Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức)

1.1.Đổi mới giáo dục là một công việc mang tính chất lâu dài và đòi hỏi phải tiến hành toàn diện trên nhiều mặt, bao gồm đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh giá được xem là động lực thúc đẩy sự đổi mới toàn bộ quá trình dạy học.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là yêu cầu được đặt ra trong chương trình tổng thể và chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lực từ sau năm 2018. Theo đó, ba phương diện chính cần đổi mới trong kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông: thứ nhất là đổi mới mục đích đánh giá (không chỉ nhằm phân loại học lực học sinh mà nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, để phát triển năng lực người học); thứ hai là đa dạng hóa công cụ đánh giá (kết hợp hình thức tự luận, trắc nghiệm, quan sát…) và thứ ba là đổi mới chủ thể đánh giá (không chỉ giáo viên mà cả học sinh cũng tham gia đánh giá).
Như vậy, theo xu hướng đổi mới, người học cần chuyển từ trạng thái bị động trong kiểm tra đánh giá sang chủ động đặt ra mục tiêu phấn đấu, lựa chọn phương pháp phù hợp, tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với các tiêu chí để từ đó có kế hoạch cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả. Do đó, cần có một công cụ đánh giá phù hợp hơn hình thức đáp án – thang điểm như hiện nay. Một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là xây dựng tiêu chí đánh giá môn học theo Rubric.
1.2.Đối với môn Ngữ văn, bộ phận Đọc- hiểu đóng một vai trò quan trọng, có thể ví như cánh cửa đầu tiên để hình thành năng lực tiếp nhận văn bản và là tiền đề để hướng đến năng lực tạo lập văn bản. Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra đánh giá trong phân môn Đọc hiểu cần tiếp tục tích cực đổi mới, bởi cho đến nay, chúng ta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức các hoạt động cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện…) còn việc đổi mới nhận thức về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học Đọc hiểu thì chưa được quan tâm đúng mức.
Đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu ở môn Ngữ Văn đòi hỏi công khai các tiêu chí, biểu điểm cụ thể, định hướng HS tự đánh giá và đánh giá chéo bên cạnh việc đánh giá của GV nhằm giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội văn bản, vận dụng những kiến thức từ bài học vào cuộc sống, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
1.3.Đặt trong bối cảnh đổi mới của ngành giáo dục, rubric đã đáp ứng được những nhu cầu đổi mới khâu KTĐG. Rubric là một công cụ có nhiều ưu điểm trong đánh giá kết quả học tập của người học, đặc biệt có thể đáp ứng đòi hỏi của ba phương diện trong thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực. Đó là một bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chí được cụ thể hóa thành các chỉ số hành vi hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm, thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập. Rubric được sử dụng để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Rubric được thiết kế theo thang bậc nhận thức với các tiêu chí, các chỉ số hành vi rõ ràng nên có thể giúp GV đánh giá chính xác và phân loại HS. Rubric còn được sử dụng khi cần giải thích rõ cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh về yêu cầu cần đạt của bài kiểm tra, mức đạt được của mỗi HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể sử dụng rubric như là một công cụ để thiết lập mối liên hệ giữa việc đánh giá, phản hồi và quá trình dạy học. Như vậy, rubric sẽ giúp việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trở nên chính xác, dễ dàng. Mặt khác, các tiêu chí, mức độ đánh giá trong rubric cũng giúp người học tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân, xác định rõ các kĩ năng cần được rèn luyện và phát triển khi đọc hiểu văn bản.Rubric hoàn toàn có thể được vận dụng vào dạy học Đọc hiểu nhằm tăng tính tương tác, tăng hiệu quả và phát huy cao năng lực của học sinh.
Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài: Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 ( SGK Ngữ Văn 10, tập 1, Bộ sách Kết nối tri thức)
pdf 94 trang Thanh Ngân 02/12/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức)

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh trong chương trình Ngữ Văn Lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC IV 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG RUBRIC TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC 
 HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 NGỮ VĂN 10 ( SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) 
 Lĩnh vực: NGỮ VĂN 
 Nhóm tác giả: 
 1. Dương Thị Lam - SĐT: 0973.795.219 
 2. Nguyễn Thị Trang - SĐT: 0972.216.3173 
 NĂM HỌC: 2022-2023 MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 
1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2 
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ...................................... 2 
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 
5.Cấu trúc đề tài ........................................................................................................ 3 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 4 
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................... 4 
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4 
1.1.1. Rubric và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực học sinh ........................... 4 
1.1.2.Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện ..................................................................... 6 
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 9 
1.2.1. Yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 về đánh 
giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện của học sinh lớp 10 ....................................... 9 
1.2.2.Thực trạng kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện của học sinh lớp 10 hiện nay: . 12 
2. Các nguyên tắc và biện pháp thiết kế, sử dụng rubric trong đánh giá năng lực 
đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 10 .......................................................... 18 
2.1.Các nguyên tắc thiết kế, sử dụng rubric ............................................................ 18 
2.1.1.Bám sát yêu cầu phát triển năng lực học sinh ................................................ 18 
2.1.2.Bám sát đặc trưng bài học đọc hiểu văn bản truyện ở lớp 10 ........................ 19 
2.1.3.Đảm bảo tính giá trị và tính tin cậy trong thiết kế rubric ............................... 21 
2.1.4.Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong sử dụng rubric để đánh giá năng 
lực học sinh.............................................................................................................. 21 
2.2. Biện pháp thiết kế rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện của 
học sinh lớp 10 ........................................................................................................ 22 
2.2.1. Xây dựng chuẩn đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện của học sinh lớp 
10 ............................................................................................................................. 22 
2.2.2. Thiết kế khung rubric đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện của học sinh 
lớp 10 ....................................................................................................................... 23 
2.3. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc 
hiểu văn bản truyện của học sinh trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 (Bộ sách Kết 
nối tri thức với cuộc sống) ...................................................................................... 38 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.Lí do chọn đề tài 
 1.1.Đổi mới giáo dục là một công việc mang tính chất lâu dài và đòi hỏi phải 
tiến hành toàn diện trên nhiều mặt, bao gồm đổi mới về chương trình, sách giáo 
khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá Trong đó, đổi mới phương pháp 
dạy học được xem là khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh giá được xem là 
động lực thúc đẩy sự đổi mới toàn bộ quá trình dạy học. 
 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là yêu cầu được 
đặt ra trong chương trình tổng thể và chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lực 
từ sau năm 2018. Theo đó, ba phương diện chính cần đổi mới trong kiểm tra đánh 
giá ở trường phổ thông: thứ nhất là đổi mới mục đích đánh giá (không chỉ nhằm 
phân loại học lực học sinh mà nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy 
học, để phát triển năng lực người học); thứ hai là đa dạng hóa công cụ đánh giá 
(kết hợp hình thức tự luận, trắc nghiệm, quan sát) và thứ ba là đổi mới chủ thể 
đánh giá (không chỉ giáo viên mà cả học sinh cũng tham gia đánh giá). 
 Như vậy, theo xu hướng đổi mới, người học cần chuyển từ trạng thái bị động 
trong kiểm tra đánh giá sang chủ động đặt ra mục tiêu phấn đấu, lựa chọn phương 
pháp phù hợp, tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với các tiêu chí để từ 
đó có kế hoạch cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả. Do đó, cần có một 
công cụ đánh giá phù hợp hơn hình thức đáp án – thang điểm như hiện nay. Một 
trong những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là xây dựng tiêu chí đánh giá 
môn học theo Rubric. 
 1.2.Đối với môn Ngữ văn, bộ phận Đọc- hiểu đóng một vai trò quan trọng, có 
thể ví như cánh cửa đầu tiên để hình thành năng lực tiếp nhận văn bản và là tiền đề 
để hướng đến năng lực tạo lập văn bản. Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra 
đánh giá trong phân môn Đọc hiểu cần tiếp tục tích cực đổi mới, bởi cho đến nay, 
chúng ta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức 
các hoạt động cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện) còn 
việc đổi mới nhận thức về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học Đọc 
hiểu thì chưa được quan tâm đúng mức. 
 Đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu ở môn Ngữ Văn đòi hỏi công khai các 
tiêu chí, biểu điểm cụ thể, định hướng HS tự đánh giá và đánh giá chéo bên cạnh 
việc đánh giá của GV nhằm giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những 
sai sót, hạn chế trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội văn bản, vận dụng những kiến 
thức từ bài học vào cuộc sống, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS 
trong học tập. 
 1.3.Đặt trong bối cảnh đổi mới của ngành giáo dục, rubric đã đáp ứng được 
những nhu cầu đổi mới khâu KTĐG. Rubric là một công cụ có nhiều ưu điểm 
trong đánh giá kết quả học tập của người học, đặc biệt có thể đáp ứng đòi hỏi của 
ba phương diện trong thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực. Đó là một 
 1 - Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong các văn bản truyện lớp 10 theo 
chương trình Ngữ Văn 2018- sách Kết nối tri thức 
 - Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nghi Lộc IV 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 4.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
 Phương pháp phân tích, hệ thống hóa, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên 
cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài như: khái niệm, cấu trúc ,vai trò và cách thiết 
kế rubric; kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện; yêu cầu của chương trình giáo dục Ngữ 
Văn 2018 về đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản truyện của học sinh lớp 10. 
 4.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp phỏng vấn : Sử dụng các phiếu - phỏng vấn GV và HS để thu 
thập thông tin về thực trạng sử dụng rubric trong dạy học bộ môn Ngữ văn nói 
chung và trong dạy đọc hiểu văn bản truyện nói riêng , chất lượng dạy học môn 
Ngữ văn.. 
 - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS để thu 
thập những thông tin cần thiết. 
 - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành sử dụng rubric trong dạy đọc –hiểu văn 
bản truyện cho HS lớp 10 để đánh giá hiệu quả của công cụ này đối với việc đánh 
giá kĩ năng đọc –hiểu văn bản truyện của HS lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 
2018. 
 -Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các kết quả nghiên cứu. 
 5.Cấu trúc đề tài 
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội 
dung nghiên cứu gồm 4 phần: 
 - Cơ sở lý luận và thực tiễn. 
 - Các nguyên tắc và biện pháp thiết kế, sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng 
đọc hiểu văn bản truyện của học sinh lớp 10 
 - Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
 - Thực nghiệm sư phạm 
 3 hướng, dẫn dắt, HS cứ theo các tiêu chí, yêu cầu trong rubric mà thực hiện nhiệm 
vụ học tập một cách tự giác, nỗ lực để đạt được thang điểm kỳ vọng mà GV không 
mất nhiều thời gian giảng giải, phân tích. 
 - Rubric sẽ giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ các tiêu chí rõ ràng 
trong bảng rubric cũng chính là mục tiêu cần đạt của HS, GV có thể lập kế hoạch 
giảng dạy cụ thể để hướng dẫn HS một cách hiệu quả. 
 - Rubric sẽ giúp việc đánh giá, cho điểm HS dễ dàng, nhanh chóng, khách 
quan và chính xác hơn bởi các tiêu chí đã được thống nhất cùng HS trước đó. 
 - Bên cạnh đó, GV có thể kiểm tra bất cứ nội dung nào mình muốn vào bất cứ 
lúc nào như: hình thức trình bày, ý tưởng, diễn đạt, sự sáng tạo 
 * Đối với phụ huynh: 
 - Rubric giúp phụ huynh hiểu rõ các yêu cầu của GV, nhà trường đối với việc 
học tập của con, tự kiểm tra, đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ của con và có 
cách hỗ trợ con học tập tốt nhất. 
 - Rubric trở thành cầu nối giữa gia đình và nhà trường. 
1.1.1.3. Sử dụng rubric trong đánh giá năng lực học sinh 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 
năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh với 5 phẩm 
chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển. 
 - 5 phẩm chất chủ yếu đó là: yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, 
nhân ái 
 - 10 năng lực cốt lõi cần phát triển là: Năng lực tự chủ và tự học ; Năng lực 
thể chất; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực tin học; Năng lực công nghệ; Năng lực 
khoa học; Năng lực toán học; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực giải quyết vấn đề và 
sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác [18]. 
 Trong đó có các năng lực chung được tất cả các môn học, các hoạt động giáo 
dục góp phần hình thành, phát triển v à các năng lực riêng được hình thành, phát 
triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định như: ngôn 
ngữ, thẩm mĩ, tính toán, thể chất, công nghệ, tinhọc. 
 Chương trình các môn học và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy đều 
hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển các năng lực cho người học không chỉ 
những năng lực cốt lõi mà cả những năng lực chuyên biệt (năng khiếu của HS). 
 Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển 
toàn diện các năng lực chung nêu trong Chương trình tổng thể. Những năng lực này 
không chỉ phát triển qua nội dung dạy học mà còn qua phương pháp và hình thức tổ 
chức dạy học tích cực. 
 Với tiêu chí đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là tập trung 
 5 văn học cho học sinh, đào tạo năng lực đọc hiểu cho các em để các em có thể tự 
học và tự học suốt đời nhất thiết phải nghiên cứu đổi mới các thao tác dạy học ngữ 
văn một cách thấu đáo, khoa học, hệ thống, mới mong có hiệu quả [13]. 
1.1.2.2.Kĩ năng đọc hiểu 
 Kĩ năng đọc hiểu gồm kĩ năng đọc và kĩ năng hiểu. Trong đó, kĩ năng đọc 
là sự vận dụng thành thạo các thủ pháp và thao tác đọc để tiếp nhận (hoặc làm 
người khác tiếp nhận) được nội dung thông tin như: nhận biết kí hiệu ch ữ viết, từ 
ngữ, câu văn, văn bản, phát âm thành tiếng hay không thành tiếng Kĩ năng hiểu 
là sự vận dụng thành thạo các thủ pháp và thao tác ghi nhớ, liên hệ , suy ý để hiểu 
nội dung văn bản thông qua quá trình đọc văn bản. Ở cấp độ cao, đọc hiểu là một 
hệ thống thủ pháp và các thao tác tích hợp, vận dụng toàn bộ hiểu biết, kinh 
nghiệm, tri thức, kĩ năng để hiểu một văn bản [7,tr28]. 
1.1.2.3.Đặc trưng của truyện 
 a. Khái niệm truyện 
 Truyện là một thể loại văn học. Truyện thuộc loại tự sự, phản ánh đời sống 
trong tính khách quan của nó , qua con người ,hành vi ,sự kiện được miêu tả và kể 
lại bởi một người kể chuyện (trần thuật) nào đó [9,tr135]. 
 b. Đặc trưng của truyện 
 Truyện có cốt truyện. Đó là một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra 
liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ 
nét tính cách các nhân vật, số phận từng cá nhân. 
 Nhân vật trong truyện (khác với nhân vật trong thơ trữ tình) được miêu tả chi 
tiết, sinh động (với cả đặc điểm ngoại hình lẫn nội tâm) trong mối quan hệ chặt chẽ 
với ngoại cảnh, với môi trường xung quanh. 
 Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian có thể đi sâu vào tâm trạng 
con người, những cảnh đời cụ thể, hay tái hiện những bức tranh đời sống toàn cảnh, 
rộng lớn .. 
 Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người 
kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại còn có ngôn 
ngữ độc thoại. Lời người kể và lời nhân vật có khi tách bạch, có lúc lại nhập làm 
một (lời nửa trực tiếp). Ngôn ngữ truyện ít cách điệu, gần với ngôn ngữ đời sống. 
1.1.2.4.Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện 
 a.Khái niệm 
 Từ khái niệm kĩ năng đọc hiểu có thể rút ra kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện 
là sự vận dụng thành thạo các thủ pháp và thao tác đọc hiểu văn bản truyện để lĩnh 
hội được giá trị văn bản dựa trên những đặc trưng cơ bản của thể loại này. 
 b.Biểu hiện 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_rubric_trong_danh.pdf