Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh học 10, Kết nối tri thức) trên đối tượng học sinh THPT

Cuộc cách mạng 4.0 đã mang lại rất nhiều thành tựu lớn trong xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Ngày nay việc học sinh sở hữu, sử dụng một chiệc điện thoại thông minh là phổ biến. Từ sau đại dịch covid 19, điện thoại thông minh càng phổ biến trong dạy và học. Bên cạnh những lợi ích như học online, thi online, chụp ảnh, tra cứu, lướt web, tham gia mạng xã hội, thanh toán điện tử… thì vẫn còn những bất cập mà điện thoại thông minh mang lại, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh thiếu niên khi các em đang chưa tự chủ được như nghiện game, mải tham gia các trang mạng xã hội, xem phim, nghe nhạc đến quên việc học, ngôn từ thay đổi theo ngôn ngữ mạng ….
Lứa tuổi thanh thiếu niên thường nhanh nhạy với sự đổi mới, thích nghi nhanh với môi trường. Nên tạo môi trường, định hướng cho các em rất quan trọng. Nhiều em có khả năng khai thác thông tin và dữ liệu, vận hành thiết bị và phần mềm, giao tiếp trong môi trường số, học tập bằng điện thoại, có tính sáng tạo cao. Các em cần một sân chơi để thể hiện mình và lan tỏa nhiệt huyết đến các bạn cùng trang lứa. Học sinh THPT cần được định hướng, quan tâm, quản lí đúng cách từ gia đình. Cần tạo môi trường an toàn khi sử dụng điện thoại thông minh trước, trong và sau giờ học.
Phong trào tạo video ngày một lan tỏa với nhiều ứng dụng khác nhau. Từ Viva video, Video show, tikok, canva, capcut… các em có thể tạo các video đơn giản về cuộc sống, trào lưu, bản thân...Tuy nhiên việc tạo video để học tập là chưa phổ biến ở học sinh THPT.
Cùng với phong trào đổi mới giáo dục, các phương pháp dạy học tích cực được áp dụng không chỉ trong các giờ thao giảng, hội thi mà đã lan tỏa đến từng giờ học, từng cấp học. Các em được thể hiện năng lực, phẩm chất của mình trong từng hoạt động dạy học. Tuy nhiên việc ghi bài, hệ thống lại sản phẩm, bài làm của các em cần phải hợp lí hơn để đảm bảo quỹ thời gian và khai thác triệt để hơn.
Từ nhiều năm nay, hệ thống bài giảng Elearning đã và đang được xây dựng đóng góp rất nhiều hữu ích trong dạy và học. Những bài giảng hay, hấp dẫn, cuốn hút bao học sinh, giúp các em học ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 ít nhiều đã khiến việc tiếp thu bài giảng từ chương trình giáo dục phổ thông trước đây gặp không ít khó khăn. Hệ thống các bài giảng trên các mạng hiện nay không thiếu, tuy nhiên thường mất khá nhiều thời gian để học các bài giảng cảu thầy cô của trung tâm; và nếu như được vừa học, vừa tạo video ngắn gọn súc tích từ bài học của mình thì thú vị, nhớ lâu hơn rất nhiều.

Xây dựng hệ thống video ngắn cho các bài học môn Sinh học 10 nói chung, phần “Sinh học tế bào’’ nói riêng có thể tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, hỗ trợ đắc lực cho các bài học tích cực, nâng cao năng lực số cho học sinh, định hướng sử dụng an toàn điện thoại thông minh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài SKKN " Tổ chức xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh học 10) trên đối tượng học sinh THPT. ” làm đề tài nghiên cứu.

pdf 54 trang Thanh Ngân 31/01/2025 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh học 10, Kết nối tri thức) trên đối tượng học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh học 10, Kết nối tri thức) trên đối tượng học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh học 10, Kết nối tri thức) trên đối tượng học sinh THPT
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
THPT Trung học phổ thông
NP Nguyên phân
GP Giảm phân
NL Năng lực
TB Trung bình
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
MĐ Mức độ
 2 1.2.3. Đối tượng khảo sát 17
 1.2.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 17
đã đề xuất
1.3. Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề tài 21
 CHƯƠNG II - THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC QUY TRÌNH DẠY HỌC 22
 XÂY DỰNG HỆ THỐNG VIDEO HỖ TRỢ BÀI GIẢNG TÍCH
 CỰC CHƯƠNG V- PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO ( SINH HOC 10)
 TRÊN ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH THPT.
2.1. Cấu trúc nội dung phần II sinh học tế bào - Sinh học 10- Bộ sách 22
kết nối tri thức
2.2. Quy trình chung thiết kế các bước dạy học tích cực tạo video hỗ 23
trợ bài giảng tích cực trên đối tượng sinh THPT.
2.3. Tổ chức xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần 24
sinh học tế bào ( sinh học 10) trên đối tượng học sinh THPT.
2.4. Thiết kế các tiêu chí công cụ đánh giá năng lực số cho học sinh 38
THPT.
 CHƯƠNG III - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 40
3.2. Nôi dung thực nghiệm 40
3.3. Kết quả thực nghiệm và biện luận 41
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
I - KẾT LUẬN 45
II - KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC
 4 Xây dựng hệ thống video ngắn cho các bài học môn Sinh học 10 nói chung, phần
“Sinh học tế bào’’ nói riêng có thể tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, hỗ trợ đắc lực
cho các bài học tích cực, nâng cao năng lực số cho học sinh, định hướng sử dụng an
toàn điện thoại thông minh.
 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài SKKN " Tổ chức xây
dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh học 10)
trên đối tượng học sinh THPT. ” làm đề tài nghiên cứu.
 II - MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 1. Mục đích nghiên cứu
 - Xây dựng hệ thống video hỗ trợ bài giảng tích cực thông qua quy trình thiết kế
và tổ chức bài dạy tích cực trên đối tượng học sinh THPT.
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Điều tra thực trạng sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh THPT.
 - Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: Phương
pháp dạy học tích cực, các ứng dụng thiết kế video trên điện thoại thông minh, các
nền tảng chia sẻ video....
 - Xác định quy trình thiết kế và tổ chức bài học tạo video hỗ trợ bài giảng tích cực.
Vận dụng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học tích cực phần Sinh học tế bào (Sinh
học 10).
 - Xây dựng các tiêu chí đánh giá khung năng lực số cho học sinh phổ thông.
 - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
 3. Phạm vi nghiên cứu
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
 - Phần Sinh học tế bào (Sinh học 10 - Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống)
 - Ứng dụng thiết kế video và các nền tảng chia sẻ video trên điện thoại thông
minh.
 - Khung năng lực số cho học sinh PT
 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 4.1. Đối tượng nghiên cứu
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; quy trình xây dựng và tổ chức dạy học
tích cực; quy trình tạo video học tập; năng lực số cho học sinh THPT.
 4.2. Khách thể nghiên cứu
 Quá trình dạy học Sinh học 10 THPT.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 2 PHẦN II - NỘI DUNG
 CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC
 XÂY DỰNG VIDEO HỖ TRỢ BÀI GIẢNG TÍCH CỰC TRÊN ĐỐI TƯỢNG
 HỌC SINH THPT.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm năng lực số
1.1.1.1 Khái niệm
 UNESCO [11] định nghĩa NL số như sau: “ NL số là khả năng truy cập, quản lí,
hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông
qua các công nghệ kĩ thuật số cho việc làm và khởi nghiệp. NL này bao gồm các NL
được gọi chung là hiểu biết về máy tính, hiểu biết về CNTT-TT, hiểu biết về thông tin
và hiểu biết về truyền thông”.
 Năng lực số là khả năng tập trung vào ứng dụng công nghệ vào thực tiễn thông qua
thái độ, sự thấu cảm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, đổi mới sáng tạo.
 Năng lực số bao gồm những năng lực sau đây
  Vận hành thiết bị và phần mềm
  Khai thác thông tin và dữ liệu
  Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số
  An toàn và an sinh số
  Sáng tạo nội dung số
  Học tập và phát triển kĩ năng số
  Sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp
1.1.1.2. Các khung năng lực số cho học sinh phổ thông
 Theo các tác giả Lê Anh Vinh, Bùi Diệu Quỳnh, Đỗ Đức Lân, Đào Thái Lai, Tạ
Ngọc Trí thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, khung năng lực số cho học sinh
phổ thông Việt Nam được xây dựng dựa trên các nguyên tắc [12]:
  Năng lực số được phát triển xuyên suốt không chỉ trong môn tin học- công
 nghệ mà tất cả các môn học. Kiến thức số không chỉ là kiến thức về công nghệ.
  Năng lực số của trẻ được phát triển trong các hoạt động học tập thông thường.
 Trẻ em cần phải có kiến thức công nghệ số ngay cả khi các em không tham gia
 trực tuyến.
  Bất kì phương pháp tiếp cận học tập và phát triển kĩ năng nào nhằm tạo bước
 chuẩn bị cho trẻ em và thanh thiếu niên trong học tập, công việc và cuộc sống
 4 dung số sử dụng chúng hiệu quả.
2.1 Duyệt, tìm kiếm và Xác định được thuộc tính; tìm kiếm, truy cập và
lọc dữ liệu, thông tin và điều hướng được dữ liệu, thông tin và nội dung số
nội dung số cần tìm.
 Xác định và cập nhất các chiến lược tìm kiếm
2.2. Đánh giá dữ liệu, Phân tích so sánh và đánh giá được độ tin cậy, tính
thông tin và nội dung số xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội
 dung số.
 Phân tích, diễn giải và đánh giá đa chiều các dữ
 liệu, thông tin và nội dung số.
2.3. Quản lí dữ liệu, Tổ chức lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu,
thông tin và nội dung số thông tin và nội dung số.
 Tổ chức, xử lí dữ liệu, thông tin và nội dung số
 trong môi trường có cấu trúc.
3. Giao tiếp và hợp tác Tương tác, giao tiếp và hợp tác thông qua các công
 nghệ số để tham gia vào xã hội và quản lí thông tin
 cá nhân.
3.1. Tương tác thông qua Tương tác thông qua một số công nghệ số và lựa
các công nghệ số chọn được phương tiện số phù hợp cho ngữ cảnh
 nhất định để sử dụng.
3.2. Chia sẻ thông qua Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người
công nghệ số khác thông qua các công nhệ số phù hợp.
 Đóng vai trò là người chia sẻ thông tin từ nguồn
 thông tin đáng tin cậy và biết trích dẫn nguồn một
 cách phù hợp
3.3. Tham gia với tư cách Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng thông
công dân thông qua công qua việc sử dụng các dịch vụ số công và tư. Tìm
nghệ số kiếm cơ hội tự phát triển bản thân, thể hiện quyền
 và trách nhiệm công dân qua công nghệ số một
 cách phù hợp.
3.4. Hợp tác thông qua Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong khi trao
công nghệ số đổi và làm việc với người khác để cùng kiến tạo tài
 nguyên và tri thức.
 6 Biết về vấn đề an toàn và có biện pháp bảo vệ, chú
 ý đến độ tin cậy và quyền riêng tư.
5.2. Bảo vệ dữ liệu cá Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi
nhân và quyền riêng tư trường số.
 Hiểu về cách sử dụng và chia sẻ thông tin định
 danh cá nhân đồng thời có thể bảo vệ bản thân và
 những người khác khỏi tổn hại.
 Hiểu được các dịch vụ số luôn có chính sách thông
 báo cho người sử dụng về thông tin cá nhân sẽ
 được sử dụng
5.3. Bảo vệ sức khỏe tinh Có các biện pháp phòng tránh các tác động tiêu cực
thần và thể chất tới sức khỏe và các mối đe dọa đối với thể chất và
 tinh thần khi khai thách và sử dụng công nghệ số.
 Bảo vệ bản thân và những người khác khỏi những
 nguy hiểm trong môi trường số.
 Nhận thức được công nghệ số vì lợi ích xã hội và
 hòa nhập xã hội.
5.4. Bảo vệ môi trường Nhận thức được ảnh hưởng của công nghệ số và sử
 dụng chúng đối với môi trường.
6. Giải quyết vấn đề Xác định được các nhu cầu và vấn đề, giải quyết
 các tình huống có vấn đề trong môi trường số; sử
 dụng được các công cụ số cải tiến quy trình và sản
 phẩm; cập nhật được sự phát triển của công nghệ
 số mới.
6.1. Giải quyết các vấn Xác định các vấn đề kĩ thuật khi vận hành thiết bị
đề kĩ thuật và sử dụng môi trường số, từ đó giải quyết được
 các vấn đề này ( từ xử lí sự cố đến các vấn đề phức
 tạp hơn)
6.2. Xác định nhu cầu và Phân tích nhu cầu và từ đó xác định, đánh giá, lựa
phản hồi công nghệ chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công
 nghệ tương ứng khả thi để giải quyết các nhu cầu
 đề ra. Điều chỉnh và tùy chỉnh môi trường số theo
 nhu cầu cá nhân.
6.3. Sử dụng sáng tạo, Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra kiến
 8 1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực
1.1.2.1. Khái niệm
 Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ không đưa
ra kết luận cuối cùng mà thay vào đó là việc đưa ra những gợi ý mang tính gợi mở
vấn đề để cùng học sinh thảo luận, tìm ra kết quả cuối cùng [1].
 Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng tư duy sáng tạo, chủ động, tích cực
của học sinh làm nền tảng và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và gợi mở vấn đề.
 Để có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học đòi hỏi giáo viên phải
là người có chuyên môn, kiến thức sâu cùng sự bản lĩnh, nhiệt tình và hoạt động hết
mình trong công việc.
 1.1.2.2. Dạy học dự án
 1.1.2.2.1. Khái niệm
 Dạy học dự án là một hình thức, phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tham vấn, tạo môi trường, tạo tình
huống có vấn đề, còn người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thông
qua các dự án gắn nội dung học tập với các vấn đề có thật trong thực tiễn trong cuộc
sống [2]. Từ đó tạo ra sản phẩm để báo cáo, trình bày.
 1.1.2.2.2. Tiến trình tổ chức dạy học theo dự án
 Chuẩn bị:
 Xây dựng ý tưởng: Tìm hiểu, phát hiện vấn đề thực tiễn cần giải quyết.
 Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề: Lựa chọn một trong những vấn đề đã phát hiện
 để làm dự án.
 Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác
 định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp
 tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
 Thực hiện dự án:
 Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và xử lý thông tin thu được.
 Thực hiện điều tra: Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được
 thử nghiệm qua thực tiễn.
 Kết thúc dự án:
 Xây dựng sản phẩm và trình bày kết quả: Sản phẩm dự án có thể là những bài
 thu hoạch, báo cáo hay sản phẩm vật chất, thậm chí là những sản phẩm tinh thần
 như: Hát, kịch,
 Đánh giá dự án: Đánh giá sản phẩm của nhóm theo tiêu chí đã đưa ra.
 10 dạy và học như Microsoft office, padled, azota, kahoot, face book, zalo, canva, cupcat.
Các trang web youtube, google là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả.
Power Point
 Microsoft PowerPoint (PPT) là một chương trình phần mềm đồ họa trình chiếu
mạnh mẽ và dễ sử dụng cho phép bạn tạo các bản trình chiếu chuyên nghiệp. Đó là sự
kết hợp của nhiều slide khác nhau mô tả cách diễn giải dữ liệu bằng hình ảnh và đồ
họa, để trình bày thông tin theo cách tương tác và sáng tạo hơn được gọi là bản trình
chiếu PowerPoint. PowerPointcó nhiều ưu điểm như:
 Có thể được sử dụng hầu như ở mọi nơi.
 Đó là một giải pháp hợp tác.
 Có thể tạo thiết kế của riêng mình hoặc sử dụng những thiết kế hiện có.
 Nhiều mục đích sử dụng như tờ rơi, tài liệu tiếp thị, gif, video hoặc CV.
 Xuất tài liệu với nhiều định dạng khác nhau.
 Là một cách để giúp người dùng giao tiếp hiệu quả với khán giả.
 Có thể chèn các định dạng đa phương tiện.
 Có thể truy cập được cho tất cả mọi người.
Canva
 Canva là công cụ thiết kế và xuất bản trực tuyến cực kỳ tiện lợi cho mọi người,
cung cấp cho bạn rất nhiều nội dung tạo sẵn, ý tưởng, gợi ý để sáng tạo mọi lúc mọi
nơi.
 Với Canva việc thiết kế sẽ trở nên đơn giản đến kinh ngạc. Ứng dụng này cung cấp
tất cả các công cụ bạn cần để thiết kế đồ họa như: tranh, ảnh, poster, áp phích quảng
cáo, slogan, thiết kế web,... giúp bạn không gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra các
mẫu đồ họa đẹp mắt và chuyên nghiệp. Khi cài đặt Canva, người dùng có thể chọn từ
hàng trăm bố cục được thiết kế sẵn hoặc tự tạo ra thiết kế của riêng mình từ con số
không. Có Canva việc thuyết trình trở nên đơn giản, sản phẩm hấp dẫn.
Cupcut
 CapCut là một ứng dụng hot hiện nay dùng để chỉnh sửa video miễn phí đơn giản,
chuyên nghiệp bằng các công cụ hỗ trợ như thêm sticker động vào video đơn giản,
chỉnh tốc độ phát lại nhanh hay chậm dễ dàng. Ngoài ra, CapCut còn giúp người dùng
tùy chọn nhạc cho video cực kỳ nhanh chóng với nền tảng dành cho hệ điều
hành iOS 9.0 trở lên, Android 6.0 trở lên. Cap Cut hấp dẫn các bạn trẻ bởi:
  Thêm sticker động vào video đơn giản
  Chỉnh tốc độ phát lại nhanh hay chậm dễ dàng
 12

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_xay_dung_he_thong_video_ho_tro.pdf