Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm khi dạy học giải tam giác nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Về mục đích học Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm: “học để làm việc”. Còn về phương pháp học tập Bác xác định: “Học phải gắn liền với hành, học tập suốt đời, học ở mọi nơi”. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra: “…chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn”. Hiện nay, hoạt động thực hành trải nghiệm là một bộ phận trong chương trình giáo dục phổ thông mới và chiếm 7% nội dung giáo dục [3, tr.121]..
Về phương pháp và hình thức dạy học, công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 số 1749/SGD&ĐT-GDTrH đã nêu rõ: “…tiếp tục triển khai dạy học gắn liền với thực tiễn dưới hình thức thực hành trải nghiệm được thiết kế thành các HĐGD không tổ chức trong lớp học”. Hình thức dạy học này có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực học sinh, từ chỗ học sinh học được cái gì đến việc quan tâm xem học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tôi nhận thấy giáo viên vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng, đánh giá đúng vai trò của hoạt động thực hành trải nghiệm trong việc củng cố, truyền thụ kiến thức và phát triển các phẩm chất năng lực cho học sinh như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tính toán…Phần Giải tam giác và áp dụng vào bài toán thực tiễn trong chương trình Toán 10, các giáo viên đều chú trọng dạy lý thuyết, củng cố và khắc sâu kiến thức thông qua các bài tập nhưng không tổ chức cho học sinh đo đạc và tính toán trong thực tế mặc dù cơ hội và điều kiện tổ chức là rất nhiều. Học sinh cũng đang học toán chỉ giới hạn trong phạm vi bốn bức tường của lớp học, đây là kiểu ''dạy và học toán tách rời cuộc sống đời thường''.
Vì các lí do trên nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm khi dạy học giải tam giác nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
pdf 37 trang Thanh Ngân 21/11/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm khi dạy học giải tam giác nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm khi dạy học giải tam giác nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm khi dạy học giải tam giác nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Về mục đích học Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm: “học để làm việc”. 
Còn về phương pháp học tập Bác xác định: “Học phải gắn liền với hành, học tập 
suốt đời, học ở mọi nơi”. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là 
đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, 
có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng bản 
thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Nghị quyết 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo 
đã chỉ ra: “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang 
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nâng cao năng lực và kỹ 
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. 
 Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 
26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh 
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố 
cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, 
năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử 
dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then 
chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống 
thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa 
toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn”. Hiện 
nay, hoạt động thực hành trải nghiệm là một bộ phận trong chương trình giáo 
dục phổ thông mới và chiếm 7% nội dung giáo dục [3, tr.121].. 
 Về phương pháp và hình thức dạy học, công văn hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 số 1749/SGD&ĐT-GDTrH đã 
nêu rõ: “tiếp tục triển khai dạy học gắn liền với thực tiễn dưới hình thức thực 
hành trải nghiệm được thiết kế thành các HĐGD không tổ chức trong lớp học”. 
Hình thức dạy học này có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển 
các phẩm chất, năng lực cho học sinh. 
 Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển 
từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực học sinh, từ chỗ học sinh 
học được cái gì đến việc quan tâm xem học sinh vận dụng được cái gì qua việc 
học. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tôi nhận thấy giáo viên vẫn chưa nhận 
thấy tầm quan trọng, đánh giá đúng vai trò của hoạt động thực hành trải nghiệm 
trong việc củng cố, truyền thụ kiến thức và phát triển các phẩm chất năng lực 
cho học sinh như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tính 
toánPhần Giải tam giác và áp dụng vào bài toán thực tiễn trong chương trình 
Toán 10, các giáo viên đều chú trọng dạy lý thuyết, củng cố và khắc sâu kiến 
thức thông qua các bài tập nhưng không tổ chức cho học sinh đo đạc và tính 
toán trong thực tế mặc dù cơ hội và điều kiện tổ chức là rất nhiều. Học sinh cũng 
 2 PHẦN II. NỘI DUNG 
 I. Thực trạng của vấn đề 
 1.1. Phân tích thực trạng và tìm nguyên nhân 
 - Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục 
đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công văn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH, về việc 
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đã chỉ rõ: “Tối thiểu mỗi môn học xây dựng 
và tổ chức thực hiện 02 chủ đề môn học hoặc hoạt động trải nghiệm”. 
 Công văn số 1769/SGD&ĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo 
Nghệ An, đã chỉ rõ: “Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy 
học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. 
 Về phương pháp và hình thức dạy học, công văn hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 số 1749/SGD&ĐT-GDTrH đã 
nêu rõ: “tiếp tục triển khai dạy học gắn liền với thực tiễn dưới hình thức thực 
hành trải nghiệm được thiết kế thành các HĐGD không tổ chức trong lớp học”. 
 Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ 
thông 2018 ở lớp 10. Tuy nhiên, thông qua trao đổi với các giáo viên giảng dạy 
môn Toán tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương về thực trạng 
và nguyên nhân của vấn đề đang nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng, mặc dù đã có 
rất nhiều thay đổi trong việc tiếp cận chương trình và phương pháp dạy học mới, 
tăng cường các hoạt động, nhưng giáo viên cũng chủ yếu chú trọng đến truyền 
thụ lí thuyết, rèn luyện kĩ năng giải các bài tập, những ứng dụng toán học cũng 
chỉ trên sách vở mà chưa quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành trải 
nghiệm khi dạy học môn Toán. Sau khi thực hiện khảo sát bằng phiếu với các 
giáo viên Toán tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. Kết quả cho thấy rằng, 
ngay cả phần “Giải tam giác và áp dụng vào bài toán thực tiễn” trong chương 
trình Toán 10, 100% giáo viên được khảo sát đánh giá rất cần thiết nhưng lại 
không tổ chức hoạt động thực hành ứng dụng vào đo đạc. 
 Ý kiến 
 Nội dung câu hỏi Các lựa chọn 
 GV 
 Câu 1. Xin thầy(cô) đánh giá về mức độ A. Không cần thiết 0% 
 cần thiết phải tăng cường liên hệ với B. Cần thiết 55.6% 
 thực tiễn trong quá trình dạy học Toán? C. Rất cần thiết 44.4% 
 Câu 2. Thầy(cô) có thường xuyên liên A. Chưa bao giờ 0% 
 hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học B. Thỉnh thoảng, khi có cơ hội 55.6% 
 Toán không? C. Thường xuyên 44.4% 
 Câu 3. Thầy (cô) có thường xuyên tổ A. Chưa bao giờ 0% 
 4 Ý kiến 
 Nội dung câu hỏi Các câu trả lời 
 HS 
Câu 1. Em cho biết mức độ cần A. Rất cần thiết 31.3% 
thiết của môn Toán trong cuộc B. Cần thiết 62.5% 
sống và công việc như thế nào? C. Không cần thiết 6.2% 
 A. Vì môn Toán phải thi tốt nghiệp 
 87.5% 
 THPT và xét tuyển ĐH 
Câu 2. Nếu em có thích học môn B. Vì môn Toán dễ học 0% 
Toán, hãy cho biết lí do vì sao? C. Vì môn Toán giúp em rèn luyện tốt 
 tư duy và áp dụng nhiều trong cuộc 12.5% 
 sống và công việc 
 A. Tập trung nghe giảng, làm bài tập 
 6.3% 
 đầy đủ. 
 B. Tập trung nghe giảng, tích cực tương 
 tác với giáo viên và làm việc nhóm. Về 75% 
Câu 3. Em đã học tập môn Toán nhà làm bài tập trong sách. 
như thế nào? C. Tập trung nghe giảng, tích cực tương 
 tác với giáo viên và làm việc nhóm. Về 
 nhà làm bài tập trong sách, thực hành 18.7% 
 vận dụng kiến thức vào thực tiễn khi có 
 cơ hội. 
Câu 4. Em có thường xuyên vận A. Chưa khi nào. 81.3% 
dụng toán học vào cuộc sông và B. Thỉnh thoảng, khi có cơ hội 18.7% 
công việc không? C. Thường xuyên 0% 
Câu 5. Em có hứng thú trong A. Không thích 12.5% 
các hoạt động thực hành toán B. Thích 62.5% 
học và các hoạt động giáo dục C. Rất thích 
 25% 
STEM không? 
Câu 6. Thầy cô dạy em có A. Chưa bao giờ 0% 
thường xuyên liên hệ với thực B. Thỉnh thoảng 68.7% 
tiễn trong quá trình dạy học môn C. Thường xuyên 
 31.3% 
Toán không? 
Câu 7. Khả năng vận dụng kiến A. Kém 81.3% 
thức Toán của em vào thực tiễn B. Có thể vận dụng khi có tình huống 18.7% 
như thế nào? C. Thường xuyên vận dụng 0% 
Câu 8. Em có mong muốn gì về A. Tăng cường các bài tập khó để rèn 
 6.3% 
thầy cô dạy môn Toán? luyện kĩ năng giải Toán 
 6 + Sự chỉ đạo nghiêm túc của Sở giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường 
trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục hướng đến phát triển năng 
lực học sinh và quan tâm tạo điều kiện mua sắm thiết bị để tổ chức hoạt động. 
 + Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn điều cho rằng tiềm năng tổ 
chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán là khá nhiều. 
 + Học sinh rất hào hứng và mong muốn được tham gia hoạt động 
trải nghiệm. 
 + Địa bàn huyện Thanh Chương có nhiều cơ hội để thực hiện thành công 
đề tài. 
 - Khó khăn 
 + Chất lượng đầu vào của học sinh thấp nên một phần không nhỏ học sinh 
lớp 10 không nhớ, chưa hiểu kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông 
đã học ở cấp THCS cũng như các kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác 
đang được học. 
 + Trình độ tư duy cung như ý thức tổ chức của nhiều học sinh còn yếu nên 
sẽ gây ra ít nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động nhất lại là hoạt động nhóm. 
 + Hiện nay chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn nội dung và các bước thiết kế, 
tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán THPT. 
 II. Cơ sở lí luận 
 2.1. Hoạt động thực hành trải nghiệm 
 - Hoạt động thực hành, trải nghiệm không phải một môn học mà là một 
dạng hoạt động giáo dục đa dạng, tích cực, tự giác có mục đích, trong đó, dưới 
sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tạo điều 
kiện tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động trong và ngoài nhà trường, 
qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích 
luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. 
 - Hoạt động thực hành, trải nghiệm trong từng môn học được hiểu là sự vận 
dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một 
phần kiến thức) nào đó, giúp học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức 
một cách sáng tạo và hiệu quả. Các hoạt động này được thực hiện trong 
lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểm nào phù hợp 
 - Hoạt động trải nghiệm được chia làm hai mức độ: 
 + Hoạt động trải nghiệm trong từng môn học nhằm trải nghiệm kiến thức 
môn học trong thực tiễn. 
 8 quyết tốt vấn đề đặt ra. Sử dụng kết hợp hai phương pháp này sẽ hình thành cho 
học sinh kĩ năng hợp tác giải quyết vấn đề theo nhóm - đây là một trong những 
kĩ năng còn yếu đối với học sinh cũng như lực lượng lao động của nước ta trong 
giai đoạn hiện nay. 
 Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý: Phân công nhiệm vụ cho tất cả 
các thành viên gắn liền với hiệu quả công việc của nhóm: chuẩn bị dụng cụ, đo 
đạc, thu thập số liệu, thư kí. 
 2.2. Ý nghĩa của hoạt động thực hành trải nghiệm trong việc hình 
thành phẩm chất và năng lực học sinh 
 - Hoạt động thực hành trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan 
trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho 
HS có nhiều cơ hội để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ 
đó phát triển khả năng tư duy, quan sát cũng như phát huy tiềm năng sáng 
tạo của bản thân. Như vậy, việc đổi mới căn bản toàn diện chương trình 
GD phổ thông trong giai đoạn hiện nay không chỉ tập trung đổi mới hoạt 
động dạy học các môn học mà còn chú ý đến hoạt động giáo dục. Từ đó 
hình thành và phát triển ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho 
học sinh. Tất cả không ngoài mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực lao động chất lượng cao 
cho đất nước. 
 - 05 phẩm chất trong chương trình giáo dục tổng thể 
 Đây chính là 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và 
hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình: 
 Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây 
dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình 
yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, yêu người dân đất nước 
mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. 
 Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, 
yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ 
người khác. 
 Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình 
tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt 
được những thành công lớn lao trong tương lai. 
 Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì 
vẫn là kẻ vô dụng. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện 
tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_hoat_dong_thuc_han.pdf