Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống và trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Hóa học có vai trò rất quan trọng bởi vì Hóa học hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Nó có mặt xung quanh chúng ta trong những hiện tượng thực tiễn hàng ngày. Với ngành giáo dục hiện nay chúng ta đang dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy học sinh dùng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đặc biệt có Hóa học còn có khả năng phát huy sự hiểu biết của học sinh đối với thế giới bên ngoài nếu giáo viên biết khai thác, lồng ghép, tích hợp liên hệ các câu hỏi, bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học.Trong phương châm giáo dục hiện nay, trước hết tạo điều kiện cho học sinh việc “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tế”; Tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. Xây dựng cho các em có thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Với bộ môn Hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: Quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp như:
+ Khai thác đặc thù bộ môn tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú.
+ Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian dành cho học sinh hoạt động trong giờ học.
+ Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh như: Thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học.v.v…
Chính vì những lí do đó với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, mong góp phần nhỏ bé của mình
vào sự nghiệp giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trường THCS Thái Hòa nói riêng tôi đã đi nghiên cứu tài liệu và học hỏi các đồng nghiệp cùng với những kinh nghiệm rút ra từ những năm giảng dạy Hoá học ở trường THCS, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9” để nghiên cứu và áp dụng cho chương trình hóa học lớp 9, Trường THCS Thái Hòa trong năm học 2020 - 2021.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng môn Hóa học 9

2/15 cứu và áp dụng cho chương trình hóa học lớp 9, Trường THCS Thái Hòa trong năm học 2020 - 2021. III. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với mục đích giúp học sinh xây dựng hệ thống một số hiện tượng Hóa học trong thực tiễn vào bài giảng trong chương trình Hóa học 9, giúp các em giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học. Đồng thời đề tài cũng làm rõ ý nghĩa khoa học hóa học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong tình hình đất nước hiện nay. IV. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là các hiện tượng hóa học diễn ra trong thực tiễn liên quan đến chương trình lớp 9, được kiểm chứng qua năm học: 2020- 2021 ở trường THCS Thái Hòa với 73 học sinh lớp 9. V. Phương pháp nghiên cứu -Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu: Luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa học THCS. -Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa học 9 ở trường THCS Thái Hòa -Tổng hợp các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở chương trình hóa học 9. -Phương pháp so sánh, đối chứng. -Phương pháp kiểm tra đánh giá. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập của các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy Hóa học phải biết nắm tâm lí và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, đồng thời lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn đời sống hàng ngày để thấy môn Hóa học gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức các hoạt động tự lực học tập sau: + Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh theo hướng tích hợp - Cho học sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ của các bộ môn khoa học với nhau như: Hóa, Lý, Sinh, Địa, GDCD. Từ đó làm tăng khả năng tiếp thu, hiểu biết kiến thưc sâu, rộng hơn. 4/15 xem nhẹ dẫn đến học sinh hiểu vấn đề một cách phiến diện hoặc giải quyết không thỏa mãn triệt để. Khi chuẩn bị thực hiện đề tài này, học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức bộ môn hóa học của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, định luật Học sinh chưa biết và vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên học sinh hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này. Thực trạng ở trường THCS Thái Hòa số học sinh ít, số giáo viên ít nên rất khó khăn trong việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trong năm học này tôi đã thành lập “Câu lạc bộ Hóa học ” Tuy một số em rất muốn tham gia câu lạc bộ hóa học nhưng một phần chưa đủ tự tin vào năng lực hiểu biết môn Hóa mặt khác vốn kiến thức về Hóa học liên hệ với thực tiễn đời sống còn hạn chế nên các em còn e ngại tham gia và rất ít học sinh tự tin tham gia. Đặc biệt qua các kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ, thi học sinh giỏi các cấp thì vấn đề liên hệ thực tế có liên quan đến kiến thức Hóa học ít được chú ý nên chất lượng và kết quả chưa cao. Kết quả khảo sát chất lượng môn Hóa học của học sinh khối lớp 9 của học kỳ I năm học 2020- 2021 trước khi thực hiện đề tài: TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 73 SL % SL % SL % SL % SL % 8 11% 14 19,2% 39 53,4% 11 15% 01 1,4% III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ * Các giải pháp: Để thực hiện tốt được vấn đề “Tích hợp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng Hóa học 9 ” đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm; tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế có liên quan đến bài học, hình thành bài giảng theo hướng phát huy tích cực, chủ động của học sinh. Song phải mang tính chất hợp lý, hài hòa, đôi lúc có khôi hài nhưng vẫn đảm bảo được mục đích, tiêu chí, nội dung của bài dạy. Tuy nhiên, thời gian dành cho vấn đề này không nhiều (ví như thứ gia vị trong đời sống, không thể thay thế cho thức ăn, nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống). Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã sử dụng các hiện tượng hóa học trong thực tiễn vào bài giảng bằng cách: 6/15 a, Phương pháp tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức Hóa học với kiến thức thực tiễn, làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất. Thí dụ 1: Khi giảng bài về “Các oxit của cacbon”, bên cạnh giảng về vai trò làm chất khử của CO trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim, giáo viên cần kết hợp với kiến thức về khả năng gây ngộ độc của CO, triệu chứng bị ngộ độc. Như trong thực tế khi dừng xe trước đèn đỏ mà không tắt máy thì sẽ thải ra nhiều khí CO.Từ đó ta biết được các nguồn sinh ra CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh. Hoặc khi giảng về khí CO 2, song song với việc giảng về vai trò của CO 2 đối với quá trình quang hợp của cây xanh, đồng thời giáo viên phải đề cập đến vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của CO 2, và giáo dục học sinh nên trồng cây xanh, bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường và cuộc sống. Thí dụ 2: Tại sao nước máy lại có mùi khí clo ? Vì sao không dùng nước máy để tưới cây cảnh? Giải thích: Trong hệ thống nước máy, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HClO Axit hipoclorơ (HClO) sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi thấy mùi clo. Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đốm trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước máy, vì vậy không nên dùng nước máy để tưới cây. Giải thích được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong Bài 26: Clo b, Phương pháp lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn, hoặc những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể đan xen vào tiết học. Cách này có thể tạo không khí học tập thoải mái, kích thích niềm đam mê hứng thú bộ môn. Thí dụ 1: “Ma trơi” là gì? “Ma trơi” thường gặp ở đâu? Giải thích: “Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng Phốtpho khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P2H4 (Điphotphin), khí 8/15 sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi “ vì sao lại có hiện tượng đó”? Tạo tiền đề thuận lợi cho khi học bài mới tiếp theo. Thí dụ 1: Ca dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu ca dao đó mang ý nghĩa Hóa học gì ? Giải thích: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đòng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ? Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa 3000o C điện) thì: N2 O2 2NO Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2 Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3 HNO3 hòa tan trong đất được trung hòa bởi một số muối tạo muối nitrat cung cấp Nitơ cho cây. Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ. Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp trong đời sống, quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những tháng năm canh tác nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để kiểm nghiệm và giải thích được một cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có thể đề cập trong Bài 11: Phân bón hóa học Thí dụ 2: Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong ? Giải thích: Công thức hóa học của phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước: K 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Do khi đánh phèn trong nước phèn tan ra tạo kết tủa Al(OH) 3, chính kết tủa keo này đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành các hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm nước trong. Nên trong dân gian có câu: “ Anh đừng bắc bậc làm cao Phèn chua em đánh nước nào cũng trong” Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn ( minh là trong trắng, phàn là phèn). Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên tích hợp cho phần liên hệ thực tế trong Bài 18: Nhôm. Thí dụ 3: Làm cách nào để quả mau chín ? Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ? 10/15 Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng dấm (CH 3COOH 5%) và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch. Giáo viên có thể tích hợp vào trong Bài 9:Tính chất hóa học của muối ( hay Bài 29: Muối các bonat). Mục đích cung cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp phần cho học sinh hiểu bản chất của vấn đề có trong đời sống hàng ngày, học sinh có thể ứng dụng trong gia đình mình, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm được. Thí dụ 2: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ? Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H 2S. Do đó, lượng H 2S trong cơ thể giảm và dần đỡ bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O (đen) Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể tích hợp hiện tượng trên khi dạy bài 16: Tính chất hóa học của kim loại. Thí dụ 3: Để làm sạch nhựa quả dính vào dao khi cắt (ví dụ nhựa mít) người ta thường A. nhúng dao vào xăng hoặc dầu hoả. B. nhúng dao vào nước xà phòng. C. ngâm dao vào nước nóng. D. ngâm dao vào nước muối. *Đáp án : A 6/ Lồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,đang được con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày các hiện tượng thường xuyên bắt gặp như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng gà,; khói bụi của các lò gạch, nhà máy xay lúa, các cánh đồng sau thu hoạch,có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không? Giáo viên dạy học bộ môn Hóa có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một số chất, Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn phải giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với học sinh. Thí dụ 1: “Mưa axit” là gì ? Tác hại của nó như thế nào ? 12/15 Giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi dạy xong phần sản xuất gang, thép để tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường, giúp học sinh ý thức được việc bảo vệ môi trường ở Bài 20: Hợp kim Sắt, Gang, Thép. 7/ Tích hợp trong giờ bài tập và kiểm tra đánh giá: Trong giờ bài tập, giáo viên có thể đưa vào các bài tập có nội dung thực tiễn mà học sinh có thể vận dụng được những kiến thức trong nội dung luyện tập để giải quyết những kiến thức thực tiễn có liên quan. Thí dụ: Khi dạy phần luyện tập về Clo, có thể đưa ra bài tập sau: Trong phòng thí nghiệm (hoặc nhà máy sản xuất giấy) khi bị ngộ độc Clo người ta sơ cứu bằng cách cho nạn nhân ngửi khí nào? A. H2 B. NH3 C. O2 D. N2 8/ Sử dụng thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Giáo viên hóa học nên tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ Hóa học, các buổi ngoại khóa về Hóa học, các cuộc thi Hóa học vui,. nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú và say mê hóa học, đồng thời kích thích học sinh lòng ham hiểu biết, hình thành cho học sinh thói quen luôn thắc mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong cuộc sống và phải tìm cách giả quyết cho được các vấn đề đó. Thí dụ 1: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ? Giải thích: Muốn khắc thuỷ tinh, người ta nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình, chữcần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi lớp sáp do có phản ứng: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Nếu không có dung dịch HF, ta có thay bằng dung dịch H 2SO4 đặc và bột CaF2 (màu trắng). Nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình, chữ cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột CaF 2 vào chổ cần khắc, cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác hoặc bìa cứng đặt lên trên khu vực khắc, sau 1 thời gian thuỷ tinh cũng sẽ bị ăn mòn những nơi cạo lớp sáp. Do: CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại) SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Đây là vấn đề thực tế với những gia đình, xí nghiệp kinh doanh và sản xuất thuỷ tinh. Nó không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thủy tinh mà còn giải thích hiện tượng đó. Giúp học sinh sẽ nhớ đến bài học khi gặp vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi dậy niềm đam mê học tập và khám phá, càng tốt hơn nếu học sinh được tiến hành thí nghiệm. Giáo
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cac_hien_tuong_hoa_hoc_trong.doc