Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua chủ đề ”Bảo vệ môi trường tự nhiên” (Sách Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 10 THPT

Hiện nay, hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ở mỗi người có đủ yếu tố chân - thiện - mỹ, đức và tài, sự năng động, nhạy bén, kĩ năng sống và vốn kiến thức phong phú. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục hướng tới trong thế kỉ XXI. Điều này được thể hiện rõ trong chương trình GDPT 2018 “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Chương trình tổng thể cũng nhấn mạnh đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và đây trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tuân thủ định hướng đổi mới chương trình GDPT 2018, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực; bám sát mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10. Hoạt động trải nghiệm có vai trò củng cố, vận dụng tri thức đã học ở các môn học, phát triển những tình cảm kĩ năng đã có khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm. Qua đó học sinh (HS) không chỉ vận dụng, củng cố, kiểm nghiệm những tri thức, cảm xúc đã có mà còn hiểu rõ hơn ý nghĩa thực tiễn của những điều đã thu nhận được, đồng thời có nhu cầu sử dụng những tri thức kĩ năng đó vào thực tiễn để từng bước hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết cho bản thân.
Sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) được thực hiện trong 105 tiết, biên soạn dựa trên 4 mạch nội dung chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Các mạch nội dung đó được thiết kế thành 11 chủ đề gần gũi, thiết thực và có ý nghĩa đối với mỗi HS. Mỗi chủ đề được thực hiện từ 3 - 4 tuần với ba loại hình hoạt động cơ bản: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Trải nghiệm 11 chủ đề này sẽ giúp các em từng bước hình thành và phát triển các năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), đặc biệt là các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp... đồng thời góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, Chủ đề 8:“Bảo vệ môi trường tự nhiên” là một chủ đề thuộc mạch nội dung hoạt động hướng đến tự nhiên, giúp các em nhận thức được thực trạng môi trường tự nhiên (MTTN) địa phương, thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, từ đó các em đề xuất được những giải pháp thiết thực và
trực tiếp tham gia bảo vệ chính MTTN xung quanh mình.
Yên Thành nói riêng và các vùng quê trên khắp đất nước Việt Nam nói chung vốn được xem là những vùng quê thanh bình với MTTN phong phú đa dạng: có đồi núi, đồng ruộng, sông ngòi; có nhiều loại động vật, thực vật, vi sinh
vật... Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự xuất hiện rầm rộ của các nhà máy, xí nghiệp... đã gây ra nhiều hậu quả về MTTN, dấy lên tiếng chuông cảnh báo về một “lá phổi xanh” của con người đang bị hủy hoại. Trước thực trạng đó, đã có những giải pháp bảo vệ MTTN được đưa ra, nhưng nhìn chung vẫn chưa thường xuyên, liên tục và thiếu sự đồng bộ. Nhiều thành phần xã hội trong đó có HS còn rất thờ ơ thiếu trách nhiệm trước môi trường sống xung quanh mình. Các em nhận thức chưa đầy đủ về thực trạng MTTN về sự tác động của con người tới môi trường, chưa thấm thía sâu sắc về vai trò ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống, vì thế càng chưa thể hiện được trách nhiệm chưa có những hành động việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Những hạn chế trong nhận thức và hành động này ở các em HS một phần cũng xuất phát từ việc gia đình - nhà trường - xã hội chưa thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” không chỉ giúp các em rèn luyện năng lực, phẩm chất của người học mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân các em trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
Là những giáo viên (GV) phụ trách công tác Đoàn, trực tiếp làm công tác chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; ý thức được trách nhiệm của người con đối với MTTN quê hương, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” cho HS lớp 10 là việc làm hết sức thiết thực nhằm nâng cao ý thức bảo vệ MTTN, đồng thời góp phần hình thành, phát triển năng lực phẩm chất cho các em. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS lớp 10 THPT.
pdf 82 trang Thanh Ngân 13/11/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua chủ đề ”Bảo vệ môi trường tự nhiên” (Sách Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua chủ đề ”Bảo vệ môi trường tự nhiên” (Sách Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua chủ đề ”Bảo vệ môi trường tự nhiên” (Sách Kết nối tri thức) nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 10 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH 
 ---------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA 
 CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN” 
 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 
 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT 
 CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT 
 Lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp 
 Tác giả: Nguyễn Mai Thương - SĐT: 0944036898 
 Nguyễn Thị Thủy - SĐT: 0976910398 
 Phan Thị Thảo - SĐT: 0982013767 
 Năm học: 2022 – 2023 
 IV. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................ 23 
 1. Tổ chức thực nghiệm các giải pháp hoạt động trải nghiệm chủ đề ........ 23 
 1.1.Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt dưới cờ ...................................... 23 
 1.1.1.Diễn kịch “Chung tay bảo vệ môi trường” ................................. 24 
 1.1.2.Triển lãm “Thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương”....... 26 
 1.1.3.Thi tuyên truyền viên giỏi về ý nghĩa việc bảo vệ môi trường tự 
 nhiên ở địa phương” ................................................................................... 27 
 1.1.4.Tổ chức các cuộc thi tái chế rác thải bảo vệ môi trường ............ 29 
 1.2. Hoạt động trải nghiệm: Giáo dục theo chủ đề ............................... 33 
 1.2.1. Tổ chức thực địa khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng 
 môi trường tự nhiên ở địa phương .............................................................. 33 
 1.2.2. Tổ chức thảo luận đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự 
 nhiên ở địa phương ..................................................................................... 35 
 1.2.3. Trải nghiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường ........... 36 
 1.3. Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt lớp ............................................ 38 
 1.3.1. Chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên .......... 38 
 1.3.2. Chia sẻ về kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường 
 tự nhiên ở địa phương ................................................................................. 39 
 1.3.3. Chia sẻ về kết quả thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường 
 tự nhiên ở địa phương ................................................................................. 40 
 2. Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm chủ đề ..... 41 
 2.1. Về phía Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm ................................... 42 
 2.2. Về phía học sinh ............................................................................. 42 
PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................... 46 
 1. Đóng góp của đề tài................................................................................. 46 
 1.1. Tính khoa học................................................................................. 46 
 1.2. Tính ứng dụng của đề tài ............................................................... 46 
 1.3. Hiệu quả của đề tài ....................................................................... 46 
 2. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................... 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48 
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 49 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Hiện nay, hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ở mỗi 
người có đủ yếu tố chân - thiện - mỹ, đức và tài, sự năng động, nhạy bén, kĩ năng 
sống và vốn kiến thức phong phú. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục hướng tới 
trong thế kỉ XXI. Điều này được thể hiện rõ trong chương trình GDPT 2018 “Đổi 
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn 
bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, 
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về 
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và 
năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học 
sinh”. Chương trình tổng thể cũng nhấn mạnh đến việc tổ chức hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp và đây trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc trong 
nhà trường. 
 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tuân thủ định hướng đổi mới chương 
trình GDPT 2018, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực; bám sát mục 
tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10. Hoạt động 
trải nghiệm có vai trò củng cố, vận dụng tri thức đã học ở các môn học, phát triển 
những tình cảm kĩ năng đã có khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm. Qua đó học 
sinh (HS) không chỉ vận dụng, củng cố, kiểm nghiệm những tri thức, cảm xúc đã 
có mà còn hiểu rõ hơn ý nghĩa thực tiễn của những điều đã thu nhận được, đồng 
thời có nhu cầu sử dụng những tri thức kĩ năng đó vào thực tiễn để từng bước hình 
thành, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết cho bản thân. 
 Sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc 
sống) được thực hiện trong 105 tiết, biên soạn dựa trên 4 mạch nội dung chính: 
Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng 
đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Các mạch nội dung đó được thiết kế 
thành 11 chủ đề gần gũi, thiết thực và có ý nghĩa đối với mỗi HS. Mỗi chủ đề được 
thực hiện từ 3 - 4 tuần với ba loại hình hoạt động cơ bản: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt 
động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Trải nghiệm 11 chủ đề này sẽ giúp các 
em từng bước hình thành và phát triển các năng lực chung được quy định trong 
chương trình tổng thể (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, 
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), đặc biệt là các năng lực đặc thù: năng lực 
thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định 
hướng nghề nghiệp... đồng thời góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, 
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong chương trình hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp lớp 10, Chủ đề 8:“Bảo vệ môi trường tự nhiên” là một chủ 
đề thuộc mạch nội dung hoạt động hướng đến tự nhiên, giúp các em nhận thức 
được thực trạng môi trường tự nhiên (MTTN) địa phương, thấy được ý nghĩa của 
 1 
 + Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, 
phẩm chất HS. 
 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 
 Đề tài được tiến hành nghiên cứu cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm để 
giáo dục HS ý thức về bảo vệ MTTN. 
 Đối tượng áp dụng: HS lớp 10 tại Trường THPT Bắc Yên Thành. 
 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: 
 - Khảo sát thống kê, phân loại: người viết tiến hành khảo sát các tài liệu 
hướng dẫn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm hướng nghiệp. 
 - Phân tích, tổng hợp, qui nạp: trên cơ sở phân tích cụ thể mục đích, các 
bước tiến hành một hoạt động trải nghiệm, điều kiện cụ thể của từng đối tượng HS 
ở địa phương, người viết lựa chọn những phương pháp nổi bật, tối ưu, phù hợp với 
nhu cầu của thực tiễn và tâm sinh lí của các em. 
 - So sánh: So sánh đối chiếu giữa các phương pháp có thể áp dụng. 
 - Thực nghiệm: Sau khi xây dựng đề cương, được sự góp ý, phản biện của tổ 
chuyên môn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng việc áp dụng cách thức tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm về bảo vệ MTTN cho các em khối 10 ở tại trường THPT 
Bắc Yên Thành năm học 2022 - 2023. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi 
đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này. 
5. Tính mới của đề tài 
 Được thể hiện trước hết ở nội dung đối tượng để HS khám phá, trải nghiệm: 
Bảo vệ môi trường tự nhiên - một vấn đề gần gũi, thiết thực với các em HS. Các 
nội dung thực hiện hoạt động trải nghiệm mà GV hướng dẫn đều xuất phát và gắn 
liền với không gian sống của các em. 
 Là đối tượng khám phá quen thuộc nhưng để triển khai nghiên cứu và thực 
hiện một cách bài bản toàn diện thì đây là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Chương 
trình mới. sách giáo khoa mới, chủ đề lần đầu được đưa vào để giáo dục HS nên 
trước đọ chưa từng có một công trình nào được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm 
và công bố cả. 
 Hơn nữa, nội dung dạy học trên lớp và nội dung tiến hành hoạt động trải 
nghiệm được diễn ra trong cùng một khoảng thời gian. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu 
đảm bảo tính liền mạch giữa kiến thức bài học trong sách Hoạt động trải nghiệm, 
hướng nghiệp10 với kiến thức địa phương và tính liên hệ thực tiễn. Từ đó nâng 
cao tính giáo dục trong dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp. 
 3 
 PHẦN II. GIÁI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Cơ sở khoa học của đề tài 
1. Cơ sở lí luận 
1.1. Lí luận về năng lực, phẩm chất 
 Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018: 
- Phẩm chất “là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người, 
cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người”. 
- Năng lực “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có 
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến 
thức như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất 
định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. 
 Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu giúp hình thành nên nhân 
cách con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu ảnh hưởng của 
nhiều yếu tố trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, chương trình GDPT 2018 
định hướng phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi đang được các nhà 
trường hưởng ứng và thực hiện chủ động, sáng tạo thông qua các môn học, các hoạt 
động giáo dục đạo đức, lối sống, thể chất, nghệ thuật và văn hóa. 
- 05 phẩm chất trong chương trình giáo dục tổng thể bao gồm: 
 Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam được xây 
dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình 
yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất 
nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. 
 Nhân ái: Là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; 
tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. 
 Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình 
tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được 
những thành công lớn lao trong tương lai. 
 Trung thực: là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết 
nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. 
 Trách nhiệm: Xây dựng nội quy lớp học, môn học, hướng HS đến việc tự 
kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng ta đã đề ra sẽ dần hình thành tinh 
thần trách nhiệm với bản thân, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới xã hội. 
- 10 năng lực cốt lõi được chia ra thành 2 nhóm đó là năng lực chung và năng lực 
đặc thù, bao gồm: 
 Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền 
tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 
 5 
 Các thuật ngữ này đều mang một nghĩa chung là sự sản xuất, tạo ra, sinh ra 
một cái gì đó mà trước đây, chưa hề có, chưa tồn tại về vật chất và tinh thần hoặc 
có cách giải quyết mới, không bị gò bó bởi các đã có. Theo đó, “hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức 
của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động 
thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với 
tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất 
nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”. 
- Vai trò hoạt động trải nghiệm 
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có một vai trò quan trọng trong chiến lược 
đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục hiện nay. UNESCO cho rằng, hoạt động 
học tập dựa trên sự trải nghiệm sẽ tạo môi trường học tập suốt đời cho HS. Còn 
J.Dewey và A. Balleux thì khẳng định chính hoạt động trải nghiệm là chất keo gắn 
kết nhà trường với cuộc sống. Nhà giáo dục M.Lindeman thì nhấn mạnh vai trò của 
hoạt động trải nghiệm là hình thức đặt HS vào giải quyết các tình huống của thực 
tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các nhà khoa học J.Piaget và 
D.Kolb lại làm nổi bật vai trò phát triển năng lực sáng tạo của HS dựa vào môi 
trường học tập, bởi vì chính cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của 
HS. Chính vì thế trong nhiệm vụ chung của ngành giáo dục, dạy học theo định 
hướng phát tiển năng lực, phẩm chất của HS, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm 
cho các em là một trong những điểm nhấn, yêu cầu cốt lõi mà mỗi GV cần phải 
tích cực thực hiện. 
- Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 
 Có 4 nhóm hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: 
 Thứ nhất là hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, 
tham quan, dã ngoại  
 Thứ hai là hoạt động mang tính thể nghiệm, HS được trải nghiệm và thể 
nghiệm mình qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa 
 Thứ ba là những hoạt động có tính nghiên cứu và phân hóa, như những dự 
án, hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động câu lạc bộ có tính định hướng có 
tính phân hóa 
 Thứ tư là những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động 
tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng). 
 Như vậy, hoạt động trải nghiệm là một dạng hoạt động giáo dục được tổ 
chức theo phương thức trải nghiệm và sáng tạo. Mục đích của hoạt động này là góp 
phần hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, 
kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại, 
góp phần phát triển toàn diện năng lực tư duy và nhân cách HS. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_qua.pdf