát triển Chính phủ điện tử, 
chính phủ số,... giúp các nhà chức trách dễ dàng quản lý công việc. Đồng thời, 
giảm thiểu thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính cho người dân,... 
 Chính phủ điện tử ra đời đã giảm được nhiều thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời 
gian và công sức cho người dân 
 4 
 tri thức. Nhờ những phương pháp đổi mới này, quá trình học tập vẫn diễn ra suôn 
sẻ & liền mạch dù phải giãn cách xã hội trong mùa dịch Covid-19. 
 Thay vì đến trường, ngày nay học sinh và giáo viên có thể chủ động lựa 
chọn học trực tuyến mà không bị giới hạn về thời gian & không gian. Dù bạn ở 
đâu, vùng sâu vùng xa hay nước ngoài, đều có thể tham gia các khóa học mà mình 
yêu thích. Chỉ cần người học có kết nối Internet ổn định. Ngoài ra, các phần mềm 
công nghệ như chuyển văn bản thành giọng nói cũng góp phần loại bỏ rào cản tiếp 
cận tài liệu học tập cho học sinh khuyết tật. 
 + Tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng đào tạo 
 Bằng cách đổi mới, áp dụng các phương thức giảng dạy hiện đại, các mô 
hình lớp học thông minh ra đời làm tăng sự kết nối, tương tác giữa thầy và trò. 
 Những bài giảng, giờ thí nghiệm cũng bớt khô khan hơn khi nhà trường sử 
dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học như hệ thống thí nghiệm ảo, công nghệ thực tế 
ảo – VR, Từ đó tạo sự hứng thú, tăng khả năng ghi nhớ kiến thức và nâng cao 
năng lực thực nghiệm cho người học. 
 + Nâng cao hiệu quả quản trị 
 Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm quản trị đã giúp nhiều đơn vị đào 
tạo nâng cao hiệu quả hoạt động & vận hành tối ưu, tinh gọn hơn. 
 Ví dụ các trung tâm, trường học có thể ứng dụng công nghệ để dễ dàng quản 
lý chính xác số lượng trang thiết bị & cơ sở vật chất, quản lý thông báo, văn bản 
đi/đến hay chấm công, chia ca trực & quản lý hồ sơ CBNV, giáo viên, học sinh, 
Nhờ đó hiệu suất và chất lượng làm việc của bộ phận hành chính & đào tạo được 
nâng cao. 
 + Tối ưu chi phí vận hành 
 Một trong các lợi ích không thể không nhắc tới khi tiến tới số hóa, dù ở bất 
kỳ ngành nghề nào, đó là cắt giảm khối lượng công việc hành chính, giảm chi phí 
vận hành một cách đáng kể mà vẫn duy trì được hiệu suất cơ bản. 
 Số hóa quy trình giúp các thầy cô & phòng ban trong trường đến học sinh & 
phụ huynh có thể trao đổi thông tin, quản lý & cộng tác dễ dàng, nhanh chóng. 
Làm việc trong môi trường số vừa tiết kiệm thời gian, loại bỏ các đầu việc không 
cần thiết, giảm thiểu nhân sự, nhờ vậy các đơn vị đào tạo có thể tối ưu chi phí vận 
hành. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn 
 1.2.1. Cấu trúc chương trình Ngữ văn 10 bộ sách kết nối tri thức 
 Ngữ văn 10 có 09 bài học, gồm hai tập: 
 6 
 Phiếu khảo sát dành cho Giáo viên 
 Số lượng: 10 giáo viên 
 Mức độ 
 Thường Thỉnh Không 
 Vấn đề 
 xuyên thoảng bao giờ 
 SL % SL % SL % 
Trong quá trình dạy học Ngữ văn các thầy 
 7 70 3 30 0 0 
(cô) có đổi mới phương pháp không? 
Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) chú ý rèn 
 6 60 4 40 0 0 
các kỹ năng NGHE, NÓI ĐỌC, VIẾT không? 
Thầy cô có rèn luyện năng lực giao tiếp cho 
học sinh qua hoạt động nói, nghe theo chương 6 60 4 40 0 0 
trình đổi mới giáo dục không? 
Thầy cô có giao nhiệm vụ cho HS làm việc 
 7 70 3 30 0 0 
nhóm thường xuyên không? 
 b. Phiếu khảo sát dành cho học sinh 
 Tổng số: 163 học sinh 
STT Mức độ Rất Nhiều Thỉnh Không 
 nhiều thoảng bao giờ 
 Nội dung SL % SL % SL % SL % 
 1 Trong quá trình học Ngữ văn 3 1,8 40 24,6 120 73,6 0 0 
 10 em có NÓI (trình bày suy 
 nghĩ) nhiều không? 
 2 Trong tiết học Ngữ văn em 3 1,8 40 24,6 120 73,6 0 0 
 có phải NGHE nhiều không? 
 3 Trong giờ học Ngữ văn em 6 3,6 45 27,7 112 68,6 0 0 
 có được rèn luyện kỹ năng 
 giao tiếp không? 
 Từ việc khảo sát trên cho thấy cả GV và HS đều nhận thức đúng đắn tầm 
quan trọng của việc dạy đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Ngữ văn. 
Nhưng việc rèn luyện kĩ năng, giao tiếp cho học sinh chưa được chú ý cao. 
 8 
 sile theo ý tưởng của nhóm, các nhân. Thực tế dạy học cho thấy, các em có thể 
thiết kế ra nhiều video hấp dẫn và rất thu hút 
 Nội dung trong môn Ngữ văn là những cái đã xảy ra, không lặp lại, không 
thể thí nghiệm, thử nghiệm như các bộ môn khoa học khác. Muốn khôi phục lại 
bức tranh Ngữ văn chân thực, sinh động muôn màu muôn vẻ, giúp học sinh nhận 
thức được và rút ra những đánh giá nhận xét được những sự kiện hiện tượng đã xảy 
ra không hề dễ dàng. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tái hiện sinh động bức tranh 
quá khứ ấy, giúp cho học sinh hiểu quá khứ và rút ra quy luật, đánh giá, từ đó có 
thái độ và hành động đúng đắn, phát huy năng lực cho học sinh. 
 Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ 
không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi 
phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng 
nhu cầu học tập, giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 
 Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ban hành kèm theo 
Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT. Theo đó, các kĩ 
năng chuyển đổi đã được tích hợp trong 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, 
trung thực, trách nhiệm; 3 năng lực cốt lõi: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, 
giải quyết vấn đề và sáng tạo và 07 năng lực đặc thù: ngôn ngữ, toán học, khoa 
học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ và thể chất. Trong năng lực giao tiếp hướng tới 
các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. 
 Kĩ năng chuyển đổi số được hình thành và phát triển trong suốt quá trình học 
tập của các em học sinh ở trường cũng như những trải nghiệm của mình trong cuộc 
sống sinh hoạt hàng ngày. 
 1.2.4. Giáo viên đánh giá về vai trò của công nghệ thông tin trong giảng 
dạy, mức độ và mục đích sử dung công nghệ thông tin, những năng lực số của 
bản thân. 
 Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay, việc bồi dưỡng giáo viên 
cũng đang được Bộ GD&ĐT, các cấp các ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc 
áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập là khâu đột phá của 
chuyển đổi số trong giá dục. Nếu như trước đây, tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên 
được in trên giấy gây khó khăn cho việc nghiên cứu theo thời gian, thì ngày nay 
các tài liệu, học liệu bồi dưỡng cho GV được số hóa và lưu trữ trên các không gian 
mạng. Giáo viên có điều kiện tiếp xúc với một kho tàng tư liệu khổng lồ. Các tài 
liệu này được GV sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi không chỉ trong lớp học và ở các 
không gian khác. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo 
dục phổ thông cốt cán được tổ chức theo phương thức trực tuyến kết hợp với trực 
tiếp thông qua lớp học ảo. 
 Theo lộ trình đổi mới giáo dục, chuyển đổi số không chỉ là vấn đề của một 
tổ chức, một cá nhân hay một trường học, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Do đó, 
giáo dục và đào tạo không thể nằm ngoài quy luật chuyển đổi để kịp thời nắm bắt 
 10 
 cạnh đó, môn Ngữ văn không đi theo lối mòn truyền thống mà hướng cho học sinh 
những điều kiện khám phá thế giới, thấu hiểu con người, biết sẻ chia, đồng cảm, có 
quan niệm sống, lối ứng xử nhân văn; nhận thức rõ bản thân; bồi đắp cho các chủ 
nhân tương lai của đất nước tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và văn học, ý thức về cội 
nguồn và bản sắc văn hóa đất nước, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị cốt lõi. 
 Đáp ứng nhu cầu thời đại, Môn Ngữ văn 10 cung cấp thật cụ thể, khoa học 
một hệ thống kiến thức nền tảng về văn học, tiếng Việt góp phần phát triển vốn 
học vấn căn bản của một người có văn hoá; hình thành và phát triển con người 
nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và 
các giá trị cao đẹp trong cuộc sống; tập trung giúp học sinh phát triển các năng lực 
như thẩm mỹ, giao tiếp. 
 Nét độc đáo nhất của chương trình Ngữ văn 10 năm nay là được xây dựng 
xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nội dung 
dạy học. Đọc, Viết, Nói và Nghe - bốn kỹ năng lớn là yêu cầu cần đạt của mỗi lớp 
học. Đọc cần đọc đúng và đọc hiểu. Đọc đúng là đọc chính xác văn bản ấy để bày 
tỏ sự trân trọng tác giả; còn đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó 
có cả đọc thẩm mỹ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người 
đọc). Viết : bên cạnh yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn thì cần phải 
yêu cần học sinh tạo ra những loại văn bản (từ văn bản thông dụng đến một số kiểu 
loại văn bản phức tạp hơn). Các kỹ năng nói và nghe dựa vào khả năng của đọc và 
viết để rèn luyện cho học sinh cách trình bày, nói - nghe tự tin, có hiệu quả; từ chỗ 
cố gắng nói đúng đến khả năng nói hay. Muốn thúc đẩy học sinh trao đổi và luận 
bàn, thầy cô hãy vận dụng kinh nghiệm cùng vốn hiểu biết của học sinh về vấn đề 
đang tiếp thu rồi tổ chức cho các học trò khám phá, tìm hiểu, tự bổ sung, điều 
chỉnh, hoàn thiện những hiểu biết đó. Thầy cô cũng khuyến khích học sinh trao đổi 
và tranh luận bằng cách đặt câu hỏi cho mình, cho người khác khi nói, nghe, viết, 
đọc. Song song với việc phát huy tính tích cực của học sinh, thầy cô cũng phải chú 
ý tính chuẩn mực của người giáo viên cả trong việc ứng xử sư phạm, tri thức 
chuyên môn, tri thức cuộc sống. Và dù có nỗ lực thay đổi phương pháp dạy học 
đến mức nào giáo viên cũng không được quên yêu cầu dạy học phân hóa; yêu cầu 
dạy học tích hợp (tích hợp xuyên môn, liên môn, nội môn); không nên rập khuôn, 
máy móc; không tuyệt đối hoá một phương pháp; rèn kỹ năng viết, đọc, nói, nghe 
cho học sinh phải biết vận dụng các phương pháp linh hoạt, phù hợp; mở rộng 
không gian dạy học cùng các hình thức học tập để tạo sự tò mò, hứng thú cho 
người học. 
 2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung năng lực số 
 Trong tào liệu tập huấn về “Chuyển đổi số” cho GV đã xác định nguyên tắc 
xây dựng khung năng lực số cho GV như sau: 
 - Phù hợp với đặc điểm tâm lý của giáo viên 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_chuyen_doi_so_trong_day_cac_t.pdf