Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi

Trong quá trình dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp với đối tượng học sinh là rất cần thiết. Hiện nay khi mục tiêu giáo dục của Đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, phẩm chất tốt. Không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa rời thực tiễn mà nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Từ đó học sinh hình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao.
Chương trình Hóa học phổ thông 2018 là văn bản cụ thể nội dung trí dục môn Hóa học phổ thông. Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018 đối với bộ môn Hóa học 10. Nội dung chương trình được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, trong khu vực và trên thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn báo giáo dục và thời đại ngày 18/10/2022, PGS.TS.NGƯT Cao Cự Giác - chủ biên của SGK “Chân trời sáng tạo” bộ môn Hóa học 10 đã nói rằng: Chương trình GDPT 2018 hiện nay đối với bộ môn Hóa học khác chương trình cũ là tên gọi nguyên tố hóa học cũng như tên gọi các hợp chất đều bằng Tiếng Anh nó phù hợp với tên gọi IUPAC quy định đó là sử dụng Tiếng Anh. Điều đó đem lại những lợi thế đó là tính nhất quán và thuận lợi, tính đồng bộ và ứng dụng trong cuộc sống và tính hội nhập toàn cầu.
Tuy nhiên đối với học sinh các trường THPT hiện nay đặc biệt là học sinh THPT miền núi trong quá trình học chương trình mới để nhớ các thuật ngữ, tên gọi Hóa học bằng Tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn vì sự không liền mạch của chương trình (ở cấp THCS dùng tên cũ nhưng lên lớp 10 lại dùng tên mới) và vì bộ môn Tiếng Anh cũng là bộ môn khó. Vì vậy chúng tôi là những giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học 10 chương trình mới rất băn khoăn và mong muốn học sinh tiếp thu được và nhớ được các tên gọi các nguyên tố hóa học cũng như hợp chất của chúng. Chúng tôi đã kết hợp liên môn với giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh hỗ trợ đưa một số câu hỏi bài tập hóa học nhưng được chuyển hóa thành câu hỏi bằng Tiếng Anh để tích hợp vào quá trình dạy học đặc biệt là quá trình ôn tập chương, quá trình tổ chức câu lạc bộ liên môn hóa học và Tiếng Anh nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học Hóa học cũng như khi học Tiếng Anh. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi”.
pdf 57 trang Thanh Ngân 08/01/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số câu hỏi, bài tập bằng Tiếng Anh vào hoạt động dạy học môn Hóa học 10 nhằm đáp ứng chương trình GDPT 2018 đối với học sinh THPT miền núi
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG I 
 -------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
 “TÍCH HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP BẰNG TIẾNG ANH 
VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM ĐÁP ỨNG 
 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT MIỀN NÚI” 
 Lĩnh vực: Hóa học 
 Người thực hiện: 
 1. Lô Thị Huyền - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0942620703 
 2. Vi Thị Biên Thùy - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0919547211 
 3. Nguyễn Thị Vân - Tổ Ngoại ngữ - SĐT: 0943533035 
 Năm thực hiện: 2022 - 2023 I THUẬN LỢI 22 
 II KHÓ KHĂN 23 
 DẠY HỌC HÓA HỌC 10 TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG 
 III 23 
 DƯƠNG 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 
 CHƯƠNG III. DẠY HỌC HÓA HỌC CÓ TÍCH HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI 
 HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 I MỤC TIÊU 25 
 II TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 25 
 1 Tổ chức hoạt động tại lớp 25 
 2 Tổ chức câu lạc bộ liên môn “ English and Chemistry club” 33 
 3 Đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua các hoạt 40 
 động học tập. 
 4 Các giải pháp chung để nâng cao giảng dạy bộ môn Hóa học 10 42 
 5 Khảo sát 42 
 5.1 Khảo sát lấy ý kiến học sinh về việc tich hợp liên môn Tiếng Anh 42 
 và Hóa học trên tổng 213 học sinh khối 10. 
 5.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 44 
5.2.1 Mục đích khảo sát 44 
5.2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 44 
5.2.2.1 Nội dung khảo sát 44 
5.2.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 44 
5.2.2.3 Đối tượng khảo sát 45 
5.2.2.4 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 
 đề xuất 45 
 PHẦN III. KẾT LUẬN 
 1 Kết luận kết quả nghiên cứu 46 
 2 Kiến nghị và đề xuất 47 
 3 Tài liệu tham khảo 49 
 4 Phụ lục kết quả khảo sát 50 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Học sinh hiểu tầm quan trọng của việc biết tên nguyên tố cũng như tên các 
hợp chất hóa học đối với cuộc sống từ đó tăng khả năng hứng thú trong học tập 
cho học sinh. 
 Thông qua các câu hỏi bằng Tiếng Anh được giáo viên tích hợp trong các bài 
giảng cũng như trong hoạt động học sinh sẽ nhớ về tên nguyên tố cũng như tên các 
hợp chất đồng thời bài học sẽ phong phú hơn do có tích hợp bộ môn Tiếng Anh. 
Từ đó học sinh không chỉ yêu thích môn Hóa học mà còn có hứng thú học tập bộ 
môn tiếng Anh. 
 TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 
 1 Tháng - Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết - Bản đề cương 
 6/2022 đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài. 
 2 Tháng - Nghiên cứu lý luận, các năng lực phẩm - Tập hợp lý 
 7,8,9/2022 chất trong chương trình GDPT 2018, thuyết của đề tài. 
 PPDH tích cực của bộ môn hóa học, - Xử lý số liệu 
 phương pháp dạy học liên môn. 
 - Tổng hợp các ý 
 - Tham gia tập huấn sách giáo khoa mới kiến góp ý của 
 theo chương trình phổ thông 2018. đồng nghiệp. 
 - Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất 
 sáng kiến. 
 3 Tháng - Nghiên cứu các phương pháp dạy học - Tổng hợp, xử lý 
 10,11/2022 tích cực các kết quả thử 
 - Tham khảo các câu hỏi và bài tập về nghiệm đề tài. 
 danh pháp Hóa học. 
 - Kiểm tra trước thực nghiệm 
 - Tiến hành dạy thử 
 4 Tháng - Viết sơ lược sáng kiến - Bản thảo sáng 
 12/2022 - Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp. kiến. 
 - Gửi đề cương sáng kiến về trường. - Tập hợp ý kiến 
 đóng góp của 
 đồng nghiệp. 
 5 Tháng - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ liên môn - Chấm sáng kiến 
 1,2/2023 - Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm cấp 
 trường. 
 2 
 - Tham gia tập huấn sách giáo khoa mới - Tổng hợp 
 theo chương trình phổ thông 2018. các ý kiến 
 - Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng góp ý của 
 kiến. đồng nghiệp. 
 3 Tháng - Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích - Tổng hợp, 
 10,11/2022 cực xử lý các kết 
 - Tham khảo các câu hỏi và bài tập về danh quả thử 
 pháp Hóa học. nghiệm đề tài. 
 - Kiểm tra trước thực nghiệm 
 - Tiến hành dạy thử 
 4 Tháng - Viết sơ lược sáng kiến - Bản thảo 
 12/2022 - Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp. sáng kiến. 
 - Gửi đề cương sáng kiến về trường. - Tập hợp ý 
 kiến đóng góp 
 của đồng 
 nghiệp. 
 5 Tháng - Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ liên môn - Chấm sáng 
 1,2/2023 - Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm kiến kinh 
 nghiệm cấp 
 trường. 
 6 Tháng - Chỉnh sửa bổ sung sáng kiến sau khi chấm - Hoàn thành 
 3/2023 cấp trường. sáng kiến nộp 
 sở. 
 6. Đóng góp của đề tài 
 Về mặt lý luận: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hai bộ môn Hóa học 
và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học từ dạy học tiếp cận 
nội dung sang tiếp cận năng lực của chương trình GDPT 2018. 
 Về mặt thực tiễn: Đây là đề tài giúp học sinh nhớ được tên các nguyên tố hóa 
học cũng như hợp chất hóa học, từ đó vận dụng được kiến thức đã học vào thực 
tiễn cuộc sống, giúp các em có niềm hứng thú học tập trong các môn học. Góp 
phần nâng cao hiệu quả dạy và học chương trình mới ở trường THPT miền núi. 
 4 
 dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và 
điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của 
nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. 
 b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu 
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương 
pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để 
tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng 
tạo trong thực hiện chương trình. 
 c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình 
thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. 
 1.2. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 
 Chương trình GDPT 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học 
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học 
vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết 
xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời 
sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích 
cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 
 1.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 
 Về phẩm chất: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học 
sinh 5 phẩm chất chủ yếu : Yêu nước - Nhân ái - Chăm chỉ - Trung thực và Trách 
nhiệm. 
 Về năng lực: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 
những năng lực cốt lõi sau: 
 6 
 Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy 
định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. 
 2. Phương pháp dạy học hóa học 10 theo chương trình GDPT 2018 
 2.1. Đặc điểm môn học 
 Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về 
thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học 
kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự 
nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh 
vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực 
của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong 
cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu 
của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ 
sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Trong chương trình giáo 
dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp 
trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở 
thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức 
cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối 
quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin 
học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong 
những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội 
dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch 
nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, 
vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá 
học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu. Trong mỗi năm học, những học 
sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn 
ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức 
của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học 
sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã 
học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề 
nghiệp. 
 2.2. Quan điểm xây dựng chương trình 
 Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong 
chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các 
quan điểm sau: 
 Bảo đảm tính kế thừa và phát triển 
 - Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình 
hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có 
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những 
 8 
 2.4.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung 
 Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất và 
năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định 
tại Chương trình tổng thể. 
 2.4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
 - Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học - một 
biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: Nhận thức 
hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ 
năng đã học. Các biểu hiện cụ thể của năng lực hoá học được trình bày ở bảng 
tổng hợp dưới đây: 
 Thành phần 
 Biểu hiện 
 năng lực 
 - Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; 
 các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn 
 năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá 
 hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống 
 và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể: Nhận biết và nêu 
 được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá 
 trình hoá học. 
 - Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các 
 đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. 
 - Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, 
 công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng. 
 Nhận thức hoá học - So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái 
 niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác 
 nhau. 
 - Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái 
 niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định. 
 - Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các 
 các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu 
 tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả,...). 
 - Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, 
 kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được 
 dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. 
 - Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_mot_so_cau_hoi_bai_tap_bang_t.pdf