Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học tiết “Thực hành” trong chương trình lịch sử Lớp 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống)
Xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, đang đặt ra những đòi hỏi cho sự nghiệp đổi mới giáo dục nhằm đào tạo con người phát triển một cách toàn diện, không chỉ có tri thức mà còn phải có năng lực tư duy và khả năng thực hành. Đây là một yêu cầu quan trọng của việc giáo dục thế hệ trẻ.
Thực hành nói chung và thực hành bộ môn lịch sử nói riêng là một hoạt động trí tuệ có tác dụng rèn luyện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của học sinh nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Tiến hành các hoạt động thực hành, các em được chủ động làm việc, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ lịch sử, qua đó tư duy được thường xuyên hoạt động và phát triển. Khi học sinh tự mình trực tiếp tiến hành các thao tác, hành động, được làm việc để tiếp nhận, củng cố những tri thức thì các kĩ năng, kĩ xảo của các em cũng được rèn luyện ngày càng thuần thục hơn.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) đặc biệt coi trọng nội dung “Thực hành lịch sử”, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng thực hành, góp phần đào tạo những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có khả năng vận dụng linh hoạt những điều đã học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Xuất phát từ mục đích đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới này, thực hành lịch sử đã được chú trọng hơn trước. Giờ đây thực hành lịch sử không chỉ được lồng ghép trong quá trình dạy học mà còn được bố trí thành những tiết học riêng biệt góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Tuy nhiên, thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước đây, nhận thức và thực tiễn việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số những quan niệm chưa đúng. Nhiều GV vẫn cho rằng học lịch sử chỉ là ghi nhớ sự kiện, vì thế học lịch sử không cần có thực hành. Hoặc, nhiều GV chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của các hoạt động thực hành trong môn lịch sử, chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức phổ thông mà quên đi hoặc xem nhẹ các bài tập thực hành. Điều đó đã ảnh hưởng không tốt, góp phần làm chất lượng dạy học bộ môn bị giảm sút. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hành lịch sử trở thành tiết học bắt buộc, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng và tổ chức giảng dạy tiết thực hành nghiêm túc có hiệu quả. Đây là một nội dung mới, tiết học mới nên gây không ít bỡ ngỡ cho nhiều giáo viên. Bởi vậy, vẫn còn tình trạng giáo viên đang rất lúng túng với việc xây dựng và tổ chức dạy học tiết thực hành trong chương trình lịch sử lớp 10 hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tổ chức dạy học tiết “Thực hành” trong chương trình lịch sử lớp 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT” (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống) để nghiên cứu, với mong muốn góp phần khẳng định vị thế và khả năng của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển toàn diện năng lực học sinh.
Thực hành nói chung và thực hành bộ môn lịch sử nói riêng là một hoạt động trí tuệ có tác dụng rèn luyện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của học sinh nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Tiến hành các hoạt động thực hành, các em được chủ động làm việc, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ lịch sử, qua đó tư duy được thường xuyên hoạt động và phát triển. Khi học sinh tự mình trực tiếp tiến hành các thao tác, hành động, được làm việc để tiếp nhận, củng cố những tri thức thì các kĩ năng, kĩ xảo của các em cũng được rèn luyện ngày càng thuần thục hơn.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) đặc biệt coi trọng nội dung “Thực hành lịch sử”, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng thực hành, góp phần đào tạo những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có khả năng vận dụng linh hoạt những điều đã học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Xuất phát từ mục đích đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới này, thực hành lịch sử đã được chú trọng hơn trước. Giờ đây thực hành lịch sử không chỉ được lồng ghép trong quá trình dạy học mà còn được bố trí thành những tiết học riêng biệt góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Tuy nhiên, thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước đây, nhận thức và thực tiễn việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số những quan niệm chưa đúng. Nhiều GV vẫn cho rằng học lịch sử chỉ là ghi nhớ sự kiện, vì thế học lịch sử không cần có thực hành. Hoặc, nhiều GV chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của các hoạt động thực hành trong môn lịch sử, chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức phổ thông mà quên đi hoặc xem nhẹ các bài tập thực hành. Điều đó đã ảnh hưởng không tốt, góp phần làm chất lượng dạy học bộ môn bị giảm sút. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hành lịch sử trở thành tiết học bắt buộc, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng và tổ chức giảng dạy tiết thực hành nghiêm túc có hiệu quả. Đây là một nội dung mới, tiết học mới nên gây không ít bỡ ngỡ cho nhiều giáo viên. Bởi vậy, vẫn còn tình trạng giáo viên đang rất lúng túng với việc xây dựng và tổ chức dạy học tiết thực hành trong chương trình lịch sử lớp 10 hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tổ chức dạy học tiết “Thực hành” trong chương trình lịch sử lớp 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT” (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống) để nghiên cứu, với mong muốn góp phần khẳng định vị thế và khả năng của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển toàn diện năng lực học sinh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học tiết “Thực hành” trong chương trình lịch sử Lớp 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học tiết “Thực hành” trong chương trình lịch sử Lớp 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống)
MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 4. Điểm mới và đóng góp của đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức tiết “Thực hành” cho học sinh 4 trong dạy học Lịch sử 1.3. Một số yêu cầu đặt ra khi tổ chức tiết học “Thực hành” lịch sử cho 5 học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 6 2.1. Đối với giáo viên 7 2.2. Đối với học sinh 8 II. Một số giải pháp hiệu quả để tổ chức dạy học tiết “Thực hành” Lịch sử 10 ở trường THPT. 9 1. Đặc điểm của bộ môn Lịch sử 10 cấp THPT. 2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của tiết “Thực hành” Lịch sử 10 cấp THPT 3. Một số giải pháp hiệu quả để tổ chức tiết học “Thực hành” cho học sinh trong dạy học Lịch sử chương trình lớp 10 hiện nay 10 3.1. Tổ chức cho học sinh lập niên biểu, vẽ sơ đồ tư duy, xây dựng tập san và tạo Poster quảng bá lịch sử. 3.1.1. Tổ chức cho HS lập niên biểu lịch sử 3.1.2.Tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy 13 3.1.3. Tổ chức cho HS xây dựng Tập san lịch sử 15 3.1.4. Tổ chức cho học sinh tạo Poster quảng bá lịch sử 17 3.2. Tổ chức cho học sinh sưu tầm và xử lý nguồn sử liệu. 19 3.3. Tổ chức hội thi, cuộc thi cho HS trong giờ học thực hành 20 3.4. Tổ chức cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 3.4.1. Hoạt động đóng vai 21 3.4.1.1. Tổ chức cho HS đóng vai nhân vật lịch sử hoặc tình huống lịch sử (sân khấu hoá) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Trung học phổ thông THPT Giáo dục phổ thông GDPT Sách giáo khoa SGK Dạy học lịch sử DHLS Cách mạng công nghiệp CMCN Kết nối tri thức KNTT và phẩm chất học sinh ở trường THPT” (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống) để nghiên cứu, với mong muốn góp phần khẳng định vị thế và khả năng của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển toàn diện năng lực học sinh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích: mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm của mình cùng với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu lý luận về kĩ năng thực hành trong dạy học Lịch sử. + Đưa ra giải pháp hiệu quả để tổ chức tiết học thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử chương trình lớp 10 hiện nay + Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. + Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các giải pháp từ đó rút ra kết luận khoa học về việc tổ chức tiết học thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 10 ở một số trường trên địa bàn Huyện nơi chúng tôi công tác. - Phạm vi nghiên cứu: tổ chức giờ học thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT . 4. Điểm mới và đóng góp của đề tài. - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động thực hành lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT . - Phản ánh được thực trạng đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông - Đề xuất một số giải pháp để thiết kế, xây dựng và tổ chức giờ học thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử hiện nay. 2 - Theo nghĩa hẹp: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. - Theo nghĩa rộng: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và ác thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chíthực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu năng lực luôn gắn với khả năng thực hiện, nghĩa là các cá nhân trên cơ sở những kĩ năng, kĩ xảo học được hoặc có sẵn, phải biết vận chúng một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra. * Phẩm chất: Theo Từ điển tiếng Việt: - Theo nghĩa hẹp: Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. - Theo nghĩa rộng: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; Như vậy, phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực là sự tích lũy dần các biểu hiện, yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức tiết “Thực hành” cho học sinh trong dạy học Lịch sử Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc tăng cường tổ chức hoạt động thực hành cho HS trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học các môn khoa học nói chung chính là việc giúp các em hình thành kĩ năng thực hành môn học. Thực hành lịch sử được coi là một hoạt động trí tuệ giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy nói chung, tư duy lịch sử nói riêng. Đặc biệt qua các nội dung thực hành, học sinh sẽ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cả trong suy nghĩ và hành động, qua đó các kĩ năng, kĩ xảo được rèn luyện và ngày càng thuần phục hơn. Qua hoạt động thực tiễn, tính chân lý của những kiến thức đã lĩnh hội được khẳng định, góp phần hình thành thế giới quan khoa học đúng đắn. Như vậy, thực hành lịch sử là một nhu cầu tất yếu của học tập, là hoạt động quan trọng không thể thiếu được đối với học sinh trong dạy học lịch sử. Thực hành lịch sử góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh và rèn luyện khả năng sáng tạo, tính năng động, thích ứng trong điều kiện mới, phù hợp với xu 4 - Xác định hình thức tổ chức dạy học. - Xác định phương pháp, kĩ thuật sử dụng trong dạy học tiết thực hành. - Nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh phải rõ ràng, phải có định hướng cách làm và sản phẩm. 2. Cơ sở thực tiễn Như đã phân tích ở trên, Thực hành lịch sử là một nội dung mới được quy định trong chương trình GDPT môn Lịch sử năm 2018, Hơn nữa, nội dung này mới chỉ được gợi ý bằng một số hình thức trong chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử, chứ chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể. Vì vậy, trong quá trình triển khai hoạt động giáo dục theo chương trình mới, giáo viên có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động thực hành lịch sử cho HS. Thực tế dạy học lịch sử cho thấy, yếu tố “thực hành lịch sử” đã và đang được giáo viên vận dụng vào quá trình dạy học lịch sử theo chương trình hiện hành, với việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tính huống phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống, thông qua khái niệm “hoạt động trải nghiệm”. Hoạt động trải nghiệm đã và đang được vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT với hình thức phong phú, cả trong giờ học nội khóa trên lớp, ngoài lớp và hoạt động ngoại khóa. Trong chương trình GDPT 2018, nội dung thực hành lịch sử về bản chất là tổng hợp của các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS trong dạy học lịch sử tại trường phổ thông. Vì vậy, “thực hành lịch sử” trở thành phạm trù duy nhất, bao trùm các hình thức trải nghiệm trong bài học nội khóa cũng như trải nghiệm ngoại khóa, với những mục đích, tính chất, chức năng, giống như các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm lịch sử. Khác biệt nằm ở chỗ, nếu như hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở chương trình hiện hành là nội dung được khuyến khích tổ chức trong dạy học lịch sử, không phải nội dung bắt buộc khi mục tiêu trọng tâm là dạy học tiếp cận nội dung thì thực hành lịch sử là nội dung bắt buộc trong chương trình GDPT tổng thể năm 2018 với định hướng phát triển năng lực người học; được quy định cụ thể, chi tiết về thời lượng (20% của tổng 52 tiết/ năm học, mỗi chủ đề có từ 1-2 tiết thực hành lịch sử). Hình thức của hoạt động thực hành lịch sử cũng được gợi ý cụ thể, để các giáo viên có được sự hình dung rõ nét và vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học bộ môn: Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di tích lịch sử, văn hoá; tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử; tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,... Trong quá trình dạy học ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng của việc tổ chức dạy tiết “Thực hành” môn Lịch sử tại các trường THPT trên địa bàn. 6 không quan tâm đến các phương pháp khác vì vậy việc rèn luyện các kĩ năng thực hành cho học sinh chưa thực sự mang tính toàn diện. Những khó khăn giáo viên thường gặp khi giao nhiệm vụ thực hành cho học sinh, nhiều GV có đồng quan điểm là đều lúng túng khi chọn nội dung thực hành cho HS. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ bản chất, nội dung của các hoạt động thực hành và việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. 2.2. Đối với học sinh Chúng tôi đã điều tra 66 học sinh về thực trạng học tiết “Thực hành” lịch sử và thu được kết quả như sau: Tiêu chí Mức độ Tỷ lệ % Rất thích 9,1 Em có thích học môn Lịch Thích 59,1 sử không? Bình thường 30,3 Không thích 1,5 Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi 25,8 Trong tiết “Thực hành” Vẽ biểu đồ, sơ đồ, lập niên biểu 42,4 lịch sử, Thầy/cô thường tổ Vận dụng kiến thức trải nghiệm thực chức dạy học như thế nào? 31,8 tiễn Các nhiệm vụ thực hành quá nhàm chán 3,0 Nội dung thực hành chỉ mang tính hình 4,5 Cảm nhận của em khi học thức, làm cho xong tiết học tiết “Thực hành” lịch sử? Tăng cường khả năng tương tác giữa 47,0 học sinh với học sinh Kết nối kiến thức với thực tiễn 45,5 Em cảm thấy như thế nào Rất hứng thú 31,8 nếu giờ học “Thực hành” Hứng thú 54,5 lịch sử giáo viên tổ chức linh hoạt các hoạt động Bình thường 12,2 dạy học nhằm rèn luyện các năng lực và phẩm chất Không quan tâm 1,5 cho học sinh? Qua khảo sát điều tra cho thấy nhiều học sinh thích và rất thích học môn Lịch sử. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh không thích hoặc cảm thấy bình thường khi học môn Lịch sử. Điều đó chứng tỏ các hoạt động học tập của giáo viên chưa gây được hứng thú người học. Vậy làm thế nào để các em cảm thấy giờ học hấp dẫn hơn, gần gũi hơn để các em được hoạt động, tham gia vào giờ học nhiều hơn? Tổ chức tốt các hoạt động thực hành trong giờ học lịch sử là cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát cũng cho thấy một bộ phận học sinh vẫn còn nhận thức chưa đúng về các hoạt động thực hành. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_tiet_thuc_hanh_trong_c.pdf