Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình đào tạo chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. Để thực hiện tốt mục tiêu cần phải có nhận thức đúng đắn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trên. Từ nhu cầu đổi mới PPDH, định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là: Dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo được thực hiện trong hoạt động và bằng hoạt động. Học tập thông qua hoạt động là cách học tốt nhất vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó HS thấy được việc học có ý nghĩa, tạo động lực để HS khám phá.
Để thực hiện định hướng trên cần đổi mới nội dung và PPDH thiết kế các hoạt động học tập mang tính thiết thực liên quan đến nhiều lĩnh vực, lấy HS làm trung tâm và gắn kiến thức với những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Vận dụng các kiến thức được học, GV đưa ra các chủ đề, hướng dẫn, giao nhiệm vụ, gợi ý học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ. DHTDA là một trong những hình thức dạy học đáp ứng được yêu cầu này. DHTDA mang đến cơ hội để học sinh mở rộng kiến thức không chỉ trong Toán học, mà còn trong các lĩnh vực khoa học khác, đồng thời phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, nghiên cứu và tự học. Đây là những kiến thức và kĩ năng cần thiết để HS thích ứng với sự thay đổi và nhu cầu của xã hội. Do đó DHTDA là cách tiếp cận dạy học cần thiết để hình thành và phát triển năng lực Toán học cho HS nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Với mục đích giúp HS thấy được Toán học rất gần gũi với cuộc sống xung quanh, hoàn toàn rất thực tế và việc tiếp thu các kiến thức Toán ở nhà trường là công cụ đắc lực để giải quyết các vấn đề, các tình huống đơn giản trong thực tế. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán lớp 10 nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới”.
pdf 62 trang Thanh Ngân 30/11/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán Lớp 10 Kết nối tri thức nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
 Chương 2: Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong 
 11 
dạy học môn Toán lớp 10 
2.1. Nguyên tắc thiết kế dự án 10 
2.1.1. Đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu của HS 11 
2.1.2. Đảm bảo nội dung chương trình 11 
2.1.3. Đảm bảo tính thiết thực gắn với thực tiễn 12 
2.1.4. Rèn luyện kĩ năng sống cho HS 12 
2.2. Thiết kế một số dự án liên hệ Toán học với thực tiễn 15 
2.2.1. Dự án học tập số 1 15 
2.2.2. Dự án học tập số 2 20 
2.2.3. Dự án học tập số 3 23 
2.3. Tổ chức thực hiện một số dự án 32 
2.3.1. Dự án học tập số 1 32 
2.3.2. Dự án học tập số 2 38 
2.4. Kết luận chương 2 45 
Chương 3: Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 
 46 
được đề xuất trong đề tài 
3.1. Mục đích khảo sát 46 
3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 46 
3.2.1. Nội dung khảo sát 46 
3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 46 
3.3. Đối tượng khảo sát 47 
3.4. Kết quả khảo sát về sự hiểu biết, sự cấp thiết và tính khả thi của các 
 47 
giải pháp đã đề xuất 
3.5. Kết luận chương 3 49 
PHẦN III. KẾT LUẬN 50 
1. Kết luận 50 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ 
HS Học sinh 
GV Giáo viên 
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 
SGK Sách giáo khoa 
ĐC Đối chứng 
TN Thực nghiệm 
PPDH Phương pháp dạy học 
DHTDA Dạy học theo dự án 
THPT Trung học phổ thông 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu lí luận về DHTDA. 
- Tìm hiểu thực trạng về DHTDA ở trường THPT. 
- Thiết kế một số dự án học tập gắn Toán học với thực tiễn trong chương trình 
Toán lớp 10. 
- Tổ chức thực hiện một số dự án học tập trong dạy học môn Toán trong chương 
trình Toán lớp 10. 
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của một số dự 
án liên hệ Toán học với thực tiễn. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Phương pháp DHTDA môn Toán ở trường THPT. 
- Các dự án liên hệ Toán học với thực tiễn 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Nội dung: Kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ thức lượng 
trong tam giác, tích vô hướng của hai véctơ. 
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 
10 tại các trường THPT trong huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại đơn vị 
công tác trong 2 năm học 2021 -2022 và 2022 – 2023. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu liên 
quan đến đổi mới PPDH, phương pháp DHTDA, các tài liệu về lí luận dạy học 
môn Toán có liên quan đến đề tài. 
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế các phiếu điều tra và tiến hành 
điều tra về tình hình dạy – học của GV – HS về việc dạy học dự án và vận dụng 
kiến thức vào thực tế cuộc sống. 
- Phương pháp thống kê: Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số liệu thực 
nghiệm sư phạm, kiểm định giả thuyết thống kê. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích dự án của từng nhóm, phân tích 
phiếu đánh giá của cá nhân HS, của nhóm trưởng đối với các thành viên trong 
nhóm và phiếu đánh giá chéo của các nhóm HS. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm 
chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài. PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 
 Đổi mới PPDH đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp 
cận nội dung sang tiếp cận năng lực học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc 
HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để 
đảm bảo được điều đó phải thực hiện chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một 
chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình 
thành năng lực và phẩm chất. Bên cạnh việc học tập những kiến thức và kĩ năng 
riêng lẻ của từng môn học thì cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn 
nhằm giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phat huy tính tự giác, tích cực, chủ 
động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học. 
 Định hướng về đổi mới PPDH được pháp chế hóa trong Luật giáo dục 
sửa đổi. Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát 
huy tính tích cực tự giác, chủ động của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp 
học, môn học, bồi dưỡng năng lục tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho 
HS”. 
 Nghị quyết số 29 – NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ 
PPDH theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận 
dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một 
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự 
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng 
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, 
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng 
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt 
mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết số 
29 – NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới PPDH theo định 
hướng phát triển năng lực HS và một số biện pháp đổi mới PPDH theo hướng 
này. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên 
tắc “ HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của 
GV”. Việc sử dụng PPDH gắn với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục 
tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức 
thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp,...Để nâng 
cao hiệu quả của các PPDH này người GV trước hết phải nắm vững các yêu cầu 
và sử dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học trong việc chuẩn bị cũng như tiến 
hành trên lớp. Từ đó việc đổi mới PPDH phải đảm bảo một số yêu cầu sau: 
 - Đổi mới về cách dạy của GV là cần hướng vào HS, thay đổi tính chất hoạt trình học, có phạm vi kiến thức liên môn và quan trọng nhất phải gắn với một 
vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp hay cuộc sống xung quanh. 
- Phải tạo ra được những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. 
 Theo chúng tôi: “DHTDA là PPDH mà người GV xây dựng ra tình huống 
có vấn đề từ thực tiễn cuộc sống xung quanh liên quan đến nội dung học tập, từ 
đó đặt HS vào nhiệm vụ phải tự tìm ra giải pháp khả thi để giải quyết tình 
huống với sự hỗ trợ của GV. Thông qua quá trình tìm giải pháp HS sẽ chiếm 
lĩnh được các nội dung học tập cùng các kĩ năng mềm cho bản thân”. 
1.2.2. Mục tiêu của DHTDA 
* Mục tiêu về phát triển kiến thức và thái độ học tập: DHTDA sẽ giúp HS sử 
dụng những kiến thức mình biết để áp dụng vào các tình huống thực tế, từ đó 
thấy được vai trò của lý thuyết được học đối với cuộc sống và trong mối liên hệ 
với các kiến thức khác, đồng thời cũng thấy được những diều cần bổ sung để 
hoàn thiện kiến thức của mình hơn. 
* Mục tiêu về phát triển kĩ năng: Được thể hiện qua bốn kĩ năng: 
- Kỹ năng tư duy: tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy giải quyết vấn đề và 
đưa ra quyết định. 
- Kỹ năng công việc: giao tiếp và hợp tác. 
- Kỹ năng làm việc: giao tiếp và hợp tác. 
- Kỹ năng làm việc: CNTT. 
- Kỹ năng sống: quyền công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân 
và tập thể 
1.2.3. Quy trình DHTDA 
Dựa và cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của 
DHTDA thành năm giai đoạn sau: 
* Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu dự án 
Trong giai đoạn này GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục tiêu 
của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đụng một vấn đề, hoặc đặt 
một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực 
tiễn xã hội và đời sống. GV có thể đưa ra một số định hướng về đề tài để HS lựa 
chọn và cụ thể hóa. 
* Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện 
Trong giai đoạn này HS dưới sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng 
như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong khi xây dựng kế hoạch cần xác 
định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu kinh phí, phương pháp - HS hệ thống kiến thức, thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức của 
 môn học và được tạo điều kiện trong môi trường hợp tác. 
- HS phải tạo ra các sản phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra, đảm bảo tính 
 thẩm mỹ, khoa học, kinh tế... 
1.2.5. Ưu điểm và hạn chế của DHTDA 
* Ưu điểm của DHTDA 
 DHTDA mang lại nhiều lợi ích cho cả GV và HS. Vì thế, ngày càng 
nhiều nhà nghiên cứu giáo dục ủng hộ việc vận dụng DHTDA vào trường học 
để khuyến khích người học, thúc đẩy các kỹ năng học tập hợp tác và nâng cao 
hiệu quả học tập cho HS. 
- Đối với GV: Góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tác với đồng 
nghiệp trong quá trình dạy học, tạo cơ hội xây dựng các mối quan hệ với HS, 
đưa ra các mô hình triển khai, cho phép hỗ trợ các đối tượng HS đa dạng bằng 
việc tạo ra nhiều cơ hội học taaph hơn trong dạy học. 
- Đối với HS: Tham gia vào dự án học tập làm cho HS có trách nhiệm hơn trong 
quá trình dạy học. HS có cơ hội phát triển kĩ năng như giải quyết vấn đề, hợp 
tác, giao tiếp. HS cũng học được các kĩ năng nghiên cứu và các kĩ năng quan 
sát, có thể tự giải quyết được vấn đề một cách đầy đủ, sáng tạo và có khả năng 
giao tiếp một cách hiệu quả với nhau và với GV để truyền tải ý tưởng và kết quả 
của dự án. 
- Đối với dạy học: DHTDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và 
hành động, nhà trường và xã hội, gắn với thực tiễn. 
* Hạn chế của DHTDA 
- Về nội dung chương trình: Không phải nội dung chương trình nào cũng có thể 
 tổ chức DHTDA có hiệu quả. Vì vậy GV phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu 
 và nội dung chương trình của môn học để lựa chọn, xây dựng các nội dung 
 kiến thức phù hợp để có thể tổ chức DHTDA có hiệu quả. 
- Về GV: GV cần giành nhiều thời gian để chuẩn bị các vấn đề liên quan đến dự 
 án khi vận dụng phương pháp DHTDA. 
1.3. Toán học gắn với thực tiễn 
 Toán học là kết quả của sự trừu tượng hóa những đối tượng vật chất khác 
nhau. Toán học có mối quan hệ mật thiết với thực tiễn, những mối quan hệ có 
tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng, những điều mà con người chưa 
biết, cần phải tìm tòi và giải quyết. Toán học là một dạng phản ánh thực tế 
khách quan. Cụ thể là: 
1.3.1. Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn 1.4.1. Kết quả điều tra GV 
Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp DHTDA 
trong dạy học môn Toán THPT 
 1. Thầy, cô biết đến phương pháp DHTDA từ nguồn nào? 
Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%) 
 a. Từ tập huấn chuyên môn 20 
 b. Từ tài liệu tập huấn chương trình, SGK 38 
 c. Từ internet, sách báo, tài liệu tham khảo 52 
 d. Từ đồng nghiệp 60 
 2. Trong quá trình vận dụng DHTDA có những khó khăn, thuận lợi như 
thế nào? 
 Mức độ thuận lợi (%) 
Nội dung 
 Thuận lợi Ít thuận lợi Khó khăn 
 1, Lựa chọn ý tưởng, chủ đề 55 40 5 
 2, Thiết kế dự án 33 42 25 
 3, Lập kế hoạch bài dạy 36 48 16 
 4, Xác định bộ câu hỏi khung 37 55 8 
 5, HS thực hiện dự án 0 66 34 
 6, HS tạo các sản phẩm 0 64 36 
 7, HS báo cáo kết quả 7 65 28 
 8, Đánh giá dự án 12 75 13 
 3. Trong DHTDA, HS tham gia bài học như thế nào? 
 Mức độ HS tham gia (%) 
Các khâu 
 Tích cực Ít tích cực Không tích 
 cực 
 1-Tham gia lựa chọn ý tưởng 34 66 0 
 2-Tham gia thiết kế dự án 19 76 5 
 3-Tham gia thực hiện dự án 22 66 12 
 4-Tham gia tạo sản phẩm 6 74 20 
 5-Tham gia báo cáo kết quả 8 81 11 
 6-Tham gia đánh giá dự án 12 80 8 
 4. Theo thầy cô, khả năng vận dụng DHTDA vào các nội dung chương 
 trình môn Toán THPT như thế nào? 
 Khả năng vận dụng DHTDA (%) 
 Nội dung Không áp dụng 
 Thuận lợi Ít thuận lợi Khó khăn 
 được 
 1- Đại số 27 36 27 10 
 2- Giải tích 27 18 39 18 
 3- Hình học 10 20 46 24 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_du_an_hoc_tap_gan_voi_t.pdf