Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12

Thực hiện các chủ trương của Đảng - Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng và hiệu quả giáo dục từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa bắt kịp xu thế giáo dục quốc tế. Vì vậy, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định mục tiêu "đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời". Để thực hiện mục tiêu đó, cần thiết phải đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng trên cơ sở quan điểm đổi mới có kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam. Đồng thời tiếp thu thành tựu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là “khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”, chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực người học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Các câu hỏi của PISA đều dựa trên các tình huống của đời sống thực tiễn hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng lập luận giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học. Do đó để tìm phương án trả lời hoặc giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải thực hiện các thao tác như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đánh giá, vận dụng kiến thức. Dạng câu hỏi PISA rất phong phú, các dữ kiện được sử dụng để xây dựng câu hỏi đa dạng như: Biểu đồ, tranh ảnh, văn bản, bài báo, các nghiên cứu chuyên sâu, các vấn đề có tính thời sự…Khi sử dụng các dạng bài tập này trong dạy học, HS vừa được phát triển năng lực vừa tăng hứng thú và đam mê trong học tập. Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA với mục đích đưa giáo dục tích cực hội nhập quốc tế. Sử dụng kết quả phân tích và đánh giá chất lượng của PISA để xem xét lại cách dạy và học của Việt Nam đã thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục hay chưa. Từ đó, đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Hiện nay, bài tập đánh giá tư duy, đánh giá năng lực ngày càng được sử dụng rộng rãi. Trường đại học quốc gia Hà Nội và trường đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thi đánh giá năng lực, trường đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thi đánh giá tư duy làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Theo đó ngày càng nhiều trường đại học thay đổi phương thức xét tuyển, từ hình thức dựa vào kết quả thi THPT là chủ yếu sang hình thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Có thể thấy, đổi mới trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh là rất cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về đánh giá năng lực của HS. Nó đặc biệt phù hợp trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Sinh học thực hiện mục tiêu giúp học sinh tìm hiểu về thế giới sống, hình thành và phát triển tốt năng lực và phẩm chất, từ đó có thái độ đúng đắn với thiên nhiên và cộng đồng. Hệ thống bài tập định hướng PISA môn Sinh học là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành NL, công cụ để giáo viên (GV) và các cán bộ quản lí giáo dục (GD) kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, sử dụng bài tập PISA trong quá trình dạy học để hình thành, phát triển và đánh giá NL phẩm chất của HS là xu hướng phù hợp với sự thế phát triển GD Việt Nam và quốc tế hiện nay. Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Trong đó Sinh thái học là một phân môn của Sinh học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường. Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học giải thích vấn đề biến đổi môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Những nghiên cứu trong Sinh thái học như: Các thí nghiệm thực địa, sử dụng các nguyên lí sinh thái học vào giải quyết những vấn đề môi trường là tư liệu thực tiễn bổ ích để thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học.
Với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, động viên các em cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống... Đồng thời, đáp ứng kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy để chọn đầu vào của các trường đại học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12”.
pdf 68 trang Thanh Ngân 11/02/2025 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12
 MỤC LỤC 
 Nội dung Trang 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 
II. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3 
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 
1. Cơ sở lí luận 4 
1.1 Khái niệm PISA 4 
1.2. Đặc điểm câu hỏi PISA 4 
1.3. Đánh giá năng lực khoa học theo quan điểm PISA 5 
2. Cơ sở thực tiễn 5 
2.1. Các kỳ thi sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực 5 
2.2. Nhu cầu thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của HS ở một số 6 
trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu và Hoàng Mai 
2.3. Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học 7 
Sinh học ở trường phổ thông. 
II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH 8 
HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC 12 
1. Phân tích nội dung phần Sinh thái học – Sinh học 12. 8 
2. Nguyên tắc thiết kế bài tập sinh học theo hướng tiếp cận PISA 8 
3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA 
4. Thiết kế hệ thống bài tập định hướng tiếp cận PISA phần sinh thái học 10 
12 
5. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần 35 
Sinh thái học 12 
5.1. Sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới, 35 
 5.2. Sử dụng trong hoạt động luyện tập – vận dụng 37 
 2 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Chữ viết thường 
 ĐH – CĐ Đại học – Cao đẳng 
ĐHQGHCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 
 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 
 ĐGNL Đánh giá năng lực 
 HS Học sinh 
 GD Giáo dục 
 GDPT Giáo dục phổ thông 
 GV Giáo viên 
 KTĐG Kiểm tra đánh giá 
 NL Năng lực 
 THPT Trung học phổ thông 
 TN Tốt nghiệp 
 4 
 của PISA để xem xét lại cách dạy và học của Việt Nam đã thực sự đáp ứng được 
yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục hay chưa. Từ đó, đề xuất những 
thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. 
 Hiện nay, bài tập đánh giá tư duy, đánh giá năng lực ngày càng được sử dụng 
rộng rãi. Trường đại học quốc gia Hà Nội và trường đại học quốc gia thành phố Hồ 
Chí Minh đã tổ chức thi đánh giá năng lực, trường đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ 
chức thi đánh giá tư duy làm căn cứ xét tuyển đầu vào. Theo đó ngày càng nhiều 
trường đại học thay đổi phương thức xét tuyển, từ hình thức dựa vào kết quả thi 
THPT là chủ yếu sang hình thức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Có thể thấy, 
đổi mới trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất 
và năng lực của học sinh là rất cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng 
tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn 
đáp ứng được yêu cầu về đánh giá năng lực của HS. Nó đặc biệt phù hợp trong bối 
cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang 
dạy học tiếp cận năng lực. 
 Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Sinh học thực hiện mục tiêu giúp 
học sinh tìm hiểu về thế giới sống, hình thành và phát triển tốt năng lực và phẩm 
chất, từ đó có thái độ đúng đắn với thiên nhiên và cộng đồng. Hệ thống bài tập định 
hướng PISA môn Sinh học là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành NL, công 
cụ để giáo viên (GV) và các cán bộ quản lí giáo dục (GD) kiểm tra, đánh giá hiệu 
quả, chất lượng của quá trình dạy học. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, sử dụng 
bài tập PISA trong quá trình dạy học để hình thành, phát triển và đánh giá NL phẩm 
chất của HS là xu hướng phù hợp với sự thế phát triển GD Việt Nam và quốc tế hiện 
nay. 
 Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Trong đó Sinh thái 
học là một phân môn của Sinh học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh 
vật, sinh vật với môi trường. Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học giải thích 
vấn đề biến đổi môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Những 
nghiên cứu trong Sinh thái học như: Các thí nghiệm thực địa, sử dụng các nguyên lí 
sinh thái học vào giải quyết những vấn đề môi trường là tư liệu thực tiễn bổ ích để 
thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực 
trong dạy học. 
 Với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp 
đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, động 
viên các em cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống... Đồng thời, đáp ứng kì thi 
đánh giá năng lực, đánh giá tư duy để chọn đầu vào của các trường đại học, chúng 
tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận 
PISA đáp ứng thi đánh giá năng lực trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12”. 
 6 
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 
 1. Cơ sở lí luận 
 1.1 Khái niệm PISA 
 Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student 
Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for 
Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học 
sinh của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc 
hiểu. 
 Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các 
nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo 
lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học 
sinh. PISA kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và 
khoa học. PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà xem xét năng 
lực phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận 
dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách 
liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Về khoa học, kiểm tra khả năng vận dụng 
những kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình huống thực tiễn. 
 Ngoài ra PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và 
các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước. 
 1.2. Đặc điểm câu hỏi PISA 
 - Bài tập PISA đánh giá năng lực gồm phần dẫn có thể trình bày bằng chữ, 
biểu đồ, tranh ảnh, văn bản, bài báo nghiên cứu và sau đó là một số câu hỏi được 
kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung. 
 - Bài tập của PISA chú trọng sự vận dụng các hiểu biết để giải quyết một vấn 
đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. PISA không kiểm tra kiến 
thức riêng lẻ của học sinh mà kiểm tra các năng lực vận dụng như năng lực đọc hiểu, 
năng lực toán học và khoa học tự nhiên. 
 - Câu hỏi xây dựng dựa trên: 
 + Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học; Đánh giá thiết kế các 
câu hỏi truy vấn khoa học; Phân tích, giải thích dữ liệu và các bằng chứng khoa học. 
 + Tình huống thực tiễn: Sức khỏe con người, tài nguyên chất lượng môi 
trường, thiên tai, khoa học - công nghệ. 
 - Các kiểu câu hỏi được sử dụng: 
 + Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn. 
 8 
 cung cấp số liệu, dữ liệu với những công thức cơ bản, từ đó đánh giá khả năng suy 
luận và giải quyết vấn đề của mỗi thí sinh. Bài thi không (hoặc ít) đánh giá khả năng 
ghi nhớ. Dựa trên kết quả thi các trường Đại Học, Cao Đẳng sẽ lựa chọn được những 
thí sinh có năng lực thực sự với tiêu chuẩn đào tạo và nâng cao chất lượng đầu vào. 
 a. Cấu trúc và nội dung đề thi đánh giá năng lực. 
 - Bài thi đánh giá năng lực của đại học quốc gia Hà Nội có dạng trắc nghiệm 
với tổng 150 câu và thời gian làm bài cho các thí sinh là 195 phút với 3 phần thi: 
Định lượng (Toán học), định tính (Ngữ văn), khoa học (bao gồm tổ hợp các môn: 
Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học). 
 - Cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc 
hiểu, phân tích. Cụ thể, bài thi ĐGNL cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử 
dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được 
tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện 
và các công thức cơ bản. 
 Trong đề thi ĐGNL của các trường, môn Sinh học có 10 câu chủ yếu khai 
thác kiến thức đặc trưng môn Sinh học và đánh giá khả năng tư duy logic, năng lực 
giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. 
 2.1.2. Kì thi TNTHPT 
 Trong đề TNTHPT môn Sinh học, các câu hỏi ĐGNL được đưa vào để đánh 
giá khả năng ghi nhớ kiến thức, tư duy logic, năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn 
và năng lực giải quyết vấn đề của HS. 
 2.2. Nhu cầu thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của HS ở một số trường 
THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu và Hoàng Mai. 
 (Dựa vào nguồn thống kê của ban tuyển sinh ĐHCĐ các trường THPT Quỳnh 
Lưu 1 và Hoàng Mai 1). 
 Năm học Trường THPT Trường THPT 
 Quỳnh Lưu 1 Hoàng Mai 1 
 2020-2021 17 13 
 2021-2022 65 32 
 2022- 2023 152 101 
 Từ số liệu thống kê cho thấy, nhu cầu tham gia thi đánh giá năng lực và đánh 
giá tư duy của HS ngày càng tăng. Theo dự đoán, các trường Đại học và cao đẳng 
tuyển sinh dựa vào kết quả đánh giá năng lực và đánh giá tư duy là xu hướng phù 
hợp với sự phát triển của giáo dục. 
 10 
 II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH 
HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC 12 
 1. Phân tích nội dung phần Sinh thái học – Sinh học 12. 
 Trong chương trình GDPT 2018 môn Sinh học, phần Sinh thái học và môi 
trường gồm các nội dung kiến thức cốt lõi sau: 
 Môi trường và các nhân tố sinh thái: Môi trường sống của sinh vật, các nhân 
tố sinh thái, nhịp sinh học. 
 Sinh thái học quần thể: Khái niệm quần thể sinh vật, đặc trưng của quần thể, 
tăng trưởng quần thể sinh vật, quần thể người, ứng dụng. 
 Sinh thái học quần xã: Khái niệm quần xã sinh vật, đặc trưng của quần xã, 
quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, ổ sinh thái, tác động của con người lên 
quần xã sinh vật. 
 Hệ sinh thái: Khái quát về hệ sinh thái, dòng năng lượng và trao đổi vật chất 
trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái, chu trình sinh – địa – hoá các 
chất Sự biến động của hệ sinh thái, sinh quyển. 
 Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững: Các phương pháp phục 
hồi hệ sinh thái, phát triển bền vững ( sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế 
gây ô nhiễm môi trường) 
 Trong phần nội dung này của chương trình có lượng lớn kiến thức về cấp tổ 
chức sống cơ bản như cá thể, quần thể, quần xã sinh vật, hện sinh thái và môi trường. 
 Các kiến thức này gắn liền với thực tiễn cuộc sống, sản xuất, môi trường, phát 
triển bền vữngDo đó, việc lựa chọn kiến thức trong phần này để thiết kế các câu 
hỏi bài tập định hướng tiếp cận PISA là rất phù hợp. 
 2. Nguyên tắc thiết kế bài tập sinh học theo hướng tiếp cận PISA 
 Quá trình xây dựng hệ thống bài tập đánh giá NL của HS, chúng tôi thực hiện 
theo 5 nguyên tắc sau: 
 - Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại. 
 - Đảm bảo tính logic và hệ thống, hoàn thành mục tiêu môn học. 
 - Đảm bảo tính thực tiễn. 
 - Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng hóa. 
 - Đáp ứng yêu cầu phát triển NL chung và NL chuyên biệt môn Sinh học. 
 3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA 
 Để hình thành, phát triển và đánh giá NL cho HS chúng tôi đề xuất quy trình 
xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA như sau: 
 12 
 - Áp dụng vào các giai đoạn của tiến trình dạy học như khởi động bài, hỏi bài 
cũ, hình thành kiến thức mới,luyện tập hay củng cố, vận dụng. Tùy thuộc vào điều 
kiện cụ thể, GV có thể linh động sử dụng. 
 Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập 
 - Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống...trong bài tập sau khi đã 
thực nghiệm để các bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có 
giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng HS và mục đích sử dụng. 
 - Kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả sử dụng bài tập vào trong quá trình dạy học, 
hoàn thiện bài tập cũng như phương án sử dụng cho đạt hiệu quả tối ưu. 
 4. Thiết kế hệ thống bài tập định hướng tiếp cận PISA phần Sinh thái 
học 12 
 Phần 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT. 
 Bài tập 1: Hình dưới đây minh họa tốc độ sinh trưởng giả định của ba loài 
cây ngập mặn thân gỗ lâu năm kí hiệu là loài (I), (II) và (III) tương ứng với các 
điều kiện độ mặn khác nhau. Số liệu trong bảng dưới đây cho biết độ mặn cao 
nhất tại ba bãi lầy ven biển A, B và C của địa phương H. Giả sử các điều kiện sinh 
thái khác của ba bãi lầy này là tương đồng nhau, không ảnh hưởng đến sức sống 
của các loài cây này và sự sai khác về độ mặn giữa các vị trí trong mỗi bãi lầy là 
không đáng kể. Các cây con của ba loài này khi trồng không thể sống được ở các 
dải độ mặn có tốc độ sinh trưởng bằng 0. 
 (Nguồn đề thi TN THPT năm 2022) 
Câu 1: Xét về ổ sinh thái độ mặn, giữa 2 loài nào có sự trùng lặp nhiều nhất? 
Giải thích? 
Câu 2: Địa phương H có kế hoạch trồng các loài cây (I), (II) và (III) để phục hồi 
rừng ngập mặn ở ba bãi lầy A, B và C. Dựa vào thông tin trong hình trên và bảng, 
 14 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_he_thong_bai_tap_t.pdf