Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trước những thực trạng của vấn đề môi trường đang diễn ra trên thế giới, trong cả nước cũng như tại địa phương. Nhất là, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu GV - cán bộ quản lí , cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lực lượng học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động đến lực lượng dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Từ đó tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu này nhằm nhắc nhở bản thân mình phải sử dụng phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống để giáo dục học sinh thấy rõ trách nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống khi chưa quá muộn.

doc 59 trang Thanh Ngân 13/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam
 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
cách người lao động mới. Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động 
đến lực lượng dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự 
chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong 
công tác bảo vệ môi trường. Từ đó tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu này nhằm 
nhắc nhở bản thân mình phải sử dụng phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống 
để giáo dục học sinh thấy rõ trách nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần 
chung tay bảo vệ môi trường sống khi chưa quá muộn. 
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Kết luận tại hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III của Bộ trưởng Bộ 
TN&MT Phạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: “Công tác bảo vệ môi trường vẫn 
còn nhiều tồn tại, bất cập. Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc trong 
đời sống xã hội, đặc biệt tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị và làng 
nghề; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn đang ngày càng tinh vi và 
phức tạp”. Điều đó cho thấy nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trong công tác 
bảo vệ môi trường giai đoạn tới là hết sức nặng nề. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục 
có sự chung sức, chung lòng, cùng nhau nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường, phải 
thực sự coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. 
 Trước những thực trạng nêu trên bản thân tôi phải xác định rằng tích hợp giáo 
dục bảo vệ môi trường trong các môn học nói chung và môn học địa lí nói riêng là 
vô cùng cần thiết nhằm chung tay cùng với cộng đồng trong việc bảo vệ môi 
trường sống của nhân loại, trong đó có cá nhân mình.
 Thực trạng về nguồn tài nguyên nước, rừng, chất thải trong sản xuất và sinh 
hoạt ở nước ta hiện nay.
 * Tài nguyên nước:
 Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lí chưa tốt khiến 
tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng 
nước theo đầu người năm 1943 là 16.641m3/người, nếu số dân tăng lên 150 triệu thì 
chỉ số chỉ còn 2.467m3/ người/ năm, xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước.
 2 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
bị tàn phá nghiêm trọng, làm cho môi trường sinh thái bị đảo lộn, môi trường sống 
của các loại động vật bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng các loại động vật quí hiếm
 Do vậy trong những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, 
diện tích rừng có được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút. Cụ 
thể diễn biến diện tích rừng qua các năm theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn (tính đến tháng 12 năm 2015).
 Năm 1945 1976 1980 1985 1990 1995 2005 2015
 Tổng DT 14.300 11.169 10608 9.892 9.175 9.302 12.617 13.520
 (triệu ha)
 Rừng trồng 0 0.092 0.422 0584 0.745 1.050 2.334 2.733
 Rừng tự 14.300 11.076 10.186 9.3083 8.4307 8.2525 10.283 10.787
 nhiên
 Độ che phủ 43.0 33.8 32.1 30.0 27.8 28.2 37.0 40,84
 %
 BQ rừng/ng 0.57 0.31 0.19 0.14 0.12 0.12 0.15 0.15
 ( ha/ người)
 4 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
 Những cây gỗ lớn bị chặt không thương tiếc
 Theo những người nông dân, toàn bộ số gỗ được các đối tượng chặt hạ và tập 
kết vào buổi sáng, đến chiều sẽ có xe tải vào chuyển đi. Trên sườn đồi, dễ dàng tìm 
thấy những gốc cây lớn vừa bị chặt hạ. Người dân địa phương cho biết, đây là cây 
gỗ ràng ràng, có giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, để khai thác với số lượng lớn, 
ngay cả những cây nhỏ cũng bị chặt rồi vứt bỏ để lấy chỗ hạ những cây lớn. Với 
quy mô tàn sát đến mức tận diệt, có lẽ phải mất rất nhiều thời gian cánh rừng này 
mới có thể phục hồi.
 6 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
 Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời thì sự sống của con 
người sẽ bị chìm dần trong rác
 3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của 
loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và 
của mỗi quốc gia.
 Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản 
gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
 Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh 
tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ 
môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường, từng 
người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi 
trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường mới, người chủ tương lai 
của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường và 
bảo vệ môi trường là tự bảo vệ mình. 
 8 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết.
 - Phương pháp đàm thoại – gợi mở.
 - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp thực nghiệm khoa học.
 V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
 1. PHẠM VI: 
 Với sáng kiến này tôi áp dụng cho học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 9A, 9B trường tôi 
năm học 2016-2017
 2. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
 Quá trình chuẩn bị và thực hiện trong 2 năm học
 Chuẩn bị năm học 2015 – 2016, thực hiện năm học 2016 – 2017.
 B. NỘI DUNG 
 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 1. CĂN CỨ LÝ LUẬN:
 Trong quá trình giảng dạy người giáo viên luôn cần phải nắm bắt đối tượng 
học sinh, tìm hiểu được thái độ tiếp thu môn học của học sinh có tính tích cực, chủ 
động sáng tạo hay chưa? Kết quả học tập của các em đã đạt được yêu cầu chưa? 
Qua đó người giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp, để hướng 
dẫn học sinh học tập đạt kết quả tốt.
 Tuy nhiên để đạt được điều đó, người giáo viên luôn phải không ngừng nỗ lực 
tìm tòi sáng tạo trong phương pháp dạy học. Luôn có tấm lòng bao dung, tâm huyết 
yêu nghề mến trẻ.
 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
 Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. 
Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị 
quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường 
 10 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
 Vấn đề môi trường không phải là môn học chính, nên đa số giáo viên chú 
trọng nội dung của bài học và qũy thời gian dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi 
khi thiếu thời gian giáo viên bỏ qua khâu này. 
 Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm hiểu số liệu, tranh 
ảnhđể minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực 
hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém 
hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại 
hiệu quả cao.
 Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, vườn 
trường, địa bàn thực tập để có thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy.
 Đa số học sinh còn xem môn địa lý là môn học phụ nên nhiều em còn lơ là, 
ít quan tâm trong quá trình học.
 2. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC ĐỊA LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH 
HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TÔI:
 Với địa bàn xã tôi thuộc miền trung du, nhận thức của phụ huynh và học sinh 
còn chưa được đúng đắn với môn học này và luôn coi đó là môn phụ chỉ cần học 
thuộc là được mà không cần đến sự tư duy liên hệ. Học sinh còn chưa ham muốn 
học tập bộ môn này, tỉ lệ học sinh giỏi môn Địa Lí trong các kì thi huyện ít, thi 
thành phố hiếm.Gần như không bậc phụ huynh nào muốn cho con mình thi vào các 
trường cao đẳng, đại học khối C vì nghĩ ra trường khó xin việc. Chính vì vậy, chất 
lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc tích hợp bảo 
vệ môi trường trong học tập của các em vẫn gặp khó khăn.
 Nhiều em chưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, liên hệ, khảo sát thực tế mà chỉ 
quen nghe, quen ghi chép những gì mà giáo viên nói nên thiếu kiến thức thực tế 
khó khăn trong vấn đề tích hợp.
 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY 
HỌC ĐỊA LÍ VIỆT NAM LÀ GÌ?
 12 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
 Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi 
trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi 
đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
 Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động 
tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi 
trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
 Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến 
thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến 
thức và tăng thời gian của bài học, có nghĩa là: không biến một bài dạy địa lí thành 
một bài dạy môi trường
 b. Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: 
 Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển 
khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích 
hợp trong môn học thông qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 
mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. Cụ thể là ở mức độ 
toàn phần thì mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn 
với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
 Ví dụ như khi dạy về bài 28 vùng Tây Nguyên thì chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ 
môi trường ở mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Học 
sinh biết được vùng Tây Nguyên có một lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình cao 
nguyên, đất ba dan, rừng chiếm diện tích lớnHọc sinh phải biết được rằng việc 
chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật 
hoang dã làm ảnh hưởng xấu tới môi trườngCòn đối với mức độ liên hệ thì có 
điều kiện liên hệ một cách logic. Ví dụ khi dạy về sông, hồ và biển thì học sinh 
phải biết được vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên 
trái đất. Phải có óc quan sát và nhận định về tình trạng nguồn nước có bị ô nhiễm 
hay không. Để từ đó các em cần tìm ra nguyên nhân, hậu quả cũng như tìm ra các 
giải pháp khắc phục. Thông qua việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường sẽ tạo 
 14 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
trường, trước hết các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng 
các quy định bảo vệ môi trường. Ví dụ chỉ là hành động nhỏ thôi cũng tác động rất 
lớn đến các em, như khi bước tới của lớp nếu thấy một vài mẫu giấy vụn thì giáo 
viên nên nhặt bỏ vào sọt rác thì bản thân ta đã góp phần làm cho môi trường sạch 
hơn. Có thể nhắc các em tắt hệ thống điện trong phòng học khi không cần thiết. Đó 
cũng chính là những hành động để giáo dục các em sử dụng tiết kiệm và hiệu quả 
nguồn năng lượng, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra lượng khí 
thải gây hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái đất nóng lên và khí hậu trên toàn cầu bị 
biến đổi. Một trong những quốc gia bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lớn nhất 
là Việt Nam.( Cụ thể trong năm 2010 Việt Nam đã phải hứng chịu những đợt hạn 
hán lớn diễn ra trên phạm vi cả nước. Đặc biệt các tỉnh duyên hải Miền Trung, từ 
Nghệ An trở vào cho tới Ninh Thuận phải đương đầu với nhiều trận lũ lụt lớn, gây 
thiệt hại lớn về tài sản cũng như tính mạng của người dân,). Sự mất mát đó không 
thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà phải sau nhiều năm nữa mới khắc phục 
được. Khi lấy những dẫn chứng cụ thể như vậy thì hiệu quả giáo dục môi trường sẽ 
có tác dụng hơn, vì có thể khẳng định rằng chính con người tác động vào tự nhiên 
và lấy đi những gì của tự nhiên, thì con người phải chịu những hậu quả của tự 
nhiên mang lại.
 16 “Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học Địa Lí Việt Nam”
 - Tiết 29 - Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
 (SGK Địa Lí lớp 8).
 - Tiết 39 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam (SGK Địa Lí lớp 8 ).
 - Tiết 44 - Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam ( SGK Địa Lí lớp 8 ).
 Lớp 9:
 - Tiết 3 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (SGK Địa Lí lớp 9).
 - Tiết 13 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp ( SGK Địa Lí lớp 9).
 - Tiết 24 - Chủ đề: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội Vùng Đồng bằng sông 
 Hồng (SGK Địa Lí lớp 9).
 - Tiết 45, 46 - Chủ đề: phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi 
 trường biển - đảo (SGK Địa Lí lớp 9 ).
 *. KHI DẠY VỀ CHỦ ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC:
 Ví dụ 1: Tiết 27 – Bài 24 Vùng Biển Việt Nam ( SGK Địa Lí lớp 8 )
 Ở bài này tích hợp trong mục 2: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển việt nam
 GV đưa ra câu hỏi: Em nào đã đi du lịch biển rồi? Em thấy biển nước ta như 
thế nào? (Tôi đưa ra câu hỏi này vì biết chắc học sinh lớp mình dạy đã có em đi du 
lịch biển). Khi đó học sinh trả lời: Biển nước ta đẹp... (Vì điểm chọn để tham quan 
du lịch bao giờ cũng đẹp)
 GV giới thiệu một số vùng biển đẹp của nước ta
 Lặn biển ngắm san hô ở Phú Quốc
 18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_bao_ve_moi_truong_trong_day_h.doc