Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa Lí Lớp 8
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất nói chung Việt Nam nói riêng.
Địa lí địa phương là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc nên kiến thức Địa lí địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm kiến thức Địa lí Tổ quốc. Chính việc giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất. Những kiến thức địa lí địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng được vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia cải tạo xây dựng quê hương giàu đẹp.[1]
Từ đó ta thấy vấn đề môi trường và kiến thức địa phương đều rất quan trọng. Tuy nhiên Đối với chương trình THCS hiện hành kiến thức địa phương trong chương trình lớp 8 rất mờ nhạt.Nhiều phụ huynh cũng như học sinh vẫn coi môn Địa Lí là môn phụ không quan tâm nhiều đến môn Địa lí đặc biệt là địa lí địa phương. Học sinh lớp 8 trường THCS Thái Hòa tôi đang trực tiếp dạy đa số các em không hiểu nhiều về địa lí địa phương. Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường. Nguyên nhân chính là do việc giảng dạy Địa lí địa phương chưa được đầu tư đúng mức, học sinh vẫn lo chú trọng học các môn bắt buộc thi vào lớp 10 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).
Xuất phát từ tầm quan trọng của kiến thức địa phương (kiến thức địa lí địa phương là những gì hiện hữu xung quanh vì thế nếu tích hợp tốt kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài và cảm thấy thân thuộc hơn) và công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nhất là, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường,.
Vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa Lí lớp 8” nhằm truyền đạt kiến thức và giúp học sinh có những hiêu biết sâu rộng hơn về địa lí địa phương mình. Tạo thêm sự hứng thú trong giờ và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa Lí Lớp 8

2 Xuất phát từ tầm quan trọng của kiến thức địa phương (kiến thức địa lí địa phương là những gì hiện hữu xung quanh vì thế nếu tích hợp tốt kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài và cảm thấy thân thuộc hơn) và công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nhất là, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường,. Vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa Lí lớp 8” nhằm truyền đạt kiến thức và giúp học sinh có những hiêu biết sâu rộng hơn về địa lí địa phương mình. Tạo thêm sự hứng thú trong giờ và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” giúp cho giáo viên, học sinh yêu thích môn Địa lí và nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của địa lí địa phương cũng như ý thức bảo vệ môi trường, có phương pháp dạy học mới để thực hiện mục tiêu bài học. Nâng cao khả năng ứng dụng, vận dụng vào thực tiễn của học sinh “học đi đôi với hành”, tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Do xuất phát từ thực tế dạy và học Địa lí nên đề tài này tôi nghiên cứu ở học sinh lớp 8A của trường tôi. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện và hoàn thành đề tài trên tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp khai thác tranh ảnh và tư liệu địa lí. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết. - Phương pháp đàm thoại – gợi mở. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 4 giải rất tốt các bài tập trong sách liên quan đến nội dung bài dạy. Nhưng khi vận dụng kiến thức đó để trả lời câu hỏi liên quan đến những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày thì các em còn lúng túng và gặp khó khăn. Việc vận dụng kiến thức địa lí địa phương vào giảng dạy địa lí trong nhà trường không phải là quá mới mẻ, xa lạ. Tuy nhiên phần lớn tập trung ở lớp 9. Việc tích hợp kiến thức địa lí địa phương đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp nội môn, liên môn. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở HUYỆN BA VÌ Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp về việc giảng dạy Địa lí có liên quan đến tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong chương trình địa lí lớp 8 bản thân tôi nhận thấy: 1.1. Thuận lợi Các giáo viên đã chú ý nhiều đến vấn đề tích hợp nội môn, liên môn như tích hợp các kiến thức lịch sử, văn học, mĩ thuật, âm nhạc, vấn đề chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để bài dạy thêm sinh động hấp dẫn. Kiến thức địa lí địa phương được dạy thành chủ đề trong chương trình Địa lí lớp 9. Đối với lớp 6, lớp 7 kiến thức địa phương đã trở thành một môn riêng biệt trong chương trình dạy học sách giáo khoa mới. Sở giáo dục, Phòng giáo dục và các nhà trường đã rất quan tâm đến chương trình giáo dục địa phương thông qua các buổi tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt nhóm chuyên môn trong quá trình thực hiện sách giáo khoa mới. 1.2. Khó khăn Trong chương trình lớp 8 vấn đề tích hợp kiến thức địa lí địa phương rất mờ nhạt. Xuất phát từ suy nghĩ: “Kiểu gì lớp 9 học sinh cũng được học” và bản thân môn Địa lí nhiều trường còn xem là môn phụ nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học, qũy thời gian dành cho việc tích hợp còn ít đặc biệt là tính “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 6 Câu 2 12 33.3 24 66.7 Câu 3 13 36.1 23 63.9 Câu 4 10 27.8 26 72.2 Câu 5 11 30.6 25 64.9 Câu 6 20 55.6 16 44.4 Câu 7 14 38.9 22 61.1 Câu 8 11 30.6 25 64.9 Câu 9 18 50.0 18 50 Câu 10 15 41.7 21 58.3 III. NỘI DUNG 1. TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 8 LÀ GÌ? “Tích hợp kiến thức địa phương trong dạy học Địa lí lớp 8” là lồng ghép các kiến thức về vị trí địa đí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội từ thực tế địa phương vào chương trình dạy học Địa lí lớp 8 nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần xây dựng quê hương. 2. VÌ SAO PHẢI TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 8? Đối với môn Địa lí lớp 8 đang sử dụng bộ sách giáo khoa hiện hành mặc dù học kì II có học về địa lí Việt Nam nhưng rất ít phần địa lí địa phương. Địa lí địa phương là những kiến thức gần gũi với học sinh xung quanh học sinh có thể trong phạm vi thôn, xã (phường), huyện (quận) hay tỉnh (thành phố). Tích hợp các kiến thức này trong bài học sẽ tạo ra được sự gắn kết giữa những lí thuyết xa xôi với thực tế gần gũi giúp học sinh vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh Địa lí địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học địa lí vì nó là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc. Các kiến thức địa lí địa phương là cơ sở để học sinh nắm kiến thức địa lý Tổ quốc, kiến thức địa lý “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 8 - Bước 2: Từ các bài đã chọn ở bước 1 giáo viên xác định các kiến thức địa lí địa phương sẽ được vận dụng vào trong bài học. - Bước 3: Tìm hiểu, thu thập thông tin, số liệu... địa lí địa phương cụ thể, chính xác chuẩn bị cho tích hợp. - Bước 4: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học hợp lí để tích hợp kiến thức địa lí địa phương vào bài học. Tuy nhiên giáo viên cần linh hoạt tùy từng nội dung bài học, từng đối tượng học sinh và điều kiện học tập cụ thể của từng lớp mà giáo viên có thể lựa chọn các hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp nhất. - Bước 5 (nếu cần): Chủ động chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học trực quan về địa lí địa phương khi lên lớp để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. - Bước 6: Thực hiện tích hợp và rút kinh nghiệm. 3.3. Các phương pháp tích hợp kiến thức địa lí địa phương Phương pháp tích hợp kiến thức địa phương trong môn Địa lí 8 là những phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ sử dụng một số phương pháp cơ bản để vận dụng kiến thức địa lí địa phương Hà Nội vào một số bài học Địa lí lớp 8. Một số phương pháp có nhiều khả tích hợp một cách hiệu quả cần quan tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi học sinh phải điều tra tìm hiểu, thu thập thông tin, bộc lộ được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra được những giải pháp.... trước các vấn đề của địa phương. Ví dụ như phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về môi trường). Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế. Tuỳ theo đối tượng HS có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Đánh giá việc nắm kiến thức bài học có vận dụng địa lí địa phương của HS qua tiết học có hiệu quả ở các mức độ khác nhau: - Mức độ nhận biết: HS nhận biết, trình bày được những vấn đề về địa lí địa phương Hà Nội được giáo viên đề cập tới trong bài. “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 10 quan đến nội dung bài học. GV có thể sử dụng làm tư liệu để dẫn dắt cho học sinh phân tích hoặc chốt lại hay mở rộng kiến thức. 3.3.4. Phương pháp cho bài tập vận dụng và nghiên cứu Đối với một số bài học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm các bài tập vận dụng và nghiên cứu ở trên lớp hoặc chuẩn bị ở nhà như tìm hiểu về đặc điểm địa lí của địa phương mình để học sinh hiểu sâu, nhớ lâu hơn. 3.3.5. Sử dụng trò chơi trong dạy học “Học mà chơi - chơi mà học”. Trong quá trình dạy học, sử dụng trò chơi kết hợp với kiến thức địa lí địa phương sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ, lý thú, giúp học sinh học và rèn luyện những kỹ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội, kỹ năng cộng tác. 3.5.6. Thảo luận nhóm Đây là phương pháp rất phổ biến trong dạy học phát triển năng lực cho người học. Với phương pháp thảo luận nhóm cho phép trong cùng một thời gian có thể khai thác một hay nhiều đơn vị kiến thức khác nhau về địa lí địa phương. Thông thường là các đơn vị kiến thức khó đòi hỏi sự tư duy, phân tích, tổng hợp, vận dụng của học sinh. Nó giúp huy động khả năng của tất cả các thành viên thúc đẩy quá trình trao đổi, khả năng hợp tác cũng như cách phân chia công việc của học sinh. 4. CÁCH TIẾN HÀNH TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CÁC BÀI HỌC CỤ THỂ . 4.1. SỐ TIẾT TRỰC TIẾP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI (5 tiết). - Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. - Bài 26: Đặc điểm Tài nguyên khoáng sản Việt Nam. - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình. - Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam. - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam . 4.2. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ. Ví dụ 1: Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (SGK Địa Lí lớp 8 ) “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 12 Ví dụ 2: Bài 26. Đặc điểm Tài nguyên khoáng sản Việt Nam (SGK Địa Lí lớp 8). Địa chỉ tích hợp: Mục 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản Tiến hành tích hợp: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nghiên cứu từ sau tiết học trước cụ thể: Chia lớp thành 3 nhóm đồng nhiệm vụ: sưu tầm tư liệu về khoáng sản Hà Nội theo hướng dẫn sau: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có bao nhiêu điểm mỏ khoáng sản? Bao nhiêu loại khoáng sản? Kể tên các loại khoáng sản đó. Nhóm khoáng sản nào tiềm năng nhất? Quê hương em (Ba Vì) có những khoáng sản nào? Sau khi dạy sự giàu có của khoáng sản Việt Nam giáo viên cho dại diện nhóm lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị của học sinh (có thể cho điểm đối với nhóm chuẩn bị tốt) và chốt kiến thức. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 319 điểm mỏ khoáng sản gồm 25 loại hình khoáng sản (than đá, than bùn, cuội sỏi, cát xây dựng, đất san lấp, sét xi măng, sét gạch ngói, sét kaolin, sét khó chảy, bột màu, puzơlan, đá bazan, đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, đá ong, kaolin, asbest, vàng, đồng, sulfur – đa kim, sắt, pyrit, nước nóng, nước khoáng) thuộc 5 nhóm khoáng sản. Khoáng sản tiềm năng nhất thuộc nhóm vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp, phân bố chủ yếu tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Mỹ Đức, Sóc Sơn và TX. Sơn Tây. [3] GV giới thiệu một số hình ảnh khai thác khoáng sản thực tế tại địa phương Khai thác đá vôi và khai thác cát ở Ba Vì “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 14 đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.. [4] Ví dụ 4: Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam (SGK Địa Lí lớp 8). Địa chỉ tích hợp 1: Mục 2. Tính chất đa dạng và thất thường phần a) Miền khí hậu phía Bắc Tiến hành tích hợp: GV đưa ra cho học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút theo nội dung câu hỏi: Hà Nội thuộc miền khí hậu nào? Giải thích vì sao Hà Nội lại có một mùa đông lạnh. Tại sao nói mùa đông ở Ba Vì lại lạnh hơn so với các địa phương khác ở Hà Nội? Trong tình trạng dịch bênh covid-19 diễn biến phức tạp khí hậu lạnh sẽ gây ra khó khăn gì? HS thảo luận cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức và giới thiệu hình ảnh về mùa đông Hà Nội Hình ảnh mùa đông Hà Nội nguồn internet Địa chỉ tích hợp 2: phần hoạt động vận dụng hoặc hướng dẫn về nhà Tiến hành tích hợp: GV có thể đưa ra một số bài tập để học sinh làm như: - Giải thích hiện tượng nồm ẩm diễn ra tại thực tế gia đình em. - Nếu em là nhà phân phối điều hòa tại thị trường Hà Nội nói riêng và Miền Bắc nói chung em sẽ chọn phân phối điều hòa một chiều hay hai chiều? Vì sao? Ví dụ 5: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam (SGK Địa Lí lớp 8). “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8”
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_dia_li_dia_phuong_v.doc