Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Diễn Châu 2

Môn Ngữ văn là bộ môn mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn, nó có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT. Ngữ văn là môn học quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh; là môn học giúp học sinh rèn luyện năng lực giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Trong giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một đòi hỏi hết sức quan trọng. Quá trình đổi mới đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó được gọi là sáng tạo cuả bản thân.

Đổi mới dạy học môn Ngữ văn gắn liền với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một trong những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học; tạo hứng thú, tăng tính tích cực cho người học. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn trăn trở để tìm hiểu cách thức thực hiện các kĩ thuật, phương pháp, hình thức dạy học để đổi mới phương pháp giảng dạy từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn học.

Xuất phát từ các lí do trên trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Diễn Châu 2” làm đề tài cho sáng kiến của mình.

docx 43 trang Thanh Ngân 02/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Diễn Châu 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Diễn Châu 2

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Diễn Châu 2
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Môn Ngữ văn là bộ môn mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn, nó có vai trò 
rất quan trọng trong chương trình THPT. Ngữ văn là môn học quyết định đối với việc 
hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh; là môn học giúp học sinh 
rèn luyện năng lực giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động 
giáo dục khác trong nhà trường. Đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để giáo dục 
học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở 
học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... 
Trong giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một đòi hỏi hết sức 
quan trọng. Quá trình đổi mới đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục 
cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. 
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương pháp dạy học tích cực, 
thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học sinh 
những năng lực đặc thù của môn học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo cơ hội cho 
học sinh trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ 
đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó được gọi là sáng tạo 
cuả bản thân. 
Đổi mới dạy học môn Ngữ văn gắn liền với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là 
một trong những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động góp phần hình thành và 
phát triển năng lực, phẩm chất người học; tạo hứng thú, tăng tính tích cực cho người 
học. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn trăn trở 
để tìm hiểu cách thức thực hiện các kĩ thuật, phương pháp, hình thức dạy học để đổi 
mới phương pháp giảng dạy từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo 
của học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn học. 
Xuất phát từ các lí do trên trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổ 
chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 nhằm nâng cao 
phẩm chất và năng lực cho học sinh trường THPT Diễn Châu 2” làm đề tài cho sáng 
kiến của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Kiến thức về hoạt động trải nghiệm
1.1.1.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
“Trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục, hoạt động 
này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học 
được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng 
sáng tạo của bản thân.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới "HĐTN là các hoạt động giáo dục thực 
tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông hoặc 
trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình 
cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân”.
Trong tài liệu tập huấn “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo trong trường trung học” của nhóm tác giả Nhóm tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thúy 
Hồng; PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa;TS. Ngô Thị Thu Dung; TS. Trần Văn Tính;TS. 
Nguyễn Văn Hiền; ThS. Bùi Ngọc Diệp;ThS. Nguyễn thị Thu Anh; TS. Phan Thị 
Luyến; Ths. Nguyễn Thị hoạt động trải nghiệm sáng tạo được định nghĩa như sau: 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học 
sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi 
trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó 
phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ đó tích luỹ 
kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 
Như vậy, hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã 
được đưa ra trong Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST còn có ưu thế trong 
việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù như: Năng lực hoạt động 
và tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; năng lực tự nhận thức và 
tích cực hóa bản thân; năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực khám phá và sáng 
tạo. 
1.1.1.2. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Dưới đây là một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà bản thân tôi 
đã áp dụng để giảng dạy trong Chương trình Ngữ văn ở trường THPT. 
Hoạt động câu lạc bộ (CLB): Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của 
những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của 
những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học 
sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. 
Tổ chức trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn 
tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, 
đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với 
nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà 
học, học mà chơi”. 
Tổ chức diễn đàn: Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để 
thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý 
kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người 
lớn khác có liên quan. 
Hội thi / cuộc thi: Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động 
hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện 
và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, 
nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn 
thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh 
là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ 
chức HĐTNST. 
Tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế 
hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh 
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, 
công trình, nhà máy, biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở xa nơi các em đang sống, 
học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào 
cuộc sống của chính các em.
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, 
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động. 
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động 
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng 
cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó. 
Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh 
được các mực độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định 
hướng giá trị. 
Tác dụng của việc xác định mục tiêu: 
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động, 
- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động 
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò 
Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi 
lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. 
Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: 
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? 
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt 
được sau khi tham gia hoạt động? 
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt 
động? 
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt 
động 
Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn 
cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội 
dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực 
hiện. 
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần 
có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một 
hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó 
có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ. tiến thời tham trách thực hình đạt 
 trình hạn gia nhiệm hiện, thức (hoặc 
 chính chi phí sản 
 phẩm) 
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động 
- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng 
việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. 
- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay 
việc nào thì kịp thời điều chỉnh. 
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình 
đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. 
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh
1.1.2. Kiến thức về năng lực, phẩm chất 1.1.2.1. Phẩm chất
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật”.
Chương trình giáo dục phổ thông, “Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, 
hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người”.
Các phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông hướng đến là: Yêu nước; Nhân ái; 
Trung thực; Trách nhiệm.
1.1.2.2.Năng lực Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã xác định: Năng lực là 
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, 
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc 
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt 
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng 
lực cốt lõi sau: Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp 
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn 
học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực 
khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Về kĩ năng: Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường không ngoài mục đích phát triển con 
người toàn diện cả về nhân - trí - thể - mỹ, vì vậy khi học tập tại trường, học sinh cần 
được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hoạt động, học tập, 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ chức công việc 
và quản lí thời gian, Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Khả 
năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô 
còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề cần hình thành những kĩ năng thiết yếu 
cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi trường học tập và sinh hoạt chung. 
Về tâm lí: Học sinh THPT bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những 
phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình 
với người khác. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn 
thường hay đan xen, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng 
của sự phát dục và sự thay đổi về tâm sinh lí, nhiều khi do hoạt động hệ thần kinh 
không cân bằng, quá trình hưng phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế, khiến các 
em không tự kiềm chế được bản thân. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, 
lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do điều kiện 
địa lí, xã hội, môi trường giao tiếp hạn hẹp nên các em học sinh chưa phát huy được 
vai trò chủ động trong học tập cũng như lao động. Với tâm lí nhút nhát, e dè, hạn chế 
trong giao tiếp là cản trở lớn đối với các hoạt động nhóm của các em khi học tập tại 
trường. 
Về học tập: động cơ học tập của học sinh THPT rất phong phú đa dạng, nhưng chưa 
bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn. Nhìn chung, các em đều ý thức được 
tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ và sự biểu hiện rất khác 
nhau. 
1.2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn lớp 
10 hiện nay 
1.2.2.1. Cấu trúc chương trình Ngữ văn 10 
Ngữ văn 10 có 09 bài học, gồm hai tập: 
Tập 1 có 05 bài học: Sức hấp dẫn của truyện kể, Vẻ đẹp của thơ ca, Nghệ thuật thuyết 
phục trong văn nghị luận, Sức sống của Sử thi, Tích trò sân khấu dân gian. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỌC HIỂU 
NGỮ VĂN 10 NHẰM NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC 
SINH LỚP 10 
2.1. Tổ chức trò chơi 
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích 
và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói 
riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức 
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. 
Mục đích của trò chơi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục 
một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho học sinh tác phong 
nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa 
các học sinh, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng, mệt mỏi cho các em học sinh trong 
quá trình học tập và giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, 
sinh động, không khô khan nhàm chán. Tham gia trò chơi học sinh sẽ phát huy tính 
sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp 
chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân 
thiện;... 
Các trò chơi được thường xuyên tổ chức trong nhà trường phổ thông là: 
-Trò chơi học tập: Là loại trò chơi được sử dụng để củng cố, mở rộng, kiểm tra kiến 
thức học trên lớp. 
- Trò chơi vận động: Là loại trò chơi để rèn luyện, củng cố các tố chất cơ thể. 
- Trò chơi khởi động là loại trò chơi dùng để tạo bầu không khí sôi động, vui vẻ, tạo 
tâm trạng vui vẻ, tạo tâm thế cho hóc inh trước khi bắt đầu hoạt động học tập, sinh 
hoạt tập thể hoặc bắt đầu tổ chức. 
- Trò chơi mô phỏng: là sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng, sự vật hay quá trình 
nào đó bằng cách xây dựng những mô hình động, xử lý chúng trong tác động qua lại 
nhằm nghiên cứu các hiện tượng, sự vật, quá trình đó trên những mô hình này.
Trong giờ học Ngữ văn, các trò chơi thường được giáo viên lựa chọn để tổ chức là Trò 
chơi học tập và Trò chơi khởi động. 
Đối với dạy chủ đề Nguyễn Trãi, trong phần khởi động, GV tổ chức các trò chơi giải ô 
chữ, trò chơi ghép nối hình ảnh, câu thơ để tìm tên tác phẩm, Ai nhanh hơn ai, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy đọc hiểu Ngữ văn Lớp 10 Kết nối.pdf