Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí Lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung nhằm tối ưu tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học đang được đặt ra một cách bức thiết hiện nay. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã viết: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc...”
Trong chương trình THPT, Địa lí là một môn khoa học có kiến thức rộng, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về khoa học Địa lí, ngành nghề liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức Địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội.
Hiện nay, qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được học hỏi và cọ xát rất nhiều song như vậy chưa đủ mà giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, háo hức của học sinh đối với môn học. Qua các lần ứng dụng phương pháp khởi động trong tiến trình bài dạy, tôi thấy học sinh rất hứng khởi, tham gia nhiệt tình, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh được làm việc nhiều, được các đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao, chất lượng học tập bộ môn cũng không ngừng được nâng lên.
Chính vì điều đó, tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10” để nghiên cứu trong năm học 2021 – 2022. 2022 – 2023. Nhằm đánh giá được thực trạng việc học tập môn Địa lí 10 của học sinh ở trường THPT. Đề ra các giải pháp đổi mới trong việc giảng dạy hoạt động khởi động của tiết học để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức của học sinh và tạo hứng thú học tập trong mỗi tiết học.
pdf 54 trang Thanh Ngân 10/12/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí Lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí Lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí Lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức
 NĂM HỌC: 2022 – 2023 
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP 
 ------ 
 SÁNG KIẾN 
 ĐỀ TÀI: 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG THEO PHƯƠNG 
PHÁP DẠY HỌC MỚI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC 
 SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10. 
 Môn: Địa lí 
 Tác giả: Phạm Thị Mai Phương. 
 Tổ: Xã hội 
 Điện thoại: 0948555272. 
 2 
 2.2.6. Khởi động bằng sử dụng hình ảnh, đoạn clip, video23 
2.2.7. Khởi động bằng hình thức thảo luận có chủ đề25 
2.3. Tổ chức dạy thực nghiệm.28 
2.3.1. Quy trình thực nghiệm.28 
2.3.2. Kết quả học tập28 
2.3.3. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động 
khởi động trong các giờ học môn Địa lí lớp 10..29 
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ VỀ HIÊU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP.31 
3.1. Nội dung và phương pháp khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp 
3.1.1. Nội dung khảo sát31 
3.1.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá.31 
3.1.3. Đối tượng khảo sát32 
3.2. Kết quả khảo sát32 
PHÂN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..36 
1. Kết luận. ........................................................................................................... 36 
2. Kiến nghị. ......................................................................................................... 36 
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 37 
Phụ lục38 
 4 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 
 1. Lí do chọn đề tài. 
 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung 
nhằm tối ưu tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học đang được đặt ra một 
cách bức thiết hiện nay. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn 
bản toàn diện giáo dục đào tạo đã viết: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp 
dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận 
dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi 
nhớ máy móc...” 
 Trong chương trình THPT, Địa lí là một môn khoa học có kiến thức rộng, 
vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực 
khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về 
khoa học Địa lí, ngành nghề liên quan đến Địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức Địa 
lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ 
thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Môn học có vai trò 
quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, thái 
độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội. 
 Hiện nay, qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và tập huấn, sinh hoạt chuyên 
môn, giáo viên được học hỏi và cọ xát rất nhiều song như vậy chưa đủ mà giáo 
viên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực 
chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, háo hức của học sinh đối với môn 
học. Qua các lần ứng dụng phương pháp khởi động trong tiến trình bài dạy, tôi 
thấy học sinh rất hứng khởi, tham gia nhiệt tình, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh 
động, học sinh được làm việc nhiều, được các đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà 
trường đánh giá cao, chất lượng học tập bộ môn cũng không ngừng được nâng lên. 
 Chính vì điều đó, tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế các hoạt động khởi động 
theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy 
học Địa lí lớp 10” để nghiên cứu trong năm học 2021 – 2022. 2022 – 2023. Nhằm 
đánh giá được thực trạng việc học tập môn Địa lí 10 của học sinh ở trường THPT. Đề 
ra các giải pháp đổi mới trong việc giảng dạy hoạt động khởi động của tiết học để 
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức của học 
sinh và tạo hứng thú học tập trong mỗi tiết học. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về vấn đề khởi động bài học. 
 - Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về bài học, tạo hứng 
thú, kích thích tò mò của HS qua các bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. 
 - Thiết kế hoạt động khởi“ đông” trong chương trình Địa lí lớp 10 (sách Kết 
nối tri thức với cuộc sống). 
 1 
- Phạm vi về đối tượng khách thể khảo sát: 4 giáo viên giảng dạy tại lớp và 200 
học sinh tại trường THPT 
- Số lượng đối tượng khách thể phỏng vấn: 4 giáo viên, 200 học sinh. 
- Số lượng khách thể thực nghiệm: 2 lớp thực nghiệm, 2 lớp đối chứng. 
6. Phương pháp nghiên cứu: 
 Đề tài đã sử dụng các phương pháp: 
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: tìm hiểu các nội dung trong các tài liệu có 
liên quan đến nội dung của đề tài. 
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích nội dung sách giáo khoa Địa lí 10 
(Kết nối tri thức và cuộc sống) thành lập bảng số liệu thống kê, sơ đồ, biểu đồ. 
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, GV trực tiếp quan sát 
quá trình HS học tập tại lớp để tìm hiểu thái độ, hứng thú, tính tích cực, kĩ năng 
giải quyết vấn đề của HS để từ đó rút ra được ưu khuyết điểm mà phương pháp 
đang áp dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm ở các lớp 10D1, 
10D2 và đối chứng với lớp 10D3, 10D4 tại THPT Hà Huy Tập. 
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. 
- Khai thác có hiệu quả hoạt đông khởi động trong tiến trình dạy học góp phần 
làm phong phú thêm lí luận và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học địa 
lí. 
- Góp phần phát huy và phát triển các năng lực cho học sinh THPT khối 10, đem 
đến cho các em niềm yêu thích môn học. 
- Đề tài có tính ứng dụng cao ở tất cả các trường THPT. 
8. Những đóng góp mới của đề tài. 
 - Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các hoạt động dạy học, nhưng chủ yếu 
tập trung vào các phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hình thành kiến thức 
mới. Với đề tài này, tôi khẳng định lần đầu tiên được áp dụng tại trường THPT Hà 
Huy Tập. Vấn đề của đề tài nghiên cứu có thể không còn mới hoặc đã có nhiều tác 
giả khai thác, nhưng đây là vấn đề tâm huyết , trên cơ sở đã thực hiện và nhận thấy 
có hiệu quả trong năm học 2021 - 2022, tôi mạnh dạn đưa ra một số cách thức tổ 
chức hoạt động khởi độngtrong một số bài dạy Địa lí lớp 10 năm học 2022 - 2023, 
bao gồm: tổ chức các trò chơi; thông qua các phương tiện trực quan; xây dựng 
bài tập tình huống, phương pháp đóng vai. 
 - Đề tài đã phân tích được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt 
động khởi động bài học. 
 3 
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 
1.1. Quan niệm về hoạt động khởi động. 
 Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội 
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự
hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. 
 Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực 
hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần 
khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh 
và cả điều kiện của giáo viên. 
 Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá 
coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập 
cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó. 
1.2. Vai trò của hoạt động khởi động. 
 Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng 
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. 
 + Hoạt động khởi động có vai trò tạo tâm thế học tập cho học sinh. 
 Nói đến “tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý”- một khái niệm của khoa 
tâm lí học. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật... nào đó, để 
định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt 
động tiến hành có hiệu quả. Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa 
sự chi phối của nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm 
vi chú ý xác định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt động 
chiếm lĩnh đối tượng ấy. Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước 
khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các 
hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt 
động khác cũng vô cùng khó khăn. 
 Hoạt động khởi động dùỉ ch là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến 
thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho 
học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài 
dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn. 
 Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học 
sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy 
kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn 
tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích 
bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ 
 5 
 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 
 Tôi nhận thấy rằng, trong những năm học trước đây, người giáo viên dạy 
theo phương pháp truyền thống “Thầy đọc trò chép”. Cách vào bài chỉ giới thiệu 
mấy dòng chưa tạo niềm hứng thú và tâm thế học bài mới cho học sinh dẫn đến các 
em sẽ có thái độ nhàm chán trong giờ học. Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy 
và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, giáo viên phải kích thích năng lực 
tư duy sáng tạo của học sinh qua các bài học bằng các phương pháp mới. Đặc biệt 
là sử dụng hiệu quả hoạt động khởi động thì mới tạo hứng thú say mê trong học tập 
cho học sinh. 
2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Địa lí hiện 
nay ở trường THPT 
2.1.1. Thực trạng về phía giáo viên. 
 Từ thực tế bản thân tôi đã điều tra về việc sử dụng hoạt động khởi động 
trong dạy học đã mang lại kết quả sau: 
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sử dụng hoạt động khởi động trong dạy 
học. 
 Yếu tố Giáo viên Mức độ 
 Rất thường Thường Thỉnh Ít khi 
 xuyên xuyên thoảng 
 Số lượng 4 1 2 1 0 
 Tỉ lệ(%) 100 25 50 25 0 
 Biểu đồ 1: Nhận thức của giáo viên về sử dụng hoạt động khởi động 
 trong dạy học. 
 Rất thường 
 xuyên
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Ít khi
 Mức độ sử dụnghoạt động khởi động trong dạy học. Rất thường xuyên 
chiếm 25%, Thường xuyên 50%, Thỉnh thoảng 25%, 
 7 
 Từ thực tế bản thân tôi đã điều tra về việc nhận thức của học sinh về hoạt 
động khởi độngbài học đã mang lại kết quả sau: 
Bảng 2: Nhận thức của học sinh về hoạt động khởi động bài học. 
 Yêú tố Học sinh Mức độ 
 Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 
Số lượng 200 39 78 73 10 
Tỉ lệ(%) 100 19,5 39 36,5 5 
Biểu đồ 2: Nhận thức của học sinh về hoạt động khởi động trong dạy học. 
 Rất khả thi
 Khả thi
 Ít khả thi
 Không khả thi
 Mức độ nhận thức của học sinh về hoạt động khởi động trong dạy học. Rất 
khả thi chiếm 19,5%, Khả thi 39%, Ít khả thi 36,5%, Không khả thi 5%. 
 Có một thực trạng đáng buồn là có một số học sinh chưa nhận thức được hết 
tầm quan trọng của môn Địa lí và cho rằng đây là môn học phụ nên ít quan tâm, 
đầu tư thích đáng cho việc học. Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra thực sự thờ ơ, hờ 
hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, 
phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên. Hiện tượng học 
sinh không mặn mà trong việc học môn Địa lí đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo 
nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng. 
 Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với môn 
Địa lí khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn 
khô khan, chưa tạo được sự hứng thú để thu hút các em vào bài học, việc truyền thụ 
kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên 
càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn này hơn. 
2.2. Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng 
thú cho học trong chương trình Địa lí 10. 
2.2.1. Khởi động tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi nêu vấn đề. 
 Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể
nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Từ đó dẫn 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_cac_hoat_dong_khoi_dong_theo.pdf