Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 Kết nối tri thức - Chương trình GDPT 2018
Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học dự án được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt nam cũng đang từng bước triển khai áp dụng. Dạy học dự án là phương pháp học tập quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích cực. Dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực việc làm, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, chúng ta không chỉ tổ chức các hoạt động học tập trên lớp mà còn phải tổ chức học tập ngoại khóa cho học sinh. Tổ chức học tập trên lớp và tổ chức học tập ngoại khóa là hai bộ phận hữu cơ hợp thành thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Mặt khác, dạy
Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, học dự án thông qua các hoạt động ngoại khóa vật lý được tổ chức tốt còn làm tăng niềm yêu thích, hứng thú học tập môn vật lý, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đội nhóm cũng là những hoạt động giáo dục cần thiết trong nhà trường phổ thông và rất cần được nghiên cứu tìm hiểu thêm về lý luận để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tế.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học dự án qua các hoạt động ngoại khóa trong thời đại công nghệ 4.0.
Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, chúng ta không chỉ tổ chức các hoạt động học tập trên lớp mà còn phải tổ chức học tập ngoại khóa cho học sinh. Tổ chức học tập trên lớp và tổ chức học tập ngoại khóa là hai bộ phận hữu cơ hợp thành thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Mặt khác, dạy
Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, học dự án thông qua các hoạt động ngoại khóa vật lý được tổ chức tốt còn làm tăng niềm yêu thích, hứng thú học tập môn vật lý, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đội nhóm cũng là những hoạt động giáo dục cần thiết trong nhà trường phổ thông và rất cần được nghiên cứu tìm hiểu thêm về lý luận để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tế.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học dự án qua các hoạt động ngoại khóa trong thời đại công nghệ 4.0.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 Kết nối tri thức - Chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 Kết nối tri thức - Chương trình GDPT 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ ĐỘNG LỰC HỌC, VẬT LÝ 10 - CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” Lĩnh vực: Vật lý Tác giả : Phạm Thị Tú Vinh SĐT: 0976 555 414 Đơn vị : Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Năm học: 2022 - 2023 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt Đọc là THPT Trung học phổ thông GDPT Giáo dục phổ thông DA Dự án DHDA Dạy học dự án HĐNK Hoạt động ngoại khóa GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SL Số lượng ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình GDPT 2018” học dự án thông qua các hoạt động ngoại khóa vật lý được tổ chức tốt còn làm tăng niềm yêu thích, hứng thú học tập môn vật lý, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đội nhóm cũng là những hoạt động giáo dục cần thiết trong nhà trường phổ thông và rất cần được nghiên cứu tìm hiểu thêm về lý luận để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tế. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học dự án qua các hoạt động ngoại khóa trong thời đại công nghệ 4.0. 2. Mục đích nghiên cứu Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh khi dạy nội dung kiến thức chủ đề “Động lực học”, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, rèn cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu quan điểm lí luận dạy học hiện đại về dạy học dự án. - Hoạt động ngoại khóa và vai trò trong dạy học vật lý ở trường THPT. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề “Động lực học”. - Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề “Động lực học”, vật lý 10 - Chương trình giáo dục phổ thông mới. - Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài, rút kinh nghiệm và hoàn thiện để thực hiện đồng loạt trên các khối lớp trong trường. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng cơ sở lí luận của dạy học dự án cùng với việc phân tích nội dung kiến thức cần để tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa chủ đề “Động lực học” Vật lý 10 - Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề của cuộc sống. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Học sinh THPT thuộc khối 10 và GV giảng dạy vật lý ở THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Trang 2 Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình GDPT 2018” thưởng cho học sinh trong khi dạy chủ đề “Động lực học”. - Về mặt thực tiễn: + Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa vào thực tiễn giảng dạy vật lý THPT. + Có thể làm tài liệu tham khảo cho dạy học dự án theo hoạt động ngoại khóa ở trường THPT + Góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, phối hợp đa phương tiện trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng. + Chế tạo được một số sản phẩm thực tế có ứng dụng về ba định luật Newton và các lực đã được học trong chủ đề “Động lực học”, Vật lý 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 + Sử dụng kiến thức của chủ đề “Động lực học” thiết kế được 2 dự án “Thế giới đồ chơi thông minh” và “Xác định lái xe gây tai nạn giao thông”. + Vận dụng dạy học 2 dự án “Thế giới đồ chơi thông minh” và “Xác định lái xe gây tai nạn giao thông” trong hoạt động ngoại khóa bằng hình thức hội thi vật lý và sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động nhóm. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dạy học dự án 1.1.1. Khái niệm dạy học dự án DHDA là một hình thức, phương pháp học lấy người học làm trung tâm. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tham vấn, tạo môi trường, tạo tình huống có vấn đề, còn người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thông qua các dự án gắn nội dung học tập với các vấn đề có thật trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó tạo ra sản phẩm để báo cáo, trình bày. 1.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án - Mục tiêu chính của dạy học dự án là quá trình, hiệu quả học tập chứ không phải là bản thân sản phẩm - Giải quyết các vấn đề có thật trong thực tiễn gắn với nội dung học tập, tránh hàn lâm, kinh viện. - Phát triển và rèn luyện cho người học kỹ năng thế kỉ 21 như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm - Khuyến khích tinh thần tự chủ, tự học của người học chủ động chiếm lĩnh tri Trang 4 Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình GDPT 2018” - Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học - Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần học hoặc 40 giờ học. - Dự án lớn: Dự án thực hiện với thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”). 1.1.5. Yêu cầu của dự án Trong DHDA nếu hoạt động dạy học được GV thiết kế cẩn thận sẽ lôi cuốn HS vào những nhiệm vụ mở và tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, tạo cảm hứng, say mê cho HS trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. - DA tập trung vào những mục tiêu học tập gắn với các chuẩn kiến thức, kĩ năng và tập trung vào những hiểu biết của HS sau quá trình học. Việc định hướng vào mục tiêu, GV sẽ lựa chọn được hình thức dạy học phù hợp, lập kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của DA được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của HS và quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Trong DHDA cần xác định được bộ câu hỏi định hướng; câu hỏi định hướng sẽ giúp các DA tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm, chú trọng đến các chủ đề quan trọng, đồng thời hướng HS đến những kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơn và đảm bảo các DA của HS có tính hấp dẫn, thuyết phục. HS được giới thiệu về DA thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn; HS buộc phải tư duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi định hướng: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. + Câu hỏi khái quát là câu hỏi mở rộng, có tính mở, đề cập đến ý tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt; thường mang tính liên môn, giúp HS hiểu được mối liên hệ giữa các môn học. + Câu hỏi bài học là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hay gắn trực tiếp với DA, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khái quát. + Câu hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát chuẩn và mục tiêu đã đề ra, trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ thể. - DHDA có liên hệ với thực tế: DA phải gắn với đời sống thực tế của HS; HS thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩn vực nghiên cứu hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại. Trang 6 Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình GDPT 2018” GV và HS cũng như các điều tiêu chí đánh giá dự án. kiện thực hiện dự án trong thực tế. - Theo dõi, hướng dẫn, đánh - Phân công nhiệm vụ các giá HS trong quá trình thực thành viên trong nhóm Thực hiện dự án hiện dự án. thực hiện dự án theo đúng - Thu thập thông - Liên hệ các cơ sở, khách kế hoạch. tin. mời cần thiết cho HS. - Tiến hành thu thập, xử lý - Thực hiện điều - Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo thông tin thu được. tra. 2 điều kiện thuận lợi cho HS - Xây dựng sản phẩm hoặc - Thảo luận với thực hiện dự án. bản báo cáo. các thành viên - Bước đầu thông qua sản - Liên hệ, tìm nguồn giúp khác. phẩm cuối của các nhóm HS. đỡ khi cần. - Tham vấn GV - Thường xuyên phản hồi, hướng dẫn thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. Kết thúc dự án - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho - Chuẩn bị tiến hành giới - Tổng hợp các buổi báo cáo dự án. thiệu sản phẩm. kết quả. - Theo dõi, đánh giá sản - Tiến hành giới thiệu sản - Xây dựng sản phẩm dự án của các nhóm. phẩm. 3 phẩm. - Rút kinh nghiệm, định - Tự đánh giá sản phẩm dự - Trình bày kết hướng cụ thể cho các nhóm án của nhóm. quả. dự án nhằm nâng cao hiệu - Đánh giá sản phẩm dự án quả trong những dự án tiếp của các nhóm khác theo - Phản ánh lại quá theo. trình học tập. các tiêu chí đã đưa ra. 1.1.7. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án * Vai trò của HS: - Là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. - HS giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các kĩ năng thông qua làm việc nhóm. - Lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính HS. - HS hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm. Trang 8 Đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình GDPT 2018” - Ngoại khóa do GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và HS của một lớp hay một số lớp thực hiện. 1.2.3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lý ở THPT - Hội vui Vật lí: Là một hình thức phổ biến của HĐNK, có thể tổ chức theo từng chuyên đề hoặc tổ chức tổng hợp các phần, tổ chức phối hợp với các môn học khác, tổ chức cho từng lớp, theo khối lớp hoặc toàn trường. Một số hình thức của hội vui vật lí như: thi kể chuyện về tiểu sử của nhà bác học vật lí, biểu diễn thí nghiệm vật lí, giới thiệu ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật hay các thành tựu của vật lí hiện đại hoặc tổ chức cho HS tham gia vào một số trò chơi dùng kiến thức vật lí. - Tham quan ngoại khóa vật lí: Là hình thức tổ chức dạy học trong thực tế nhờ quan sát trực tiếp của HS dưới sự hướng dẫn của GV và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học. Hình thức này có thể được tổ chức trước, trong hoặc sau kho học một kiến thức nào đó. - Viết báo nội bộ vật lí: Có thể tổ chức viết báo do các lớp thực hiện hoặc ra một tờ báo nội bộ theo định kỳ. Nội dung báo nội bộ cũng như việc biên tập, in ấn, phát hành do hội đồng bộ môn đảm nhiệm. Nội dung có thể là các bài viết về các chuyên đề vật lí, hướng dẫn cách học vật lí, giới thiệu các phương pháp giải vật lí, hướng dẫn cách làm thí nghiệm - Triển lãm vật lí: Có thể tổ chức nhân ngày lễ, ngày kỉ niệm các nhà bác học vật lí hay sau khi học xong một phần nào đó. Mục đích của triễn lãm nói lên thành tựu vật lí hay công lao của nhà bác học hoặc nói lên thành tích học tập vật lí của trường hoặc của khối lớp. Nội dung triển lãm có thể là mô hình mà HS chế tạo, hình vẽ, tranh ảnh cũng sẽ làm cho buổi triễn lãm thêm phong phú sinh động. - Hội thi vật lí: Là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS, đạt hiệu quả tốt về giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị con người tham gia; là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Một số hình thức như: thi trả lời nhanh, thi giải thích hiện tượng, thi giải bài tập, thi giải ô chữ, thi thực hành, thi làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm (sản phẩm có thể được các nhóm thiết kế trong thời gian chuẩn bị hội thi), thi chơi một số trò chơi có sử dụng kiến thức vật lí 1.3. Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa 1.3.1. Những thuận lợi khi tổ chức DHDA qua HĐNK Trên cơ sở tổ chức DHDA và HĐNK, ta thấy được DHDA phù hợp để triển khai trong HĐNK bởi những lí do sau: Trang 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_du_an_qua_hoat_dong_ng.pdf