Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 7

Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng. Bởi xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và bằng hành động của bản thân. Cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực của người học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Và để đáp ứng yêu cầu trên, hiện nay trong dạy học có nhiều phương pháp và hình thức dạy học đã được nhiều giáo viên áp dụng nhằm phát triển tư duy người học. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Tổ chức (HĐTN) qua môn Ngữ văn là một trong những biện pháp tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Qua đó khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tích cực nghiên cứu, khơi nguồn cho sự sáng tạo, tìm ra những giải pháp mới, những cái mới trên nền tảng vân dụng những cái đã có và những cái đã được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, biến ý tưởng thành hiện thực….. từ đó hình thành những phẩm chất và kĩ năng sống, phát triển năng lực chủ thể của học sinh. Học từ trải nghiệm và bằng trải nghiệm mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế phát triển của chương trình giáo dục phổ thông mới.

HĐTN là hoạt động giáo dục có ưu thế về quy mô tổ chức. Có nhiều cách tổ chức như: theo nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên trường. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương…

Từ lý do trên cùng với những băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp các em hứng thú học bộ môn Ngữ Văn. Với kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đưa HĐTN cụ thể là sân khấu hóa tác phẩm văn học trong bộ môn Ngữ Văn 7 vào việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh khối 7 nói riêng và các em học sinh các khối khác của trường THCS Quang Trung nói chung.

doc 15 trang Thanh Ngân 19/03/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 7
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc.
 Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
 Tỷ lệ (%) đóng 
 Nơi 
 Ngày Trình góp vàoviệc tạo 
 công tác
T tháng Chức độ ra sáng kiến
 Họ và tên (hoặc nơi
T năm danh chuyên (ghi rõ đối với 
 thường 
 sinh môn từng đồng tác giả, 
 trú)
 nếu có)
 Trường 
 15/05/ THCS Giáo 
1 A Lăng Vĩ Đại học 100%
 1990 Quang viên
 Trung
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tổ chức hoạt động trải 
nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn 7
 - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: A Lăng Vĩ
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/2022
 - Hồ sơ đính kèm:
 + Báo cáo sáng kiến.
 + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có).
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đại Hưng, ngày 20 tháng 3 năm 2023
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 A Lăng Vĩ tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đưa HĐTN cụ thể là sân khấu hóa tác phẩm văn học 
trong bộ môn Ngữ Văn 7 vào việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh khối 7 
nói riêng và các em học sinh các khối khác của trường THCS Quang Trung nói 
chung.
 2.1.1. Nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tình hình, những thuận lợi, 
khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cụ thể là sân khấu hóa tác 
phẩm văn học trong bộ môn Ngữ văn 7
 Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa rất thu hút học sinh. Mọi học sinh đều 
mong hứng thú tham gia để thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin và các kỹ năng 
khác. Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập kịch bản, học 
sinh đoàn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cô, bạn bè và có thêm những kỷ niệm đẹp 
đẽ của tuổi thọc trò dưới mái trường. Nó cũng tạo động lực và thoải mái tinh thần 
giúp các em học hiệu quả hơn ở các môn học khác. Để thực hiện tiết học bằng hình 
thức trải nghiệm phát huy được tối đa thì ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu 
những mặc ưu và nhược điểm của các phương pháp dạy học tích cực mà các giáo 
viên bộ môn Ngữ Văn đã thực hiện. Tôi nắm bắt tình hình học tập bộ môn Ngữ 
văn của khối học thông qua Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, ban Đại diện cha 
mẹ học sinh ở các lớp để tìm ra hướng đi mới cho giải pháp này. Sau khi đã cùng 
mọi người tìm hiểu những hạn chế trước đây mắc phải và những mặt tích cực đã 
làm được tôi tiếp tục phát huy những ưu điểm mà những phương pháp dạy học tích 
cực mang lại cho bộ môn Ngữ Văn, phân tích vì sao phương pháp này trước đây 
khi thực hiện lại xảy ra những nhược điểm đó để rút kinh nghiệm khi sau này thực 
hiện. Tiếp tục khảo sát tình hình về khả năng hiểu biết của các em học sinh hai lớp 
7/1,7/2. Qua việc tìm hiểu này tôi cũng chủ động nắm bắt được những năng khiếu 
vốn tiềm ẩn của các em mà các em chưa dám thể hiện, để từ đó tôi lên kế hoạch 
cho tiết học trải nghiệm sân khấu hóa tác phẩm văn học.
 2.1.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện một cách khoa học
 Hoạt động ngoại khóa văn học là một việc làm cần thiết, bổ ích và không thể 
thiếu trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đây là dịp để học sinh khắc sâu kiến thức, rèn 
kỹ năng cảm thụ tác phẩm, thể hiện sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. 
Qua đó, ngày càng yêu thích môn học vì hơn hết, đánh thức trí tuệ và tâm hồn học 
sinh, đánh thức niềm say mê và hứng khởi với bộ môn Ngữ Văn. Từ công tác tham 
mưu với ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và các giáo viên bộ môn Ngữ 
Văn của nhà trường tôi đã tiến hành các bước đầu tiên để chuẩn bị thực hiện tiết 
trải nghiệm sân khấu hóa sân khấu hóa tác phẩm văn học trong bộ môn Ngữ văn 7 
mà tôi đang đảm nhận giảng dạy.
 Tôi đưa ra 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải tiến 
này:
 +Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học.
 +Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm năng khiếu).
 +Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thực 
hiện và trao đổi với giáo viên. thông tin hoặc hóa thân vào hình tượng những người thầy, người cô để thực hiện 
buổi trải nghiệm của mình. Khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức trong 
nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của 
học sinh. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ 
niệm đẹp của tuổi học trò, rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học 
sinh. Trong tiết học trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa, vai trò của giáo viên sẽ là 
Ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em, 
động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên 
có thể bổ sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót, giúp các em 
thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết.
 2.1.4 Các nhóm tiến hành báo cáo ản phẩm cuả nhóm mình đã thực hiện
 Sau khi đã thống nhất với nhau và được sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn 
Ngữ văn các nhóm đã tiến hành nghiên cứu và tập luyện theo năng khiếu của từng 
nhóm phân công. Sau khi tập luyện hoàn chỉnh thì các nhóm sẽ báo cáo chủ đề mà 
nhóm đã chọn và thực hiện cho các bạn và thầy cô theo dõi cụ thể như sau:
 + Nhóm 1 – Lớp 7/1: Tiểu phẩm kịch trích đoạn“Người thầy đầu tiên” 
 (Sách Ngữ văn 7).
 + Nhóm 2 – Lớp 7/2: Vẽ tranh và thuyết trình về đề tài người giáo viên xưa 
và nay.
 + Nhóm 3 – Lớp 7/1, Lớp 7/2: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát - 
 múa ca ngợi thầy cô.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm dưới hình thức sân khấu hóa, nhà trường đã sáng 
tạo, linh hoạt và hình thức thể hiện qua các phần thi: Phần chào hỏi: Các đội thi đặt 
tên liên quan đến chủ đề; Phần thi hiểu biết: những câu hỏi liên quan kiến thức đã 
học; Phần thi tài năng: thể hiện năng khiếu, tài năng: hát, múa, vẽ, biểu diễn hoạt 
cảnh được lấy ra từ những đoạn trích/ tác phẩm đã học. Phần giao lưu cùng khán 
giả. Chính các hoạt động này, các em được hóa thân, được nhập vai, trải nghiệm, 
sống cùng cảm xúc và tư tưởng với nhân vật trong tác phẩm văn học, chuyển tải 
được những dụng ý nghệ thuật của các tác giả gửi gắm. Đồng thời tạo mối liên hệ 
mật thiết, gắn bó giữa loại hình ngôn ngữ trong văn học và các loại hình nghệ thuật 
khác.
 Thông qua hoạt động ngoại khóa này, tôi cũng hướng đến giáo dục học sinh 
biết quý trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo, biết đối nhân xử 
thế. Bởi các tác phẩm văn học được đưa vào nhà trường không chỉ có giá trị thẩm 
mĩ, giá trị văn học mà còn hàm chứa trong đó những giá trị tốt đẹp đầy tính nhân 
văn. Đây cũng chính là một trong những mong muốn lớn nhất của những người 
thực hiện chương trình.
 2.2.Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
 Dạy học ngữ văn gắn liền với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một 
trong những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động góp phần tạo được hứng 
thú, tính tích cực, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học. Từ đó, thảo luận, bàn bạc, thống nhất kỹ nội dung này. Tổ chức các hoạt động giao lưu, 
học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động này với các giáo viên, tổ, nhóm các 
trường bạn dưới hình thức sinh hoạt chuyên môn liên trường. Sau các hoạt động, 
cần khuyến khích học sinh thể hiện bằng những sản phẩm sáng tạo từ việc thu 
hoạch của các em.
 Đối với học sinh, để hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp gắn với môn ngữ 
văn có hiệu quả, khâu nghiên cứu, chuẩn bị kỹ cho bài học, khả năng tự học cần 
phải được quan tâm đúng mức. Thực tế, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có 
mang lại hiệu quả đích thực không chính là ở sự quan tâm, hứng thú và đam mê 
bởi vì năng lực, phẩm chất được hình thành và phát triển được thông qua quá trình 
tiếp xúc và giải quyết từ tình huống thực tiễn đặt ra.
 Đối với các cha mẹ học sinh: Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa 
gia đình, nhà trường và xã hội; tạo điều kiện và khuyến khích các em được tham 
gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả do nhà trường tổ chức; 
đồng hành với nhà trường trong việc tư vấn, hướng nghiệp cho các em để từ đó có 
những tư vấn chọn nghề và ngành phù hợp, khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu 
thợ” và áp lực thành tích, điểm số, thi cử dẫn đến học thêm tràn lan.
 2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Trong tiết học được sân khấu hóa, giáo viên sẽ không đóng vai trò truyền đạt 
kiến thức mà sẽ là ban giám khảo, đánh giá nhận xét kết quả tìm hiểu nghiên cứu 
của các nhóm. Đồng thời giáo viên có thể bổ sung thêm kiến thức và chỉnh sửa các 
phần còn thiếu sót giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết. Ngoài ra, 
tôi đã vận dụng ở mức có thể ở những tiết ngoại khóa, những hoạt động mà có thể 
kết hợp trải nghiệm vào tiết học. Không chỉ áp dụng những sáng kiến ở khối 7 
thành công mà tôi sẽ áp dụng ở những khối lớp mà tôi sẽ giảng dạy và trao đổi 
kinh nghiệm với các giáo viên trong nhà trường để đổi mới phương pháp dạy học, 
giúp các em hứng thú hơn với bộ môn Ngữ Văn.
 Khả năng áp dụng của sáng kiến là rất cụ thể, thiết thực và có tính khả
thi cao, phù hợp với trình độ của giáo viên và học sinh, có thể áp dụng cho các môn 
học khác trong nhà trường THCS và các cấp giáo dục khác. Đáp ứng được yêu cầu 
của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
 2.5.Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến 
 Bằng các giải pháp đưa ra, kết hợp với sự hỗ trợ của giáo viên bộ môn và sự 
kiên trì, cố gắng của các em thì buổi báo cáo kết quả tiết trải nghiệm đã đem lại 
những kết quả rất khả quan. Cụ thể như sau:
 Khối 7 Sĩ số Khi chưa áp dụng sáng kiến Khi đã áp dụng sáng kiến
 Số HS tham gia TL Số HS tham TL
 gia
 78 45 57.6 % 60 76.9 % nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của 
con người Việt Nam.
 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
 TT Họ và tên Ngày, tháng Nơi Chức Trình độ Nội dung, 
 năm sinh công danh chuyên công việc hỗ 
 tác môn trợ
 Trường 
 THCS Giáo 
 1 Lê Thị Trung 16/08/1976 Đại học
 Quang viên
 Trung
 Trường 
 THCS Giáo 
 Đoàn Thị 
 2 05/04/1990 Đại học
 Kim Liên Quang viên
 Trung
6. Hồ sơ đính kèm
 Trình diễn văn nghệ ca ngợi về thầy cô Diễn kịch sân khấu hoá cho tác phẩm văn học CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: .......................................................................................................
 Thời gian họp: ......................................................................................................
 Họ và tên người nhận xét: .....................................................................................
 Học vị: ...................................... Chuyên ngành:...................................................
 Đơn vị công tác: ....................................................................................................
 Địa chỉ: .................................................................................................................
 Số điện thoại cơ quan/di động: .............................................................................
 Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:...................................................................
 NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
 Nhận xét, đánh giá
TT Tiêu chí của thành viên Hội 
 đồng
 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:
 Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp đã 
 biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung đã 
1
 cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược 
 điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp 
 mang tính mới hoàn toàn.
 Tính khả thi của sáng kiến:
 Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng, kể 
2 cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật 
 tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra 
 có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_tao_hung.doc