Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần mở đầu hóa học hữu cơ - Hóa Học 11 - THPT

Hiện nay, giáo dục STEM đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới. Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Liên quan đến giáo dục STEM, ngày 4/5/2017, thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Một trong các giải pháp là: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông...”. Chỉ thị cũng giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học trong chương trình giáo dục phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kĩ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Với việc ban hành chỉ thị trên, Việt Nam chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông. Điều này sẽ tác động lớn tới việc định hình chương trình giáo dục phổ thông mới. [8]
Trong quá trình dạy học hiện nay tôi nhận thấy phần lớn giáo viên và học sinh mới chỉ chú trọng các phương pháp giải bài tập nhanh, các dạng toán hóa học, hiệu quả áp dụng trong các đề thi đại học, mà ít chú trọng trong việc đổi mới về dạy học nhằm hướng tới phát triển các năng lực mà học sinh cần có trong cuộc sống như: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin đặc biệt năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Nhiều học sinh có thể giải một bài toán Hóa học trong khoảng thời gian ngắn nhưng không biết giải thích các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống. Trong các đề thi đại học hiện nay có lồng ghép các câu áp dụng thực tiễn nhưng mới chỉ dừng lại ở việc học sinh ghi nhớ nên có thể quên rất nhanh. Khi học sinh làm ra những sản phẩm STEM có thể dùng cho chính bản thân mình thì ra gia tăng gấp bội niềm đam mê yêu thích bộ môn Hóa học, tạo ra nội động lực to lớn giúp việc học trở nên rất hiệu quả.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần mở đầu hóa học hữu cơ - Hóa Học 11 - THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo phương pháp STEM trong thời đại công nghệ 4.0.
pdf 51 trang Thanh Ngân 19/01/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần mở đầu hóa học hữu cơ - Hóa Học 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần mở đầu hóa học hữu cơ - Hóa Học 11 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM phần mở đầu hóa học hữu cơ - Hóa Học 11 - THPT
 1. Dạy học STEM bài mở đầu về hóa hữu cơ – Phân tích định tính nguyên tố: 
 nước dưỡng da giấm nha đam, hoa hồng .......................................................... 10 
 1.1. Kế hoạch ..................................................................................................... 10 
 1.1.1. Tên chủ đề: “NƯỚC DƯỠNG DA GIẤM NHA ĐAM, HOA 
 HỒNG” ........................................................................................................ 10 
 1.1.2. Mô tả chủ đề ...................................................................................... 10 
 1.1.3. Mục tiêu ............................................................................................. 11 
 1.1.4. Chuẩn bị ............................................................................................ 12 
 1.1.5. Tiến trình dạy học ............................................................................ 13 
 1.2. Công cụ đánh giá ....................................................................................... 21 
 1.3. Nhận xét, đánh giá của GV ....................................................................... 21 
 2. Dạy học trải nghiệm phần mở đầu hóa hữu cơ – Dự án trải nghiệm: dầu 
 dưỡng da nha đam, hoa hồng.............................................................................. 22 
 2.1. Lên ý tưởng dự án ...................................................................................... 22 
 2.2. Mục tiêu dự án ........................................................................................... 22 
 2.2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 22 
 2.2.2. Chuẩn bị ................................................................................................ 23 
 2.2.3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học ....................................................... 24 
 2.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm ........................................................ 24 
 2.4. Thiết kế hoạt động trải nghiệm: “dầu dưỡng da nha đam, hoa hồng” 25 
 2.4.1. Giới thiệu ............................................................................................... 25 
 2.4.2. Trải nghiệm ........................................................................................... 26 
 2.5. Công cụ đánh giá ....................................................................................... 29 
 3. Kiểm tra kiến thức vận dụng .......................................................................... 31 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................................... 32 
 1. Kết quả định tính ............................................................................................. 32 
 2. Kết quả định lượng .......................................................................................... 33 
 3. Kết luận về thực nghiệm.................................................................................. 33 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
HS : Học sinh 
GV : Giáo viên 
PH : Phụ huynh 
THPT : Trung học phổ thông 
SGK : Sách giáo khoa 
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm 
GVBM : Giáo viên bộ môn 
BGH : Ban giám hiệu 
TN : Thực nghiệm 
ĐC : Đối chứng 
HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng 
 tạo 
 3 
nâng cao chất lượng dạy học theo phương pháp STEM trong thời đại công nghệ 
4.0. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn Hóa học 
theo định hướng STEM cho học sinh 11 THPT: 
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ 
đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn. 
 - Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến 
vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một 
cách có hiệu quả. 
 - Xây dựng chủ đề dạy học theo nội dung tích hợp STEM vào bài giảng Hóa 
học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn Hóa học. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học định hướng STEM. 
 - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Hóa học. 
 - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm vào nội dung bài học theo định hướng STEM. 
 - Kết luận và đề xuất. 
 4. Giả thuyết khoa học 
 Nếu tổ chức dạy học phần Mở đầu hóa học hữu cơ – Hóa học 11 – THPT 
theo định hướng giáo dục STEM với việc cho học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện 
tượng hay gặp trong cuộc sống hàng ngày, chế tạo các sản phẩm hóa mỹ phẩm để 
ứng dụng trong đời sống thì sẽ tạo được sự hứng thú học tập, truyền đam mê cho 
học sinh, giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 
 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 - Dạy học trải nghiệm STEM phần Mở đầu hóa học hữu cơ – Hóa học 11. 
 - Học sinh THPT. 
 - Giáo viên giảng dạy Hóa học ở THPT. 
 6. Phương pháp nghiên cứu 
 Các phương pháp nghiên cứu lý luận 
 - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. 
 2 
 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 1. Khái niệm liên quan dạy học trải nghiệm 
 1.1. Hình thức dạy học thông qua trải nghiệm 
 Học tập dựa vào trải nghiệm là hình thức dạy học, trong đó giáo viên là người 
thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS bằng vốn kinh nghiệm của cá nhân 
kết hợp tiếp xúc trực tiếp với môi trường học tập, sử dụng các giác quan, tự lực 
chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ, hành vi. Sự sáng tạo sẽ xuất 
hiện khi người học phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn có vấn đề, người học phải 
vận dụng kiến thức, kĩ năng để đưa ra hướng giải quyết.[9,11] 
 1.2. Đặc trưng của môn học và hoạt động trải nghiệm 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các 
môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong 
chương trình mới được thể hiện trong bảng sau: 
Đặc trưng Môn học Hoạt động trải nghiệm 
 Hình thành và phát triển Hình thành và phát triển những 
 hệ thống tri thức khoa phẩm chất, tư tưởng và ý chí, tình 
Mục đích 
 học, năng lực nhận thức cảm, giá trị, kỹ năng sống và 
chính 
 và hành động của học những năng lực chung cần có ở 
 sinh con người trong xã hội hiện đại. 
 - Kiến thức thực tiễn gắng bó với 
 đời sống, địa phương, cộng đồng, 
 - Kiến thức khoa học, nội 
 đất nước mang tính tổng hợp 
 dung gắn với các hoạt 
 nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều 
 động chuyên môn. 
Nội dung môn học, dễ vận dụng vào thực 
 - Được thiết kế thành tế. 
 phần, chương, bài có mối 
 - Được thiết kế thành các chủ 
 liên hệ logic chặt chẽ. 
 điểm mang tính mở, không yêu 
 cầu chặt chẽ giữa các chủ điểm. 
 - Đa dạng, có quy trình - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, 
Hình thức tổ 
 chặt chẽ, hạn chế về linh hoạt, mở về không gian thời 
chức 
 không gian, thời gian, gian, quy mô, đối tượng và số 
 4 
 - Hướng tới giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
 - Là hoạt động định hướng thực hành và định hướng sản phẩm 
 - Là hoạt động nhằm hình thành xúc cảm tích cực cho người học 
 - Là hoạt động dạy học nhằm phát triển kết hợp trí óc và chân tay.[8,12] 
 2.3. Cách dạy và học theo phương pháp tích hợp STEM 
 Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất cho 
giáo dục STEM là phương pháp “Học qua hành”. Phương pháp này giúp HS có 
kiếm thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải từ lý thuyết. Bằng cách xây 
dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, HS sẽ được hiểu sâu về lý 
thuyết, nguyên lí thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động thực tế này 
sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. HS sẽ được làm việc theo nhóm, tự 
thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi 
sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, GV không 
còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để HS tự xây dựng 
kiến thức cho chính mình.[8,12] 
 2.4. Các kỹ năng trong giáo dục STEM 
 Kỹ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn nhóm kỹ 
năng là: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán 
học. 
 Kỹ năng khoa học: Là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định luật và 
các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức này 
để giải quyết các vấn đề trong thực tế. 
 Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được 
công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng hằng ngày đơn giản nhất như quạt mo, 
bút chì đến những hệ thống sử dụng phức tạp như mạng internet, mạng lưới điện 
quốc gia, vệ tinh Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu 
của con người thì được coi là công nghệ. 
 Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc 
sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất 
để tạo ra đối tượng. 
 Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán 
học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. HS có kỹ năng toán học sẽ có khả 
năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khái niệm và kĩ năng 
toán học vào cuộc sống hằng ngày.[8,12] 
 6 
hiểu kiến thức hóa học vào đời Quan trọng: 13 
 sống hàng ngày có quan Ít quan trọng: 28 
 trọng không? Không quan trọng: 
 23 
 Có bao giờ em tự nghiên Thường xuyên: 3 
Đang tìm 
 7 17,9% cứu về các kiến thức hóa học Thỉnh thoảng: 34 
hiểu 
 liên quan thực tiễn không? Không: 39 
 Rất thích: 30 
 Em có thích tự mình khám 
Đang nghiên Thích: 29 
 1 2,6% phá các kiến thức liên quan 
cứu Bình thường: 15 
 đến thực tiễn? 
 Không: 2 
 Em có thích trải nghiệm 
Đang dạy về Rất thích: 66 
 1 2,6% kiến thức hóa học liên quan 
STEM Không thích: 10 
 thực tiễn cùng với bạn bè? 
 Như vậy có thể thấy STEM đang là một vấn đề rất mới cần được triển khai và 
nhân rộng mô hình đến giáo viên các trường đặc biệt trong bộ môn hóa học vì tính 
ưu việt của nó. Bên cạnh đó số giáo viên có nguyện vọng tìm hiểu chiếm tỉ lệ lớn 
đây là những cơ sở quan trọng cho việc đưa dạy học trải nghiệm STEM môn hóa 
học vào giảng dạy ở các trường học. 
 Học sinh có nhiều em còn hoang mang không biết học hóa học để làm gì, các 
em chưa thấy được những ứng dụng thực tiễn của hóa học. Điều này cũng một 
phần do cách dạy của GV còn nặng về lý thuyết chủ yếu thiên về dạy giải bài tập, ít 
chú trọng đến thực hành, trải nghiệm nên làm cho HS thấy nhàm chán. Hầu hết HS 
đều có mong muốn các GV bổ sung thêm những kiến thức thực tiễn để giờ học trở 
nên thú vị và ý nghĩa hơn. 
2. Về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 
2.1. Về sách giáo khoa 
 Thứ nhất, SGK hiện hành còn nặng về lý thuyết, tính toán, nhiều bài thực 
hành trùng lặp, xa rời với thực tiễn. Nội dung hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn 
còn ít. Qua nhiều năm giảng dạy và sử dụng SGK hóa học 11 tôi nhận thấy xuất 
hiện các bài tập thực tiễn nhưng số lượng còn rất ít so với kiến thức thực tế mà các 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_stem_pha.pdf