Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi

Trong thời kì hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi góc nhìn của mọi ngành nghề. Việc đổi mới trong giáo dục không còn mới nhưng vẫn là một vấn đề có giá trị quan trọng, mang tính nóng và đáng lưu tâm. Xu hướng giáo dục chuyển từ lấy GV làm trung tâm sang thành HS làm trung tâm, từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận năng lực và phẩm chất người học. Vì vậy, việc thay đổi phương pháp dạy học là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Phương pháp dạy học như một điểm sáng để từ đó người học mở ra và soi rọi con đường chiếm lĩnh tri thức cho riêng mình. GV cần tìm tòi, khám phá và sử dụng sáng tạo những phương pháp dạy học mới, phù hợp để tạo hứng thú trong giờ học mang đến một tiết học hiệu quả cao, đáp ứng với mục đích, yêu cầu giáo dục hiện nay.
Ngữ Văn là một môn học quan trọng chiếm nhiều thời lượng trong chương trình dạy - học ở các nhà trường, là môn thi bắt buộc trong các kì thi định kì, học kì và thi THPTQG. Môn Ngữ văn không chỉ giúp các em hiểu được thế giới tự nhiên, đời sống xã hội xung quanh mình mà còn góp phần định hướng nhân cách, đạo đức, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho các em. Song thực tế đáng buồn hiện nay có một số HS không đánh giá đúng vai trò và mất hứng thú với bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường. Một trong những nguyên nhân đó là việc GV không còn thổi hồn và truyền cảm hứng cho học sinh, phương pháp dạy còn rập khuôn, nghèo nàn và chưa thực sự đổi mới. Bởi vậy, GV- người khơi gợi cho HS tiếp cận tri thức phải thổi bùng ngọn lửa yêu thích môn ngữ văn để các em có thể cảm thụ hết được cái hay, cái đẹp mà văn chương đem lại, lấp đầy những lỗ hổng trong cuộc sống vốn dĩ đang bị khô cằn, khi mà các em dần bị “mê hoặc” bởi các yếu tố tiêu cực khác đã ăn mòn và làm băng hoại trái tim, tâm hồn, trí tuệ con người.
Vì thế, phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện được xem là một trong những bước đi cần thiết nhằm đưa hoạt động giáo dục, dạy học đi vào quỹ đạo phát triển năng lực hiện nay. Hoạt động tranh luận sẽ giúp các em phát triển năng lực đó, mang đến một giờ học hay, hấp dẫn và sôi nổi, phát huy hết những khả năng tiềm tàng của người học- điều mà giáo dục hướng tới. Hoạt động tranh biện được ứng dụng trong tất cả các phần của môn ngữ văn: đọc hiểu văn bản, tập làm văn, tiếng việt. Không chỉ vậy, tranh luận còn là một hoạt động giao tiếp luôn được diễn ra trong cuộc sống đời thường. Bởi vậy, việc giúp các em hình thành, rèn luyện thường xuyên kĩ năng tranh biện và tư duy phản biện trong trường học là một điều thiết thực,tạo nên một sợi chỉ đỏ nối liền bục giảng với đời sống, gắn môi trường nhà trường với môi trường xã hội. Dạy học theo hình thức tranh luận là điều cần thiết trong việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi”. Với tư cách là một GV luôn trăn trở với nghề, tôi hi vọng đề tài của tôi sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực, đóng góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển trong việc dạy học môn ngữ văn mà trường hiện nay tôi công tác nói riêng và toàn ngành nói chung. Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi, chưa được cá nhân, tập thể và công trình giáo dục nào công bố trên các tài liệu, sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay.

2) Tính mới, đóng góp mới của đề tài
- Đề tài này sẽ giúp thầy, cô giáo có một số vận dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có một số kiến thức về hoạt động tranh luận. Trong đề tài sẽ có đề xuất một số biện pháp phù hợp như cách đặt các câu hỏi phù hợp, kích thích khả năng tranh biện của HS và đổi mới cách thức tranh biện. Từ đó, làm phong phú kinh nghiệm dạy học, xây dựng những giờ học hạnh phúc, bổ ích và thành công cho quý thầy, cô.
- Đề tài sẽ tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ học, hình thành khả năng tiếp cận tri thức một cách chủ động. Tạo nên một tiết học hấp dẫn, sôi nổi, phù hợp với mục đích giáo dục hiện nay.
- Việc rèn luyện kĩ năng tranh biện còn là một trong những yếu tố tạo nên chìa khóa vạn năng mở đường cho các em đến với cuộc sống vì tính ứng dụng thực tiễn cao của hoạt động này. Giúp các em có được những kiến thức cần thiết về tranh biện, tranh biện như thế nào cho đúng, cho thuyết phục người nghe, rèn luyện khả năng tư duy, tổng hợp, ứng xử linh hoạt trong từng trường hợp xảy ra trong cuộc sống thường nhật.

pdf 64 trang Thanh Ngân 02/12/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
“TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN 
BẰNG HOẠT ĐỘNG TRANH BIỆN Ở TRƯỜNG 
 THPT LÊ LỢI” 
 Lĩnh vực: Chuyên môn Ngữ văn 
 Tác giả: Thái Thị Hoa 
 Điện thoại: 0369653577 
 Năm học: 2022 - 2023 
 3) Thiết kế giáo án thực nghiệm (Phụ lục) ..................................................................... 24 
4) Đánh giá kết quả thực nghiệm. ................................................................................... 24 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 24 
I. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 24 
1) Quá trình nghiên cứu. .................................................................................................. 24 
2) Kết quả nghiên cứu. ..................................................................................................... 25 
3) Kết quả khảo sát trước và sau khi vận dụng............................................................... 26 
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................................................. 29 
1) Với các cấp quản lí giáo dục. ...................................................................................... 29 
2) Đối với các trường THPT ............................................................................................ 29 
3) Đối với giáo viên .......................................................................................................... 29 
4) Đối với học sinh ........................................................................................................... 29 
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1) Lí do chọn đề tài 
 Trong thời kì hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi 
góc nhìn của mọi ngành nghề. Việc đổi mới trong giáo dục không còn mới nhưng 
vẫn là một vấn đề có giá trị quan trọng, mang tính nóng và đáng lưu tâm. Xu 
hướng giáo dục chuyển từ lấy GV làm trung tâm sang thành HS làm trung tâm, từ 
tiếp cận tri thức sang tiếp cận năng lực và phẩm chất người học. Vì vậy, việc thay 
đổi phương pháp dạy học là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Phương pháp 
dạy học như một điểm sáng để từ đó người học mở ra và soi rọi con đường chiếm 
lĩnh tri thức cho riêng mình. GV cần tìm tòi, khám phá và sử dụng sáng tạo những 
phương pháp dạy học mới, phù hợp để tạo hứng thú trong giờ học mang đến một 
tiết học hiệu quả cao, đáp ứng với mục đích, yêu cầu giáo dục hiện nay. 
 Ngữ Văn là một môn học quan trọng chiếm nhiều thời lượng trong chương 
trình dạy - học ở các nhà trường, là môn thi bắt buộc trong các kì thi định kì, học kì 
và thi THPTQG. Môn Ngữ văn không chỉ giúp các em hiểu được thế giới tự nhiên, 
đời sống xã hội xung quanh mình mà còn góp phần định hướng nhân cách, đạo 
đức, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho các em. Song thực tế đáng buồn hiện nay 
có một số HS không đánh giá đúng vai trò và mất hứng thú với bộ môn Ngữ Văn 
trong nhà trường. Một trong những nguyên nhân đó là việc GV không còn thổi hồn 
và truyền cảm hứng cho học sinh, phương pháp dạy còn rập khuôn, nghèo nàn và 
chưa thực sự đổi mới. Bởi vậy, GV- người khơi gợi cho HS tiếp cận tri thức phải 
thổi bùng ngọn lửa yêu thích môn ngữ văn để các em có thể cảm thụ hết được cái 
hay, cái đẹp mà văn chương đem lại, lấp đầy những lỗ hổng trong cuộc sống vốn dĩ 
đang bị khô cằn, khi mà các em dần bị “mê hoặc” bởi các yếu tố tiêu cực khác đã 
ăn mòn và làm băng hoại trái tim, tâm hồn, trí tuệ con người. 
 Vì thế, phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện được xem là một 
trong những bước đi cần thiết nhằm đưa hoạt động giáo dục, dạy học đi vào quỹ 
đạo phát triển năng lực hiện nay. Hoạt động tranh luận sẽ giúp các em phát triển 
năng lực đó, mang đến một giờ học hay, hấp dẫn và sôi nổi, phát huy hết những 
khả năng tiềm tàng của người học- điều mà giáo dục hướng tới. Hoạt động tranh 
biện được ứng dụng trong tất cả các phần của môn ngữ văn: đọc hiểu văn bản, tập 
làm văn, tiếng việt. Không chỉ vậy, tranh luận còn là một hoạt động giao tiếp luôn 
được diễn ra trong cuộc sống đời thường. Bởi vậy, việc giúp các em hình thành, 
rèn luyện thường xuyên kĩ năng tranh biện và tư duy phản biện trong trường học 
là một điều thiết thực,tạo nên một sợi chỉ đỏ nối liền bục giảng với đời sống, gắn 
môi trường nhà trường với môi trường xã hội. Dạy học theo hình thức tranh luận là 
điều cần thiết trong việc đổi mới giáo dục hiện nay. 
 Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn 
bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi”. Với tư cách là một GV luôn 
 1 - Cơ sở của đề tài 
 - Biện pháp sử dụng hoạt động tranh biện trong giờ dạy học ngữ văn 
 - Triển khai thực hiện đề tài bằng thực nghiệm sư phạm 
 B. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 
 1) Cơ sở lý luận 
 1.1. Tổng quan về hoạt động tranh biện 
 1.1.1. Khái niệm của hoạt động tranh biện 
 - Tranh biện (debate) là một hình thức diễn thuyêt công khai. Nó có thể ở dạng 
tranh biện trực tiếp hoặc tranh biện giữa hai hoặc nhiều người về một chủ đề xác 
định tại một thời điểm cụ thể. 
 - Hiểu theo nghĩa hẹp, tranh biện là một trong những loại hình giao tiếp bằng 
lời. Những đặc điểm của tranh biện trong tương quan với các loại hình khác có thể 
được hiểu qua bảng sau: 
 Loại Phương 
 Mục đích 
 hình giao Ví dụ tiện chủ Đặc điểm nổi bật 
 chính 
 tiếp yếu 
 Buôn Mọi hình 
 Trao đổi 
 Đối thoại chuyện thức của lời Tự do, không hạn định 
 thông tin 
 điện thoại nói 
 Thống 
 Giả thuyết Cần người dẫn dắt 
 Thảo luận Cuộc họp nhất các ý 
 Cần chương trình định trước 
 kiến Kết luận 
 Các bài 
 Tìm 
 Tranh tranh luận Lập luận Chính xác cao độ 
 ra cái gì 
 luận trên tạp chí 
 đúng Kết luận Phân biệt rạch ròi đúng sai 
 khoa học 
 Các bút 
 Tranh Tìm ra ai Có một giải pháp “tối ưu” hơn các 
 chiến trên Lập luận 
 biện đúng giải pháp khác 
 báo 
 Nguồn: Nguyễn Thiên Minh – Cán bộ trung tâm Ứng dụng Việt ngữ học, ĐH 
Khoa học xã hội và Nhân văn,thienminh.vnu@gmail.com. 
 - Hiểu theo nghĩa rộng: tranh biện là quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu 
thập, phân tích xử lý thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để ra 
quyết định. Điều này quan trọng, vì quyết định và việc thực hiện các quyết định 
 3 1.1.3. Hình thức tổ chức hoạt động tranh biện 
 + Tổ chức tranh biện theo nhóm: Tranh biện theo nhóm là hình thức tổ chức 
cho học sinh học tập, trao đổi, phản biện theo từng nhóm, cùng giải quyết một 
nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó dưới sự điều khiển và tổ chức của giáo viên. Khi tổ 
chức tranh luận theo nhóm sẽ diễn ra đồng thời hai hoạt động: việc thảo luận giữa 
các thành viên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung và tranh luận giữa các nhóm 
với nhau. 
 + Tổ chức tranh biện giữa HS với HS: Đây là hình thức có khả năng phát 
huy tính tích cực, chủ động của từng HS trong học tập rất tốt, đáp ứng yêu cầu và 
nhiệm vụ dạy học hiện nay. Tranh luận cá nhân có thể giúp học sinh khám phá ra 
những giá trị tiềm ẩn của mình như khả năng hùng biện trước đám đông, khả năng 
tư duy logic hay khả năng tự chủ. 
 + Tổ chức tranh biện giữa giáo viên và học sinh: Trong quá trình dạy học sẽ 
xuất hiện các tình huống có vấn đề, GV sẽ nêu ra những luồng ý kiến khác nhau và 
cung cấp những tư liệu, căn cứ để cho HS có được những hiểu biết nhất định về 
chủ đề đó. Sau đó, giáo viên sẽ khích lệ tư duy của HS bằng cách đưa ngay ra ý 
kiến của bản thân mình. Từ đó, HS mới có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, nếu ý kiến 
đó khác với quan điểm của GV và tranh biện với GV. Có một điểm khác biệt rất 
quan trọng của hoạt động tranh biện với các hình thức giao tiếp khác đó là khi tiến 
hành tranh biện cần tách thành hai lập luận: ỦNG HỘ hoặc PHẢN ĐỐI. HS khi 
được phân công vào nhóm nào thì cần phải tuân thủ theo yêu cầu của nhóm. Vì vậy 
để giành chiến thắng trong tranh biện, HS cần phải tìm tòi, nghiên cứu đề kỹ để có 
những lập luận về vấn đề mình bảo vệ. 
 1.1.4. Vai trò của hoạt động tranh biện 
 Hoạt động tranh biện là một trong những phương pháp dạy học mới và có vai 
trò rất lớn với cả GV và HS trong quá trình học môn ngữ văn. 
 * Đối với giáo viên. 
 Tranh luận là một công cụ giảng dạy có thể khắc phục những hạn chế của 
PPDH truyền thống. Với PP tranh luận, HS thực sự là trung tâm của lớp học và 
phải chủ động chuẩn bị và tham gia hoạt động. Phương pháp tranh luận cũng góp 
phần làm phong phú phương pháp dạy học cho GV và giúp GV bắt kịp với xu 
hướng dạy học tích cực. Với những hiệu quả mà phương pháp đem lại, GV sẽ 
có thêm động lực để phấn đấu, tâm huyết với nghề nghiệp mình đã chọn. 
 * Đối với học sinh. 
 Tranh luận tạo hứng thú và động cơ học tập cho Học sinh. Quá trình chuẩn bị 
bài, HS sẽ không ngừng tìm tòi, phát hiện, trăn trở về những vấn đề đặt ra 
trong văn bản. Những thắc mắc ấy sẽ được HS chủ động trao đổi với các bạn trong 
lớp và với giáo viên để giải quyết. Khi tham gia vào hoạt động tranh luận do giáo 
 5 Việc sử dụng hoạt động 
 tranh biện trong giờ học 
 1 95% 5% 0% 
 ngữ văn có cần thiết 
 không? 
 Thường Không bao 
 Thỉnh thoảng 
 Thầy (cô) có thường xuyên giờ 
 xuyên tổ chức hoặc hướng 
 dẫn cho học sinh sử dụng 
 2 
 hoạt động tranh biện 2.9% 39.3% 57,8% 
 không? 
 Kiểm tra đánh Hình thành 
 Luyện tập 
 Thầy (cô) chọn hình thức giá kiến thức 
 nào để tổ chức dạy học sử 
 3 
 dụng hoạt động tranh 
 biện? 16,7% 27,7% 55,6% 
 Hoạt động 
 HS và HS GV và HS 
 Hình thức nào thầy (cô) theo nhóm 
 4 hay sử dụng để hoạt động 
 tranh biện? 28% 65.7% 6.3% 
 Không hứng 
 Rất hứng thú Hứng thú 
 Thái độ của HS khi hoạt thú 
 5 động tranh biện? 
 55% 28% 17% 
 Bảng 1.3. Kết quả điều tra năng lực học tập theo hoạt động tranh biện của 
học sinh trường THPT Lê Lợi 
 Tỉ lệ lựa chọn (%) 
 T
 Câu hỏi Rất quan Không quan 
 T Quan trọng 
 trọng trọng 
 1 Em đánh giá như thế nào 
 việc sử dụng hoạt động 
 tranh biện trong giờ học 91% 19% 0% 
 ngữ văn 
 Ngoài giờ học trên lớp em Thường Không bao 
 Thỉnh thoảng 
 đã giành bao nhiêu thời xuyên giờ 
 7 + Tuy nhiên, việc sử dụng hoạt động tranh biện trong giờ học cũng cần phải có 
sự đầu tư chỉn chu. GV cần phải tìm hiểu thật kĩ bài học, đưa ra những vấn đề có 
thể sử dụng được hoạt động tranh biện, phải có một quá trình để đưa ra những tình 
huống, những suy nghic có thể xảy ra để giúp học sinh nắm được cốt lõi của vấn 
đề, để hướng HS nhìn thấy trọng tâm của nó. Vì vậy, chỉ có 2,9% giáo viên sử 
dụng thường xuyên hoạt động tranh biện trong giờ học, còn lại chỉ thỉnh thoảng 
hoặc không bao giờ sử dụng hoạt động thiết thực này. 
 - Về phía HS 
 + Từ bảng khảo sát, có đến 91% HS nhận thức được sự quan trọng của hoạt 
động tranh biện, đây là một dấu hiệu chuyển biến tích cực trong tư duy của người 
học. Quả thật, trong những năm gần đây, qua quan sát của tôi ở các khối lớp khác 
nhau, qua các tiết học khác nhau, tôi nhận thấy, học sinh luôn có nhu cầu tranh 
biện để bảo vệ chính kiến của mình dù trong bất kì một vấn đề gì. Tranh biện là 
hoạt động khiến các em có thể động não, tư duy nhiều hơn, sử dụng vốn từ nhiều 
hơn. Điều này sẽ kích thích khả năng giao tiếp, khả năng nhìn nhận và giải quyết 
vấn đề. Ở trường THPT Lê Lợi, các em HS còn lập ra câu lạc bộ Lí Luận Trẻ dưới 
sự hỗ trợ của các thầy cô làm ban cố vấn. Hằng tuần, các em sẽ tổ chức những buổi 
tranh biện về những chủ đề khác nhau mang tính nóng, thiết thực và phù hợp. Tôi 
nhận ra hiệu ứng tích cực của câu lạc bộ được nhiều HS và GV quan tâm. 
 + Tuy nhiên, một vấn đế ở đây phần đông các em chỉ thỉnh thoảng tự ứng dụng 
và luyện tập hoạt động tranh biện ở nhà, hoạt động này còn diễn ra rất thụ động. 
Và chỉ có 40% HS muốn nâng cao kĩ năng sử dụng hoạt động tranh biện. Số lượng 
học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận lĩnh hội kiến thức qua việc sử 
dụng hoạt động tranh biện khá cao chiếm 54,7%, gặp khó khăn chiếm 35,43% 
 - Nguyên nhân của thực trạng. 
 + Do HS còn chưa hoàn toàn có khả năng tự học tại nhà, khả năng tiếp thu còn 
ở mức độ thụ động, đóng khung trong những kiến thức mà GV truyền thụ. 
 + HS vẫn còn có tư duy lối mòn cũ đó là cô giảng, trò chép. Bên cạnh đó, kĩ 
năng mềm để sử dụng hoạt động tranh biện còn kém. Học sinh còn ngại chủ động, 
mạnh dạn, kém tự tin khi bày tỏ quan điểm của mình, vẫn còn sợ sai bị giáo viên 
khiển trách, hoặc không phát hiện vấn đề phản biện. 
 + Trong giờ học, GV không tạo được không khí tự do dân chủ, đôi lúc còn phủ 
nhận chủ quan những ý kiến đóng góp của học sinh, không có sự khích lệ kịp thời 
khi học sinh đưa ra những ý kiến sáng tạo. Dần dà, học sinh bị mất đi khả năng làm 
chủ kiến thức, ngại bày tỏ ý kiến. 
 2.3. Đánh giá mức độ tạo hứng thú trong giờ học ngữ văn bằng hoạt động 
tranh biện trong giờ học ngữ văn tại trường THPT Lê Lợi 
 - Bảng khảo sát không chỉ phân tích tầm quan trọng mà còn đánh giá mức độ 
hứng thú của HS, 55% rất hứng thú, 28% hứng thú, 17% không hứng thú. Có thể 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_trong_gio_hoc_ngu_van_10.pdf