Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm

I. Tên đề tài

“Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.”

II. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, y học, kỹ thuật trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Tiểu học, THCS, THPT… việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh gặp khó khăn về nhiều mặt. Chính vì vậy, chương trình dạy học mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển, nhằm tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Đổi mới dạy học là một biện pháp then chốt, có tính đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật, phương pháp dạy học mới, tích cực giúp tạo sự hứng thú, tích cực và chủ động trong quá trình dạy và học. Mỗi phương pháp đều có những tác dụng, đặc điểm vận dụng khác nhau. Do vậy, người giáo viên cần phải lựa chọn, kết hợp nhiều phương pháp với nhau để phát huy hết tính tích cực, niềm say mê học tập và trinh phục kho tàng kiến thức của học sinh. Trong các hoạt động dạy học đó, hoạt động theo cặp, nhóm phù hợp với đặc thù của bộ môn Tiếng Anh.

Trong năm học 2020 - 2021, tôi đã từng áp dụng dạy học theo cặp, nhóm vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Hoạt động này rèn luyện cho học sinh hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân, cặp, nhóm, tương tác giữa các nhóm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Khuyến khích mọi học sinh tham gia vào các hoạt động của bài học, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và yêu thích với môn học.

III. Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy Tiếng Anh ở trường THCS , bản thân tôi thấy được hạn chế của học sinh trong việc học Tiếng Anh, từ khâu lĩnh hội từ mới, ngữ liệu mới cho đến việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ các em học. Để giúp các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó, đề tài “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Là sự kết hợp các phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm để xác định và đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS. Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những biện pháp cơ bản mấu chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép, tiến hành thực nghiệm, vận dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh để đi đến khẳng định tính đúng đắn của những biện pháp đó.

docx 20 trang Thanh Ngân 19/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
 UBND HUYỆN BA VÌ
 PHÒNG GD VÀ ĐT BA VÌ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học 
 Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.”
 Lĩnh vực/Môn: Tiếng Anh 
 Cấp học: THCS 
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Duyên 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Hòa 
 Chức vụ: Giáo viên
 Năm học 2020 – 2021 các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó, đề tài “Tạo hứng thú, 
phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng 
hoạt động cặp, nhóm.” Là sự kết hợp các phương pháp quan sát, nghiên cứu sản 
phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm để xác định và đề xuất những biện 
pháp, thủ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở trường 
THCS. Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những biện pháp cơ bản mấu 
chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép, tiến hành thực nghiệm, vận dụng 
phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh để đi đến khẳng định tính 
đúng đắn của những biện pháp đó. 
IV. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu 
Với đối tượng là học sinh THCS – khối lớp 8. Đa số các em thích học tiếng Anh, bên 
cạnh đó phụ huynh cũng nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn tiếng anh nên đã 
đầu tư cho con đi học thêm để trau rồi thêm kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, kết quả 
của môn học chưa có được kết quả như mong muốn, phạm vi tôi tập trung nghiên cứu 
và áp dụng là học sinh THCS, lớp 8A, 8B theo phương pháp thực nghiệm đối chứng. 
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021. Dưới đây là kết quả học tập đầu học kỳ 
I của học sinh khối lớp 8 năm học 2020 – 2021
 Lớp Số hs Số hs được kiểm Điểm 9, 10 Điểm trên 5
 được tra
 kiểm SL % SL % SL %
 tra
 8A 32 5 15,6 12 37,5 20 62,5
 8B 32 6 18,8 13 40,6 13 59,4
V. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 
1. Đối với giáo viên 
Để học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có hiệu quả giáo viên - người tổ chức, điều 
khiển hoạt động cần làm tốt những yêu cầu sau: 
+ Chỉ dẫn bài tập hay nêu ra nhiệm vụ, yêu cầu phải thật rõ ràng 
+ Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần có sự theo dõi, bao quát chung. 
Không ngắt lời khi học sinh đang luyện tập, đi quanh lớp lắng nghe và hỗ trợ kịp thời B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận 
Với định hướng lấy người học làm trung tâm, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy 
thường phức tạp hơn việc xây dựng các mục tiêu giảng dạy rất nhiều. Thông thường, 
giáo viên có thể tiến hành công việc này theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, 
giáo viên cần tìm kinh nghiệm của người học và các phương pháp học tập mà họ ưa 
thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, giáo viên có thể lựa chọn 
phương pháp giảng dạy phù hợp. Ở giai đoạn thứ hai, giáo viên cần thu hút sự tham 
gia tích cực của học sinh vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập của họ. 
Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ, tham 
gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và 
sáng tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập trong các giờ học nói chung và trong 
giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên 
chú ý trong việc thiết kế chương trình, nội dung của bài giảng. Hai hình thức tổ chức 
lớp học phổ biến là làm việc theo cặp (Pairwork) và làm việc theo nhóm (Groupwork) 
để làm cho giờ học thêm sôi nổi, học sinh hứng thú với bài học, học sinh tự do sáng 
tạo, thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua các yêu cầu của hoạt động, học sinh 
cũng có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về bất kì một lĩnh vực với bạn học đồng 
thời cũng học được những cái hay từ bạn học của mình. Thông qua những hoạt động 
cặp, nhóm, những áp lực trong học tập được giảm xuống. 
II. Cơ sở thực tiễn 
Thế giới ngày nay là thế giới mở với xu thế toàn cầu, vì vậy nền giáo dục cũng cần tạo 
ra những công dân toàn cầu, có những kĩ năng và kiến thức mở mang tính toàn cầu, có 
thể sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. 
Học - đặc biệt là học ngoại ngữ - chủ yếu là vấn đề giao tiếp liên nhân (giữa người với 
người). Ngoài những nỗ lực cố gắng của từng cá nhân ra thì hình thức tổ chức lớp học 
cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hai hình thức tổ chức lớp học được cho là có lợi 
nhất cho dạy học ngoại ngữ là hoạt động theo cặp và theo nhóm. 
Cần phải hiểu rằng hoạt động cặp nhóm không phải là phương pháp giảng dạy mà là 
các cách thức tổ chức lớp học. Trong hoạt động theo cặp, giáo viên chia lớp học ra 
làm các cặp. Mỗi học sinh làm việc với một người bạn của mình và tất cả các cặp học sinh yếu, kém tham gia vào hoạt động thì giáo viên phải khai thác từ học sinh khá 
giỏi, phân cặp, nhóm có cả hai đối tượng trên. 
Dưới đây là bảng thống kê kết quả đầu năm học (kiểm tra việc nắm được nội 
dung bài học)
 Lớp Số hs Số hs được kiểm Điểm 9, 10 Điểm trên 5
 được tra
 kiểm SL % SL % SL %
 tra
 8A 32 5 15,6 12 37,5 20 62,5
 8B 32 6 18,8 13 40,6 13 59,4
IV. Cách thức tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm 
1. Tổ chức cặp - nhóm 
Tổ chức cặp nhóm như thế nào cho hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm. 
Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau: 
+ Theo cặp, nhóm bạn bè. Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi 
làm việc trong các cặp và nhóm. Có hai cách thành lập cặp và nhóm. Thứ nhất là để 
các học sinh tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách làm thứ nhất gặp khó 
khăn, giáo viên có thể chọn cách thứ hai là yêu cầu học sinh viết tên các bạn theo cặp 
hoặc nhóm, trên cơ sở đó giáo viên sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm cho luyện tập. 
+ Theo khả năng của học sinh. Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ học 
sinh. Thứ nhất là tổ chức cặp, nhóm hỗn hợp giữa học viên khá, giỏi với học sinh kém 
hơn. Hình thức này tạo điều kiện cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. 
Cách thứ hai là tổ chức các cặp, nhóm học sinh có cùng trình độ. Hình thức này có ưu 
điểm là giáo viên có thể giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ từng loại học 
sinh, mặt khác giáo viên có điều kiện giúp đỡ học sinh kém hơn. 
+ Tổ chức cặp, nhóm ngẫu nhiên. Giáo viên có thể tổ chức cặp, nhóm một cách ngẫu 
nhiên, không theo một quy định cụ thể nào. Ví dụ: tổ chức cặp, nhóm theo chỗ ngồi 
như các học sinh ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi 
xa nhau, theo tháng sinh trong năm, theo màu sắc của áo các học sinh đang mặc, theo 
cùng hoặc khác nhau về quốc tịch, giới tính, 
 Học sinh hoạt động theo nhóm, trình bài của nhóm trước lớp.
3. Một số vấn đề thường gặp trong việc tổ chức hoạt động cặp - nhóm và cách 
khắc phục 
Hoạt động theo cặp nhóm có nhiều lợi thế, nhưng nếu hai hoạt động này không được 
tổ chức một cách phù hợp thì chúng rất dễ phản tác dụng và trong trường hợp này, 
thay vì lớp học được tổ chức theo hình thức hoạt động chung, nó sẽ trở thành một cái 
“chợ vỡ” vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Gặp trường hợp này, cách khắc 
phục là giáo viên phải đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo tất cả học sinh đều 
hiểu và có thể tiến hành hoạt động sau khi nghe hướng dẫn. Chủ đề thảo luận cũng 
ảnh hưởng đến hứng thú của học sinh nên giáo viên cũng cần lựa chọn những chủ đề 
thảo luận thú vị, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, lôi cuốn tất cả học sinh 
đều tích cực tham gia. Hơn nữa, giáo viên cũng cần phân biệt tính chất “tiếng ồn” 
được tạo ra bởi hoạt động cặp – nhóm. Nếu tiếng ồn là do kết quả thảo luận của học 
sinh tạo nên thì đó được gọi là thứ âm thanh tốt “good noise” và không nên cố gắng để 
làm giảm mà chỉ nên nhắc để học sinh điều chỉnh. 
Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động cặp – nhóm là học sinh 
có thể mắc quá nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, giáo viên 
cũng có thể khắc phục bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành 
hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. 
Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu 
thấy cần thiết. Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc theo từng kĩ 
năng. Ví dụ, nếu đó là giờ nói, giáo viên nên hạn chế tối đa việc chữa lỗi, đặc biệt là 
những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói trong trường hợp học sinh không dám nói 
vì sợ sai. 5. Các hình thức luyện tập theo nhóm 
Tùy thuộc vào từng hoạt động trong bài học mà giáo viên có thể sử dụng một số hình 
thức hoạt động theo nhóm như sau: 
a. Chain game: 
Đối với hoạt động nhóm này, tôi đã áp dụng rất nhiều vào các tiết dạy trong chương 
trình Tiếng Anh 8 Unit 1 A closer look 2. 
Ví dụ: English 8 unit1 A closer look 2 
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, nêu yêu cầu của hoạt động, đặt thời gian cụ thể để 
các nhóm thực hành: 
Student 1: I enjoy doing the housework. 
Student 2: I enjoy doing the housework and watching TV. 
Student 3: I enjoy doing the housework, watching TV and listening to mucis. 
b. Mindmap: 
Với hoạt động này học sinh làm việc ở lớp hoặc ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên. Giáo viên nêu chủ đề, giao nhiệm vụ của từng nhóm và cho thời gian cụ thể để 
các nhóm hoàn thành. Sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe 
và bổ sung nếu thấy cần thiết hoặc đặt thêm câu hỏi. Hoạt động này áp dụng đối với 
học sinh khối 8 và 9 sẽ dễ dàng hơn còn học sinh khối 6 và 7 giáo viên phải hướng 
dẫn cặn kẽ và chi tiết hơn. 
Ví dụ: Tiếng Anh 8 hoặc 9 kiểu bài phù hợp là Getting started, A closer look 2, Skills 
1 và Looking back and project. thầm cho các thành viên còn lại cho tới người cuối cùng, sau đó lên viết từ mà nghe 
được, đọc to lên. Cuối cùng giáo viên kiểm tra và đưa ra đáp án đúng. 
Ví dụ: English 8 unit 1, 2, 3 and 4 A closer look 1 Pronunciation 
d. Building beehives:
V. Một vài ví dụ minh họa 
1. Tiếng Anh 8 Unit 5 Festivals in Viet Nam skills 1 and skills 2 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiếp cận nội dung bài học thông qua tranh, chia 
nhóm để học sinh hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm trong Tiếng Anh 8 Unit 5 Festivals in Việt Nam
Học sinh làm việc theo nhóm trong Tiếng Anh 8 Unit 4 Our customs and traditions Giáo viên trước hết phải có lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về chuyên môn. Vì vậy, 
các thầy cô cần phải dạy học trò không chỉ bằng cả trái tim mà cả khối óc. Dạy bằng 
trái tim là để truyền sự dung cảm. Dạy bằng khối óc là để truyền đạt tri thức. 
Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môn tiếng Anh đối với cuộc sống 
thực tại và tương lai ở thời đại công nghệ 4.0. 
Khi dạy học các thầy cô không nên quá cứng nhắc về phương pháp mà phải có sự linh 
hoạt trong giờ dạy. Để học sinh thực sự nhập cuộc vào bài học, chủ động trong lối suy 
nghĩ và cách nghĩ.
Học sinh nắm bắt bài nhanh hơn, học sinh trau rồi kiến thức tự học và chia sẻ với bạn 
học cùng cặp, nhóm. Và giờ học không quá nặng nề và căng thẳng. Sau một thời gian áp dụng phương pháp dạy học theo cặp, nhóm, đối với học sinh 
khối lớp 8, kết quả đạt được rất khả quan, phát huy tích tích cực và tự giác của học 
sinh. Học sinh thích thú với môn học, tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học, hoàn 
thành tốt nhiệm vụ được giao, chuẩn bị bài trước khi đến lớp cẩn thận hơn, tích cực 
làm bài tập về nhà. Trong giờ học, cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, 
vui vẻ, hoàn thành mục tiêu của bài học.
II. Khuyến nghị 
Để việc ứng dụng hình thức dạy học theo nhóm cặp được hiệu quả cao hơn trong việc 
dạy và học tiếng anh, tôi có một số đề xuất và khuyến nghị như sau: 
+ Triển khai các chuyên đề ở các môn học trong đợt bồi dưỡng hè của giáo viên. 
+ Khuyến khích giáo viên sử dụng hoạt động khác nhau trong dạy học. 
Trên đây là một số những kinh nghiệm đã được vận dụng trong năm học 2020- 2021 
của tôi. Tuy chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, song tôi cũng mạnh dạn trình bày để các 
đồng chí tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không tránh khỏi 
những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng 
chí trong hội đồng khoa học nhà trường, các động nghiệp để sáng kiến trên được hoàn 
thiện và đạt được hiệu quả hơn trong những năm học tới. 
Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự viêt, không sao chép của người khác.
 Người viết 
 Nguyễn Thị Duyên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_phat_huy_tinh_tich_cuc_va.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ họ.pdf