Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Động lượng Vật lí 10 Kết nối tri thức

Trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội hiện đại, tư duy và tầm nhìn chiến lược không chỉ đối với từng quốc gia, dân tộc mà ngay cả đối với từng tổ chức, từng cá nhân. Với 4 trụ cột lớn của nền giáo dục hiện đại hiện nay đó là: "Học để hiểu biết và sáng tạo, học để làm, học để chung sống và học để làm người" (Unessco). Trong quá trình phát triển từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại, xu hướng của các nước phát triển trên thế giới về đánh giá trong giáo dục tiến tới chuẩn hóa, đánh giá thực tiễn và đánh giá sáng tạo.
Nghị quyết Trung ương 29 của Đảng ta đã chỉ rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cấp thiết. Đó là chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội nhằm phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, biết yêu Tổ quốc, yêu gia đình, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Thực tế giáo dục ngày nay, dạy học dự án đang là một trong số các giải pháp hiệu quả để hình thành năng lực cho người học được phổ biến và ưa chuộng ở nhiều quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nga, Nhật Bản... Dạy học dự án là phương pháp dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Giữa thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục cũng đang dần chuyển mình, các phương pháp giảng dạy truyền thống dần nhường chỗ cho các phương pháp dạy học mới. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Lớp học đảo ngược là mô hình học tập ngược lại với mô hình học tập truyền thống. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
Trong quá trình dạy học Vật lí 10, tôi nhận thấy chương “Động lượng” nếu dạy theo phương pháp dạy học truyền thống học sinh sẽ rất khó tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Động lượng Vật lí 10” làm hướng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm.
pdf 61 trang Thanh Ngân 13/11/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Động lượng Vật lí 10 Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Động lượng Vật lí 10 Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Động lượng Vật lí 10 Kết nối tri thức
 MỤC LỤC 
 Nội dung Trang 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................... 1 
1.Lí do chọn đề tài...................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................. 2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................... 2 
4. Giả thuyết khoa học............................................................... 2 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 2 
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................ 3 
7. Đóng góp của đề tài............................................................... 3 
8. Cấu trúc đề tài........................................................................ 3 
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................. 4 
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức dạy học dự 4 
án theo mô hình lớp học đảo ngược đáp ứng yêu cầu cần 
đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí 2018 
1.1. Dạy học dự án..................................................................... 4 
1.2. Mô hình lớp học đảo ngược................................................ 7 
1.3. Dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược................ 11 
1.4. Chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí 2018............. 12 
1.5. Thực trạng dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo 
ngược trong dạy học vật lí ở một số trường phổ thông địa bàn 15 
Nghệ An..................................................................................... 
1.6. Giải pháp............................................................................. 21 
1.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 21 
xuất............................................................................................. 
Kết luận chương 1...................................................................... 25 
Chương 2: Tổ chức dạy học dự án vận dụng mô hình lớp 
học đảo ngược chương Động lượng Vật lí 10 chương trình 25 
giáo dục phổ thông 2018.......................................................... 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
Từ/cụm từ viết tắt Từ/cụm từ viết đầy đủ 
 VL Vật lí 
 GV Giáo viên 
 HS Học sinh 
 PPDH Phương pháp dạy học 
 THPT Trung học phổ thông 
 MXH Mạng xã hội 
 CNTT Công nghệ thông tin 
 DH Dạy học 
 DA Dự án 
 DHDA Dạy học dự án 
 KT Kiến thức 
 KN Kĩ năng 
 TN Thực nghiệm 
 ĐC Đối chứng 
 TNSP Thực nghiệm sư phạm 
 LMS Hệ thống quản lí học tập 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Thiết kế, tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược chương “Động 
lượng” vật lí 10, đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Mô hình lớp học đảo ngược, dạy học dự án; 
 - Quá trình dạy học vật lí; 
 - Yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Chương “Động lượng” vật lí 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 - Phạm vi khảo sát tại Trường THPT Đô Lương 2 - Huyện Đô Lương - Tỉnh 
Nghệ An. 
 4. Giả thuyết khoa học 
 Nếu tổ chức dạy học dự án theo các tiến trình phù hợp với mô hình lớp học 
đảo ngược trong dạy học chương “Động lượng” vật lí 10, thì người học sẽ đạt được 
các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí 2018. 
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học dạy học dự án, mô hình lớp học đảo 
ngược; tiến trình dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học vật lí 
ở trường phổ thông. 
 - Nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục 
phổ thông môn vật lí 2018; phân tích nội dung chương “Động lượng” vật lí 10 theo 
định hướng nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu sử dụng hệ thống quản lí học tập (LMS) để thực hiện quá trình 
dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. 
 - Xác định nội dung dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược của chương 
“Động lượng”. 
 - Chuẩn bị điều kiện cần thiết cho dạy học chương “Động lượng” vật lí 10, 
chương trình giáo dục phổ thông. 
 - Xây dựng kế hoạch dạy học dự án của chương “Động lượng” vật lí 10, 
chương trình giáo dục phổ thông. 
 - Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt 
của chương “Động lượng”. 
 - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết đưa ra. 
 2 
 PHẦN II: NỘI DUNG 
 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức dạy học dự án theo mô hình 
lớp học đảo ngược đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ 
thông môn vật lí 2018. 
 1.1. Dạy học dự án 
 Dạy học dự án là mô hình dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung 
tâm. Mô hình dạy học này phát triển KT- KN của học sinh, thông qua quá trình học 
sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn liền với thực tiễn bằng những kiến thức 
theo nội dung môn học được gọi là dạy học dự án. Dự án đặt học sinh vào vai trò 
tích cực là người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, người báo cáo kết quả và 
đánh giá. Thường HS làm việc theo nhóm, hợp tác với các chuyên gia bên ngoài 
cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu hơn về nội dung bài học. Học theo dự án 
đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua sản 
phẩm lẫn phương thức thực hiện. 
 Như vậy, DHDA là một hình thức (mô hình) dạy học, trong đó người học thực 
hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có thể tạo 
ra các sản phẩm thực tế. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao 
trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đính, lập kế hoạch, đến việc 
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. 
 Các đặc điểm của dạy học dự án: 
 - Thiết lập được mối liên hệ nội dung học tập với đời sống thực tiễn bên ngoài 
nhà trường đang diễn ra sôi động. 
 - Phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề xuất phát từ yêu cầu thực 
tiễn. 
 - Tạo cơ hội cho học sinh tự tin tự khẳng định năng lực của mình, trau dồi kỹ 
năng sống. 
 1.1.1. Các đặc trưng của dạy học dự án 
 - Tính định hướng sản phẩm: DHDA phải hướng đến giải quyết một vấn đề 
thực, do đó sản phẩm được tạo thành chính là kết quả của dự án, cũng chính là kết 
quả của việc học tập. Sản phẩm có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào định hướng ban 
đầu của dự án, sản phẩm vật chất hữu hình, sản phẩm lý thuyết (bài thuyết trình, báo 
cáo, buổi diễn kịch, tranh vẽ, tờ rơi, tờ quảng cáo).... 
 - Tính định hướng hoạt động thực tiễn: Dự án học tập là những dự án xuất 
phát và gắn liền với thực tiễn, tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn xung 
quanh, những vấn đề nóng của xã hội. Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi người học 
phải kết hợp lý thuyết với thực hành, vận dụng những kiến thức đã học vào hoàn 
cảnh cụ thể. Đặc điểm này làm cho dự án học tập thu hút được sự quan tâm của học 
sinh, mang lại cho học sinh sự hứng thú và những trải nghiệm thực tế mới. 
 4 
1.1.4. Các bước chuẩn bị dạy học dự án 
 B1. Xác định mục tiêu dạy học: Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực. 
 B2. Đặt tên dự án và các tiểu dự án: Tên dự án cần phải hấp dẫn; mỗi dự án 
có một số tiểu dự án tương đương nhau để các nhóm học sinh lựa chọn. 
 - Xác định sản phẩm dự án và các tiểu dự án gồm 2 loại: 
 + Sản phẩm phi vật chất: bài thuyết trình, bản kế hoạch hoạt động, bản báo 
cáo kết quả khảo sát, điều tra, thiết kế. 
 + Sản phẩm vật chất: mô hình vật chất của thiết bị kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật 
vận hành đúng chức năng, có tính thẩm mỹ. 
 B3. Xác định mục tiêu và sản phẩm dự án / tiểu dự án. 
 B4. Thiết kế phiếu đánh giá. 
 DHDA đánh giá năng lực người học bằng kết hợp giữa đánh giá quá trình và 
đánh giá tổng kết, đánh giá và tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; GV cần thiết kế các 
phiếu đánh giá sử dụng trong suốt quá trình thực hiện DHDA. Gồm: 
 - Phiếu đánh giá sản phẩm và trình bày sản phẩm của nhóm.(dành cho học 
sinh đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá). 
 - Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm (đánh giá đồng đẳng). 
 - Phiếu tổng hợp tự đánh giá của HS và đánh giá của GV 
 B5. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. 
 - Câu hỏi khái quát 
 6 
 1.2.2.1. Về ưu điểm: 
 - Học sinh có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động, tự chủ 
học tập. 
 - Tăng cường kĩ năng tương tác: tương tác ngang hàng giữa học sinh với 
nhau và tương tác giữa học sinh với thầy cô. Đó cũng là cơ hội để học sinh học hỏi 
thêm với bạn với thầy cô. 
 - Học sinh sẽ có điều kiện để quyết định tốc độ học tập phù hợp với năng 
lực, khả năng của bản thân mình. Có thể tua nhanh hoặc xem đi xem lại nhiều lần 
khi chưa hiểu. Qua đó tự chủ trong các nhiệm vụ học tập của mình. 
 - Hỗ trợ cho các học sinh vắng học nhờ các bài học trực tuyến và được lưu 
trữ lại. 
 - Học sinh tiếp thu tốt có thể chuyển đến học chương trình nâng cao hơn mà 
không ảnh hưởng đến các bạn còn lại. 
 - Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động học tập của học 
sinh. Do đó, có nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của học sinh, nhờ đó có 
thể hướng dẫn, hỗ trợ cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. 
 - Phụ huynh có nhiều cơ hội quan sát quá trình học tập, hỗ trợ học sinh trong 
các hoạt động học tập ở nhà. 
 1.2.2.2. Về nhược điểm: 
 Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên thì mô hình lớp học đảo ngược cũng 
tồn tại những hạn chế sau: 
 - Về điều kiện cơ sở vật chất: Để tham gia lớp học đảo ngược thì yêu cầu 
học sinh phải có máy vi tính kết nối mạng internet. Tuy nhiên, không phải học sinh 
nào cũng có điều kiện này để tham gia tự học trực tuyến. Tốc độ mạng cũng không 
phải lúc nào cũng ổn định để thuận lợi cho quá trình học tập. 
 - Về kỹ năng công nghệ thông tin: Việc tiếp cận với nguồn học liệu được số 
hoá, sẽ có thể có khó khăn đối với những em chưa có kĩ năng về công nghệ thông 
tin và mạng internet. 
 - Để thiết kế được video bài học chất lượng mất khá nhiều thời gian vì vậy 
giáo viên phải sắp xếp được thời gian phù hợp đảm bảo tính chất lượng nội dung. 
 - Yếu tố quyết định hiệu suất của quá trình tự học của học sinh đó chính là 
động lực. Mà muốn kích thích và tạo động lực cho học sinh thì giáo viên phải có 
kiến thức về CNTT ở một mức độ nhất định, phải đầu tư thời gian và công nghệ rất 
nhiều. 
 Từ những phân tích về ưu điểm và nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược 
chúng ta có thể nhận thấy rằng, mô hình lớp học đảo ngược chỉ phù hợp với một số 
bài học chứ không thể áp dụng đại trà, chỉ thành công khi có các phương tiện dạy 
 8 
Như vậy, mọi học sinh đều có quyền truy cập và thực hiện các trải nghiệm cá nhân 
của bản thân các em như được dạy kèm. 
 Phương tiện dạy học được lựa chọn thích hợp với nội dung và phương pháp 
dạy học sẽ giúp cho người giáo viên phát huy được hết năng lực sáng tạo trong thiết 
kế bài học nói riêng và trong công tác giảng dạy nói chung để tạo ra được một bài 
học hấp dẫn, các hoạt động nhận thức của học sinh nhẹ nhàng. Chỉ khi đó học sinh 
mới thật sự yêu thích môn học, yêu thích nghiên cứu khoa học. 
 Mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của mức 
độ nhận thức: Nghe – thấy – làm được (những gì nghe được không bằng những gì 
nhìn thấy được; những gì nhìn thấy được thì lại không bằng những gì tự tay mình 
làm được). Do đó, khi đưa các phương tiện dạy học này vào lớp học đảo ngược, giáo 
viên sẽ nâng cao được tính tích cực độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả 
của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo của các em 
học sinh. 
 1.2.4. Chu trình học tập trong mô hình lớp học đảo ngược 
 Nhờ sự hỗ trợ của LMS, học sinh tự học cá nhân ở nhà với các tài liệu điện tử 
(tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, đặt câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ ...). Học sinh 
sẽ phải hoàn thành các câu hỏi cuối mỗi đơn vị kiến thức và phải hoàn thành các 
phiếu hướng dẫn tự học. Học sinh đến lớp với phiếu tự học đã hoàn thành và những 
thắc mắc về bài học. Sau đó, lớp học diễn ra sẽ tăng cường hoạt động vận dụng kiến 
thức lý thuyết các em thu được ở nhà bằng hoạt động thảo luận hoặc hoạt động nhóm 
giữa học sinh với học sinh, nêu câu hỏi – giải đáp thắc mắc giữa học sinh với giáo 
viên. Nâng mức lĩnh hội kiến thức lên bậc hiểu, vận dụng qua đó mở rộng được kiến 
thức và bồi dưỡng các năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Khi học với bạn, học sinh 
được rèn luyện các kỹ năng trao đổi làm việc nhóm. Khi làm việc với giáo viên, học 
sinh hỏi, lắng nghe, ghi chép, học hỏi phong cách giao tiếp của giáo viên. Học sinh 
còn được rèn luyện các kỹ năng viết, nói, thuyết trình. 
 Mô hình lớp học đã khắc phục được các hạn chế khi học tập với LMS như: 
khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê bình, kỹ năng giao tiếp... 
Trên lớp, học sinh được tham gia các hoạt động nhóm rèn luyện kỹ năng hợp tác, 
giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề... Muốn thực hiện các hoạt động nhóm hiệu 
quả, bắt buộc học sinh phải có những kiến thức nền tảng nhất định. Chính tự học ở 
nhà với LMS chính là chìa khoá giúp cho học sinh thực hiện tốt hoạt động trên lớp 
của mình. 
 1.2.5. Cấu trúc bài học trong mô hình lớp học đảo ngược 
 Với các kết quả nghiên cứu về lớp học đảo ngược và LMS, đồng thời để phù 
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học phổ thông, tôi sẽ thiết kế các 
bài học trên lớp theo cấu trúc chung như sau: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của học sinh (10 phút) 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_du_an_theo_mo_hinh_lop.pdf