Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 THPT
Đổi mới giáo dục từ lâu đã là một yêu cầu thiết yếu của xã hội. Điều này đã được nêu ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4.11.2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế và được quy định cụ thể trong Chương trình GDPT chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo), Luật giáo dục (ban hành 6/2019). Theo các văn bản này, việc đổi mới giáo dục phải được tiến hành đồng bộ từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá (KTĐG)... Trong đó việc đổi mới kiểm tra KTĐG là vấn đề cốt lõi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả dạy học.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
Để đánh giá (ĐG) phẩm chất, năng lực (NL) của học sinh (HS) yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng được bộ công cụ ĐG phù hợp, có giá trị, có độ tin cậy cao và phù hợp với thực tiễn dạy học ở Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp và công cụ để KTĐG NL của học sinh như: Bài kiểm tra, sản phẩm học tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá (rubric),… Trong đó, rubric là một công cụ hiệu quả, có độ tin cậy cao, đáp ứng các yêu cầu nêu trên, bởi vì rubric giúp giáo viên (GV) trình bày rõ những gì họ mong muốn từ HS và thông báo cho HS cần phải làm gì và cần đạt được gì trong quá trình học tập. Ngay cả khi GV thiết kế rubric nhưng không thông báo đến HS thì quá trình thiết kế, sử dụng rubric cũng có tác động tích cực, giúp GV có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Rubric còn giúp GV nhận biết đặc điểm của một sản phẩm học tập đạt yêu cầu, giúp HS tự học và tự ĐG kết quả học tập của mình. Rubic còn có thể minh chứng kết quả học tập ở các mức độ khác nhau, từ đó hạn chế sự chênh lệch quá lớn ở các HS với nhau.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 THPT.”
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
Để đánh giá (ĐG) phẩm chất, năng lực (NL) của học sinh (HS) yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng được bộ công cụ ĐG phù hợp, có giá trị, có độ tin cậy cao và phù hợp với thực tiễn dạy học ở Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp và công cụ để KTĐG NL của học sinh như: Bài kiểm tra, sản phẩm học tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá (rubric),… Trong đó, rubric là một công cụ hiệu quả, có độ tin cậy cao, đáp ứng các yêu cầu nêu trên, bởi vì rubric giúp giáo viên (GV) trình bày rõ những gì họ mong muốn từ HS và thông báo cho HS cần phải làm gì và cần đạt được gì trong quá trình học tập. Ngay cả khi GV thiết kế rubric nhưng không thông báo đến HS thì quá trình thiết kế, sử dụng rubric cũng có tác động tích cực, giúp GV có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Rubric còn giúp GV nhận biết đặc điểm của một sản phẩm học tập đạt yêu cầu, giúp HS tự học và tự ĐG kết quả học tập của mình. Rubic còn có thể minh chứng kết quả học tập ở các mức độ khác nhau, từ đó hạn chế sự chênh lệch quá lớn ở các HS với nhau.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 THPT.”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dựng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 THPT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐG Đánh giá ĐGNL Đánh giá năng lực GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GDCD Giáo dục công dân GD KT &PL Giáo dục kinh tế và pháp luật GV Giáo viên HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá NL Năng lực DHDA Dạy học dự án GQVĐ Giải quyết vấn đề ST Sáng tạo GQVĐ&ST Giải quyết vấn đề và sáng tạo TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông M Mức SL Số lượng TL Tỷ lệ 1 2.2.6. Thiết kế rubric đánh giá sản phẩm dự án của học sinh 25 2.3. Cách sử dụng rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và 31 sáng tạo trong dạy học dự án môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 2.3.1. Hướng dẫn HS sử dụng rubric đánh giá và tự đánh giá 32 2.3.2. Hướng dẫn quy trình đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 33 và sáng tạo thông qua dạy học dự án trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 THPT. 2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 33 pháp đã đề xuất 2.4.1. Mục đích khảo sát 34 2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 34 2.4.3. Đối tượng khảo sát 34 2.4.4. Kết quả khảo sát 35 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37 3.1. Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ thực nghiệm 37 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 37 3.3. Quy trình thực nghiệm 38 3.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm. 38 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm. 44 3.6. Hướng phát triển của đề tài. 48 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 52 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát 52 Phụ lục 2: Một số công cụ kiểm tra, đánh giá 56 Phụ lục 3: Một số hình ảnh thực nghiệm 63 3 Đề tài đưa ra nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng Rubric trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng được ma trận nội dung kiến thức, năng lực cần hình thành cho học sinh. - Nắm được đặc điểm, nguyên tắc và quy trình thiết kế, sử dụng rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1.Đối tượng nghiên cứu Quy trình thiết kế và sử dụng rubric trong quá trình tổ chức hoạt động dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu + Học sinh, giáo viên dạy bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật tại trường THPT Diễn Châu 4 và các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. 3.3. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2021 - 2022 và tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu với các tài liệu khoa học, sách báo tạp chí, các trang web, - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp quan sát: quan sát thái độ, quá trình và kết quả thực hiện ĐG và tự ĐG của HS bằng công cụ rubric - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Tính mới của đề tài - Là đề tài đầu tiên của nhóm tác giả và cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. - Thiết kế và hướng dẫn cách sử dụng bộ tiêu chí đánh giá năng lực năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật nói chung và thông qua dạy học dự án nói riêng. 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Cơ sở lí luận về rubric. + Khái niệm rubric. Rubric là một thuật ngữ có nguồn gốc là từ rubrica, theo tiếng Latin có nghĩa là “vùng đất đỏ”, “phần viết bằng mực đỏ trong các cuốn Kinh thánh, sách cổ”; “tập tục hoặc quy tắc được thiết lập để thực hiện”. Sau đó, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về rubric. Tuy nhiên, giữa các định nghĩa đó ta vẫn thấy có những điểm chung. Tác giả Tôn Quang Cường có đưa ra khái niệm về rubric cụ thể, chi tiết hơn: “Rubric là một cách ĐG, công cụ ĐG, được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn GD và dạy học trên thế giới. Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể”. Như vậy, ta có thể hiểu rubric là một tập hợp các tiêu chí thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng để ĐG hoặc thông báo về sản phẩm, NL thực hiện và quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS. + Vai trò của rubric. Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các NL chung được nêu trong chương trình tổng thể. Với tiêu chí đổi mới của chương trình GDPT 2018 là tập trung hướng vào phát triển NL người học cả NL cốt lõi và NL chuyên biệt. Trong quá trình dạy học Giáo dục Kinh tế và pháp luật, người dạy không chỉ phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà còn đổi mới hình thức KTĐG. Trong đó, rubric được xem là một công cụ hiệu quả để ĐGNL HS bởi vì: - Rubric với việc thiết kế các tiêu chí ĐG dựa vào mục tiêu bài học và các thang bậc ĐG từ thấp đến cao sẽ giúp phân loại HS một cách rõ ràng, chính xác. - Rubric được thiết kế theo thang bậc Bloom, đòi hỏi HS không chỉ nhớ, hiểu kiến thức mà còn phải biết vận dụng, phân tích, ĐG, có đủ kỹ năng giải quyết một vấn đề gặp trong đời sống xã hội. - Sử dụng rubric giúp HS làm chủ việc học, nhận biết các mục tiêu cần đạt, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó khắc phục những hạn chế, yếu kém để tiến bộ. - Rubric góp phần thúc đẩy việc học của HS. Nhìn vào bảng rubric những HS khá, giỏi sẽ có kì vọng đạt được những thang bậc cao nhất trong các tiêu chí ĐG. Những HS trung bình, yếu cũng sẽ cố gắng để vượt qua các giới hạn để đạt được kết quả cao hơn. 7 Bảng 1.2. Rubric định tính/ tổng hợp Ưu điểm của loại rubric này là dễ xây dựng, ĐG hơn, có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về thành tích học tập của HS. Tuy nhiên, ngược lại, nó không chỉ ra được mức độ đạt được ứng với mỗi nội hàm trong thông tin phản hồi tổng hợp nên kém hữu ích hơn đối với HS. + Một số lưu ý khi thiết kế rubric: - GV nên xác định tiêu chí cùng với HS; - Việc lựa chọn tiêu chí nào đưa vào rubric phụ thuộc vào mong đợi của HS và mục tiêu của đánh giá; - Rubric cần thể hiện rõ chức năng, không những đánh giá kiến thức, kĩ năng mà còn đánh giá năng lực thực hiện và các năng lực khác nhau của HS. 1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực và đánh giá theo năng lực. 1.1.2.1. Khái niệm năng lực và các loại năng lực cơ bản. Khoa học giáo dục trên thế giới cũng như trong nước đã có rất nhiều các tác giả, các nghiên cứu đưa ra định nghĩa năng lực theo những cách hiểu khác nhau vô cùng đa dạng và phong phú. - Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chín chắn một số dạng hoạt động nào đó”. - Tiếp thu quan niệm về năng lực của các nước phát triển tài liệu hội thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Có 2 loại năng lực lớn: - Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. - Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống, nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người. 9 - Đồng thời với việc hình thành và phát triển được các năng lực chung môn Giáo kinh tế và pháp luật còn hình thành và phát triển các năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi; + Năng lực phát triển bản thân; + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. 1.1.2.3. Đánh giá năng lực + Định nghĩa đánh giá năng lực Theo quan điểm giáo dục hướng vào người học, đánh giá kết quả giáo dục phải hướng tới việc sau khi học xong, người học có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống. Các tác giả Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016) chỉ ra các đặc điểm cơ bản của đánh giá năng lực như sau: - Đánh giá năng lực người học bao gồm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ và các kĩ năng học tập, đo lường các khả năng tiềm ẩn của người học và xác định các năng lực sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện việc học đạt tới một chuẩn nào đó. Như vậy, đánh giá năng lực người học là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra biểu hiện trên sản phẩm tương ứng với chuẩn đầu ra của người học. + Hình thức đánh giá năng lực Trong các loại hình thức đánh giá trong giáo dục, hình thức phù hợp với đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật là: Đánh giá tổng kết và đánh giá hình thành (đánh giá quá trình), đánh giá theo tiêu chí, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 1.1.2.4. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông. Hiện nay, khái niệm năng lực và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NL GQVĐ&ST) có nhiều định nghĩa khác nhau, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Tuy nhiên, theo khái niệm năng lực được nêu ra trong tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể - Bộ GD&ĐT, chúng tôi quan niệm: “NL GQVĐ&ST của HS là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng thời đánh giá giải pháp GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới”. Theo tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể - Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã xác định cấu trúc NL GQVĐ&ST của HS gồm sáu thành tố: nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng 11 (ĐGNL) là phương pháp đạt hiệu quả cao cần thường xuyên được áp dụng, 2 GV còn lại chọn phương án có hiệu quả tốt khi áp dụng vào đối tượng phù hợp - thỉnh thoảng áp dụng và không có GV nào chọn phương án không mấy hiệu quả - hầu như không áp dụng. Điều này chứng tỏ các thầy cô đều đã nhận ra sự quan trọng và cần thiết của phương pháp KTĐG NL của HS, thay vì KTĐG kiến thức như trước đây. Tuy nhiên, thực trạng gặp phải là việc KTĐG lâu nay ở trường phổ thông chỉ chú trọng điểm số và mục đích của KTĐG chủ yếu để phục vụ việc xếp loại HS, xét lên lớp, ở lại... Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho HS và GV về quá trình dạy học hầu như bị bỏ qua hay ít được quan tâm đến. Theo khảo sát ở câu hỏi: “Mục đích chung của việc KTĐG trong thực tế lâu nay là gì?” có 7/14 GV(50%) và 106/127 HS(83,5%) HS chọn phương án A: Đánh giá, ghi điểm số, xếp loại chất lượng học tập. Hơn nữa, nhiều thầy cô cũng cho rằng việc tổ chức kiểm tra, ĐGNL của HS cũng gặp một số khó khăn. Bảng 1.3. Mong muốn của HS ở mỗi bài kiểm tra Những khó khăn trong ĐG HS Học sinh lựa chọn Số lượng Tỉ lệ A. Thầy/ cô đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng ở mỗi bài 112 88,2% kiểm tra B. Đánh giá công bằng giữa các học sinh 106 83,5% C. Thầy/ cô chấm và chữa bài tỉ mỉ 89 70,1% D. Phương án khác 13 10,2% Bảng 1.4. Các cách đánh giá học sinh Những khó khăn trong ĐG HS GV áp dụng Số lượng Tỉ lệ A. Giáo viên đánh giá học sinh 10 71,4% B. Giáo viên đánh giá học sinh, kết hợp học sinh tự 2 14,28% đánh giá chính mình C. Giáo viên đánh giá học sinh, kết hợp với học sinh 2 14,28% đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá mình Từ bảng 1.3 và bảng 1.4 sẽ thấy có điểm chung giữa mong muốn của HS và những điều băn khoăn chưa giải quyết được triệt để của GV đó là: ĐG công bằng giữa các HS và giúp HS nhận diện được hết các ưu, nhược điểm trong bài làm của mình. Số đông HS muốn thầy cô đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng ở mỗi bài kiểm tra để có những phương hướng làm bài hiệu quả hơn. Và nhìn vào các tiêu chí đó, 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_rubric_danh_gia_na.pdf